Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

1: CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP, VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


1.Xã hội học: là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. (Lê Ngọc Hùng, 2008)
2.Chức năng của xã hội học:
a. chức năng nhận thức:
- xã hội học cung cấp một hệ thống bao gồm các khái niệm, lý thuyết, các phương pháp tiếp cận cũng như các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học góp phần nắm bắt quan hệ con người – xã hội.
- nghiên cứu xã hội học giúp các nhà quản lý xác định nguyên nhân, lý giải động cơ của những hành động xã hội cũng như các biến đổi xã hội
- Nghiên cứu xã hội học là cơ sở tin cậy cho các quyết định quản lý
b. Chức năng thực tiến
XHH chỉ ra các mối tương tác xã hội giữa các cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với nhóm và cộng đồng xã hội trong đời sống hàng ngày để làm cơ sở cho các cá nhân điều chỉnh hành vi của mình và xã hội có các căn cứ để đề ra các giải pháp quản lý nhằm tối thiểu hóa các xung đột xã hội.
Trong chức năng thực tiễn, có 4 chức năng cấu thành:
- Chức năng cầu nối: Giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh với quần chúng nhân dân, thị trường
- Chức năng dự báo khoa học: Từ kết quả nghiên cứu, phân tích có thể đưa ra các dự báo các quá trình xã hội.
- Chức năng đưa ra các kiến nghị đề xuất: Nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình quản lý.
- Chức năng đánh giá: XHH được coi là “công cụ” để đánh giá hiệu quả công tác công tác quản lý, từ đó hoàn thiện công nghệ quản lý
c. Chức năng giáo dục:
- XHH phát triển tư duy khoa học, bồi bổ, rèn luyện kỹ năng cho các nhà lãnh đạo quản lý
- XHH góp phần tác động đến tư tưởng quần chúng, cảnh báo quần chúng những điều nên làm hay không nên làm; giúp cho con người nhận thức đầy đủ hơn về vai trò vị trí cũng như sức mạnh của sự sáng tạo, từ đó có thái độ và tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học:
a - Phân tích tài liệu: Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoạch rút ra từ những nguồn tài liệu những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
b- Phát vấn: (trưng cầu ý kiến): Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp trực tiếp bằng lời (phỏng vấn) hoặc gián tiếp bằng câu hỏi (phương pháp anket) hoặc bằng sự kết hợp của cả hai phương pháp đó.
• Phỏng vấn: Hỏi đáp đối tượng, sau đó ghi vào phiếu.
• An két: Điều tra bằng bảng hỏi. Có chung một câu hỏi cho tất cả người những người nằm trong mẫu điều tra. Thường không tiếp xúc trực tiếp mà thông qua đội ngũ cộng tác viên.
c- Quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp và ghi chép lại các nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên cứu. Quan sát phải đảm báo: Tính mục hệ thống, mục đích, kế hoạch.
4. Vai trò của xã hội học trong biến đổi xã hội ở Việt Nam:
a. Biến đổi xã hội: được hiểu là sự biến đổi về cấu trúc (cơ cầu) của một hệ thống xã hội; là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.
b. Biến đổi xã hội ở Việt Nam mang tính quy luật và diến ra trong thời kỳ quá độ được coi là sự chuyển đổi đa chiều.
- Hiện nay, cách mạng 4.0
- Nghị quyết 23 ngày 22/3/năm 2018 của Bộ chính trị về định hướng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Con đường CNH và HĐH sẽ đem lại những biển đổi mạnh mẽ về xã hội.
+ Biển đổi về cấu trúc xã hội
+ Biển đổi về dân số, gia đình
+ Biến đổi về phương thức giao tiếp tương tác và không gian sinh hoạt cộng đồng
+ Biến đổi về phương thức lãnh đạo quản lý và chính sách.
c. Vai trò của xã hội học trong biến đổi xã hội ở Việt Nam:
- Vai trò cầu nối: Giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh với quần chúng nhân dân, thị trường.
- Vai trò thông tin khoa học, dự báo: Từ kết quả nghiên cứu, phân tích có thể đưa ra các dự báo các quá trình xã hội -> đưa chính sách phù hợp
- Vai trò đưa ra các kiến nghị đề xuất: Nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình quản lý.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

8 câu chuyện ngắn thâm thúy về cuộc đời


Cuộc sống cần những câu chuyện nhỏ để giúp bạn có được kinh nghiệm sống quý báu, hay ít ra nó cũng có thể giúp các bạn có được chút niềm vui trong những bộn bề này.

1. Mark Twain và người phụ nữ kiêu ngạo
Trong một bữa tiệc, Mark Twain ngồi đối diện với một người phụ nữ. Theo lẽ lịch sự, ông đã nói với người này: “Cô thật là xinh đẹp!”.
Người phụ nữ đó lại không hề cảm kích, mà còn cao ngạo nói: “Rất tiếc là tôi không có cách nào để nói lời khen tương tự như thế với ông!”.
Mark Twain rất bình thản, nói: “Không sao cả, cô có thể giống như tôi vậy, nói một lời nói dối là được rồi”.
Người phụ nữ nghe xong, xấu hổ quá, phải cúi gầm mặt xuống mà không nói được lời nào.
Gợi ý nhỏ:
Tảng đá mà bạn ném ra, người bị nó làm cho vấp té sẽ luôn luôn là chính bản thân bạn;
Bạn nói lời cay nghiệt, sau cùng cũng sẽ tự mình rước lấy nhục nhã mà thôi.
2. Chuột sa hũ gạo
Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được.
Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo.
Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.
Gợi ý nhỏ:
Cuộc đời của chúng ta xem như rất yên bình nhưng thật ra khắp nơi đều đầy rẫy nguy cơ, cần phải giữ cho mình quan niệm sống ổn định, từ đó mà biết cân nhắc đến an nguy.
3. Con thỏ câu cá bằng cà rốt
Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả.
Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi.
Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: “Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi”.
Gợi ý nhỏ:
Những gì bạn cho đi đều là những gì bạn muốn cho, chứ nó không nhất định là những gì mà đối phương muốn; thế nên điều bạn cho đi ấy trong con mắt người ta căn bản vốn không có giá trị gì cả. Hãy biết cân nhắc đến người khác để giá trị cuộc sống của bạn thêm ý nghĩa.
4. Bệnh nhân ung thư “tưởng rằng” cuộc phẫu thuật đã thành công
8 câu chuyện ngắn thâm thúy về cuộc đời
Ảnh minh họa
Tôi có một người bạn là bác sĩ. Một lần anh làm phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, sau khi mổ ra mới phát hiện chỗ bị viêm cắt bỏ không được, anh đành phải may lại, rồi đi giải thích tình huống với bệnh nhân. Bệnh nhân đó đến từ vùng quê, nghe không hiểu thuật ngữ y khoa, thế nên nghe xong thì vững tin rằng phẫu thuật xong rồi thì bệnh sẽ khỏi.
Bác sĩ không còn cách nào khác, đành phải để ông xuất viện.
Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất.
Gợi ý nhỏ:
Tâm thái vui vẻ lạc quan chính là phương thức phẫu thuật tốt nhất vậy.
5. Nhân duyên vợ chồng
Năm đó, anh đang ngồi đợi bạn trong quán cà phê. Một người con gái bước đến hỏi: “Anh có phải là người mà dì Vương giới thiệu đến để xem mắt hay không?”.
Anh ngẩng đầu lên nhìn cô một cái, bất chợt phát hiện đây chính là mẫu người mình thích, lòng nghĩ thầm sao không “lỡ nhầm rồi đã nhầm cho trót luôn”, thế là vội vàng đáp: “Đúng vậy, mời ngồi”.
Ngày kết hôn, anh liền đem sự thật này nói với vợ, người vợ cười cười một cái, nói: “Em cũng không phải là đến xem mắt, chỉ là mượn cớ để bắt chuyện với anh thôi……”
Gợi ý nhỏ:
Khi cơ duyên đã đến rồi, thì đừng nên do dự mà hãy nắm chặt lấy nó.
6. Hoa khôi lớp xấu xí
Các sinh viên nữ công khai bỏ phiếu bầu chọn hoa khôi của lớp, Tiểu Mai là người có dung mạo bình thường nhưng cô đa đứng ra nói mọi người rằng: “Nếu như tôi được chọn, qua vài năm sau, các chị em ngồi ở đây có thể tự hào mà nói với chồng của mình rằng, ‘hồi em học đại học, em còn xinh đẹp hơn cả hoa khôi trong lớp cơ đấy!’”.
Kết quả là cô ấy đã được bầu chọn với số phiếu gần như tuyệt đối.
Gợi ý nhỏ:
Thuyết phục người khác ủng hộ bạn, không nhất định là phải chứng minh rằng bạn xuất sắc hơn người khác như thế nào, mà là cần để cho người ta biết được rằng nhờ có bạn mà họ mới trở nên ưu tú hơn và có nhiều thành tựu hơn.
7. Ông lão vứt bỏ đôi giày
8 câu chuyện ngắn thâm thúy về cuộc đời
Ảnh minh họa
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.
Gợi ý nhỏ:
Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.
8. Hai con hổ số phận khác nhau
Có hai con hổ, một con ở trong chuồng, một con nơi hoang dã.
Hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh của bản thân mình không tốt, đôi bên đều ngưỡng mộ đối phương, thế là chúng quyết định thay đổi thân phận với nhau. Lúc mới bắt đầu, cả hai đều vô cùng vui vẻ, nhưng không lâu sau đó, hai con hổ đều chết cả: một con vì đói mà chết, một con u sầu mà chết.
Gợi ý nhỏ:
Có những lúc, mọi người nhắm mắt làm ngơ đối với hạnh phúc của chính bản thân mình, để rồi luôn để mắt đến hạnh phúc của những người khác. Thật ra, những gì mà bạn đang có chính là những điều mà người khác phải ngưỡng vọng.
Cuộc đời là thế, nhiều chuyện xảy ra theo cách không thể ngờ tới, hy vọng sau khi đọc những câu chuyện này, mọi lúc mọi nơi ai cũng có thể tự nhắc nhở bạn thân mình vậy.
(Theo Tiểu Thiện/ cmoney)

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

HỒI KẾT CHO CÂU CHUYỆN RÁC Ở HƯƠNG KHÊ


1. Thực trạng rác thải trên địa bàn huyện
 Thời gian qua, KT-XH có bước phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, theo đó lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều nhưng chưa được thu gom xử lý theo quy định, nhất là từ năm 2017 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn huyện chưa có khu xử lý tập trung theo quy định. Vì vậy, nếu không kịp thời xây dựng Khu xử lý rác thải tập trung thì tình trạng ô nhiễm sẽ rất trầm trọng; ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân và môi trường. Do đó, việc xây dựng Khu xử lý rác thải tập trung là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cả hệ thống chính trị trên địa bàn. 
Trước yêu cầu của thực tiễn trên, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 444-QĐ/HU ngày 22/01/2018 về thành lập Ban chỉ đạo, ban hành Chỉ thị số 32-CT/HU ngày 02/3/2018 về tăng cường lãnh đạo, thực hiện dự án khu xử lý rác thải tập trung trên địa bàn huyện; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng hồ sơ thủ tục; tổ chức tuyên truyền, vận động để triển khai dự án; đồng thời, chỉ đạo bổ sung ngân sách của huyện để hợp đồng với các nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn trong, ngoài tỉnh thực hiện các giải pháp tạm thời thu gom, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh, môi trường, nhất là thu gom xử lý rác trên địa bàn thị trấn huyện. 
Đến nay, cơ bản đã xong các hồ sơ, thủ tục để chuẩn bị khởi công khu xử lý rác tập trung.
2. Quá trình lựa chọn vị trí, tiếp thu ý kiến đề xuất và điều chỉnh các nội dung. 
Sau khi tiến hành khảo sát, UBND huyện đã đề xuất và được các Sở, ngành chuyên môn cấp tỉnh kiểm tra, thẩm định, UBND tỉnh thống nhất phê duyệt quy hoạch, xây dựng dự án Khu xử lý rác thải tập trung của huyện bằng công nghệ Lò đốt tại vùng Khe Nác, xã Gia Phố và điểm tập kết rác sinh hoạt tạm thời tại lô 166, khoảnh 6, tiểu khu 208, đất do Công ty TNHH MTV cao su Hương Khê quản lý, sử dụng thuộc địa bàn hành chính xã Hương Thủy 
 Tuy vậy, trong quá trình triển khai dự án, UBND huyện đã nhận được đơn đề nghị của một số công dân 2 xã Hương Thủy và Gia Phố đề nghị xem xét chuyển địa điểm về vùng Trọ Hươu, Trao Tráo. UBND huyện đã xem xét và trình tỉnh xem xét; UBND tỉnh đã giao các sở, ban ngành cấp tỉnh kiểm tra thực địa, đối chiếu các quy định của Nhà nước; phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế của từng vị trí và  UBND tỉnh đã quyết định không cho điều chỉnh sang khu vực Trọ Hươu, Trao Tráo (vẫn giữ nguyên vị trí Khu xử lý rác tập trung của huyện tại vùng Khe Nác, xã Gia Phố).

 - Về việc đề nghị chuyển vị trí xây dựng Khu xử lý rác tập trung tại vùng Khe Nác sang vị trí mới tại Khoảnh 6, Tiểu khu 208 (nằm giữa vùng Khe Nác và vùng Trọ Hươu, Trao Tráo). 
  Trước nhiều ý kiến đề xuất của nhiều người dân tiếp tục đề nghị xem xét cho chuyển sang vị trí tại Khoảnh 6, Tiểu khu 208 (nằm giữa vùng Khe Nác và vùng Trọ Hươu, Trao Tráo). UBND tỉnh chỉ đạo các sở ban, ngành đi kiểm tra thực địa; đối chiếu với các quy định của Nhà nước đã có Văn bản số 1298/UBND-XXD1 ngày 18/3/2018 thống nhất cho phép điều chỉnh vị trí xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tập trung huyện sang vị trí mới tại Khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy.
Yêu cầu UBND huyện khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục tiếp theo để triển khai thực hiện; phấn đấu hoàn thành việc xây dựng Khu xử lý rác thải tập trung và đưa vào sử dụng trong năm 2018. 
3. Về xây dựng bãi tập kết rác tạm thời: 
Trong quá trình tuyên truyền triển khai thực hiện dự án nhiều người dân đề nghị không làm bãi rác tạm nữa, mà triển khai xây dựng khu xử lý rác luôn. Về nội dung này, UBND huyện đã xin ý kiến của Tỉnh và thống nhất không xây dựng bãi rác tạm nữa. Như vậy, chỉ xây dựng khu xử lý rác tập trung (nội dung cụ thể của dự án sẽ được trình bày ở mục sau). 
4. Công tác hoàn thiện các thủ tục đầu tư:
- Ngày 08/8/2017, UBND tỉnh có Văn bản số 4958/UBND-XD1 đồng ý bổ sung quy hoạch tại vùng Khe Nác, xã Gia Phố vào vùng quy hoạch khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh;
- Ngày 10/10/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2908/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của huyện bằng công nghệ lò đốt; 
- Ngày 31/10/2017, UBND tỉnh Quyết định số 3216/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình khu xử lý rác thải bằng công nghệ lò đố.
-  UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện tại Khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy và Quyết định số 2205/QĐ-UBND ngày 25/7/2018 về việc Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công-dự toán xây dựng công trình. 
Ngày 20/7/2018 UBND Tỉnh đã có Quyết định số 2182/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện tại Khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy. Đây là văn bản quan trọng về việc đồng ý với kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án. 
UBND huyện đang tập trung hoàn thiện các thủ tục đầu tư như: Hoàn thành phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng; Phê duyệt kế hoạch, lựa chọn nhà thầu thi công...
5. Phạm vi, quy mô đầu tư của Dự án: 
5.1. Phạm vi của Dự án: Xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tại xã Hương Thủy, huyện Hương Khê với tổng diện tích 14.143 m2, tổng mức đầu tư 23,3 tỷ đồng; bao gồm các hạng mục như sau:
- Khu xây dựng công trình (gồm các hạng mục nhà trực, trạm cân, nhà điều hành, nhà phân loại và đặt lò đốt, khu vực xử lý nước thải, bể nước, bơm nước, trạm biến áp, hàng rào bao quanh...) với diện tích 1.648 m2;
- Khu chôn lấp tro xỉ: 1.800 m2;
- Đất giao thông (sân bê tông và đường giao thông): 2.988 m2;
- Đất cây xanh: 3.325 m2.
- Đất mái taluy: 921 m2;
- Đất phục vụ các hạng mục phụ trợ khác (hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, sân đường nội bộ, hệ thống cây xanh...): 3.461 m2
- Đường hoàn trả dài 326,5 m (Điểm đầu: phía Đông của dự án, Điểm cuối: phía Tây của dự án).
5.2. Quy mô của Dự án: 
- Lò đốt SANKYO GF 1500 với công suất 1,0 tấn/giờ.
- Hố chôn lấp tro xỉ gồm 04 ngăn chôn lấp với tổng diện tích 1.800 m2; thời gian sử dụng 15 năm.
6. Về các công trình xử lý môi trường của Khu xử lý chất thải rắn:
Các công trình xử lý môi trường của Khu xử lý chất thải rắn của huyện gồm: Hệ thống xử lý khí thải lò đốt SANKYO GF 1500, hệ thống xử lý nước thải, hố chôn lấp tro xỉ. Cụ thể:
 6.1- Hồ xử lý nước thải: 
Hồ xử lý nước rỉ rác với diện tích 308m2, có kết cấu thành xây đá hộc, đáy hồ bằng bê tông mác 200; được xây thành 03 ngăn có nắp đậy, có hệ thống lắng, lọc không cho nước mưa chảy vào. 
- Nước rỉ rác từ hồ xử lý sau khi lắng, lọc, khử trùng và được cơ quan có thẩm quyền phân tích, đánh giá đảm bảo chất lượng nước thải không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và sẽ được tái sử dụng trở lại qua hệ thống máy bơm tự động để phục vụ tưới cho hệ thống cây xanh trong khuôn viên khu xử lý và sử dụng để làm nguội tro xỉ trước khi đưa vào chôn lấp; tuyệt đối không có nước rỉ rác thải ra môi trường; hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường và nguồn nước sinh hoạt của nhân dân và nguồn nước tại Khe Nác, xã Gia Phố; Đập Làng, xã Hương Thủy như một số người dân lo ngại.
- Nước mưa chảy tràn khu vực dự án được thu gom bằng hệ thống mương riêng biệt, không lẫn với nước mưa từ hố chôn lấp tro xỉ và nước thải sinh hoạt trong khu vực dự án, sau đó lắng lọc, xử lý bằng các hố gas, thoát ra khe Cạn (phía Tây Bắc khu vực dự án) 
6.2- Công trình xử lý khí thải:
Khí thải phát sinh từ quá trình đốt rác sinh hoạt được thu gom và xử lý khí đảm bảo theo quy định tại QCVN 61-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt
6.3- Hố chôn lấp tro xỉ:  Hố chôn lấp tro xỉ gồm 04 ngăn với tổng diện tích 1.800 m2. Thành hố lót bạt chống thấm HDPE; đáy hố gồm có lớp đất đầm chặt, lót bạt chống thấm HDPE, tường ngăn giữa các ô xây bằng đá hộc. 

7. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án 
Trong Quyết định số 2182/QĐ-UBND, ngày 20/7/2018 UBND Tỉnh về việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện tại Khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy đã nêu rõ.
(1). Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án phải tuân thủ đúng các phương án thiết kế và quy hoạch đã được phê duyệt; xây lắp đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường, áp dụng các giải pháp đã nêu trong Báo cáo ĐTM và tổ chức thi công phù hợp để giảm xuống mức thấp nhất ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, nước dưới đất, môi trường đất khu vực thực hiện dự án.
(2). Thiết kế, xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải, khí thải, tuân thủ các tiêu chuẩn thải về tiếng ồn, độ rung, bụi, khí thải, nước thải đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia hiện hành; cụ thể:
- Lắp đặt ống khói lò đốt cao tối thiểu 20m tính từ mặt đất; vận hành lò đốt và giám sát trong quá trình hoạt động của lò đốt; thu gom và xử lý khí thải từ lò đốt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (QCVN 61-MT:2016/BTNMT).
- Thu gom và xử lý nước thải từ khu xử lý nước thải tập trung đạt cột B2 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là khe Cạn (QCVN 25:2009/BTNMT)
- Tăng cường trồng cây xanh tại các khu đất trống thích hợp trong khu vực dự án nhằm tạo cảnh quan môi trường, giảm khả năng lan truyền mùi, khí thải và áp dụng các biện pháp xử lý mùi, thực hiện phun chế phẩm sinh học để xử lý mùi và khí thải tại các khu vực nhà phân loại và thiết bị lưu trữ với tần suất 2 lần/ngày trong quá trình thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt như đã nêu trong báo cáo ĐTM để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường không khí, đảm bảo môi trường không khí xung quanh đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06:2009/BTNMT)
(3). Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý toàn bộ chất thải rắn, chất thải nguy hại theo phương án đã lập trong Báo cáo ĐTM và bảo đảm tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. Quá trình vận chuyển rác thải sinh hoạt về khu xử lý phải sử dụng phương tiện chuyên dụng, lựa chọn tuyến đường phù hợp và áp dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và dân cư trên tuyến đường vận chuyển.
(4). Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về quản lý an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ; thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân; lập phương án cụ thể, chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục các rủiro, sự cố môi trường, các sự cố đối với lò đốt và hệ thống xử lý nước thải trong suốt quá trình hoạt động của Dự án.
(5). Thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường như đã nêu trong Báo cáo ĐTM; cập nhật, lưu giữ số liệu giám sát để theo dõi kiểm tra và định kỳ báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định.  
8. Trách nhiệm của Chủ dự án (UBND huyện) theo Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh:  
UBND huyện Có các trách nhiệm sau đây:
(1). Trước khi triển khai dự án phải lập, phê duyệt và niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của Dự án tại trụ sở UBND xã Hương Thủy, Gia Phố.
(2). Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại Quyết định này và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(3). Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của Dự án gửi cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.
(4). Hợp tác và tạo điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường và việc triển khai thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan đến dự án khi được yêu cầu. 
(5). Trong quá trình thực hiện dự án, nếu để xảy ra sự cố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường và sức khỏe cộng đồng phải dừng ngay các hoạt động của dự án gây ra sự cố; tổ chức ứng cứu, khắc phục sự cố; thông báo khẩn cấp cho cơ quan quản lý về môi trường cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan nơi thực hiện dự án để chỉ đạo và phối hợp xử lý.
(6). Trong quá trình thực hiện nếu Dự án có những thay đổi so với các Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 của Quyết định này, Chủ dự án phải có văn bản báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh và chỉ được thực hiện những thay đổi sau khi có văn bản chấp thuận của UBND tỉnh. 
(7). Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, UBND huyện Hương Khê, các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường nêu trên. 
Trường hợp Chủ dự án vi phạm một trong các yêu cầu nêu trên thì kịp thời tham mưu UBND tỉnh đình chỉ việc thực hiện dự án, buộc Chủ dự án bồi hoàn các chi phí, thiệt hại liên quan do vi phạm gây ra theo đúng quy định của pháp luật.
9. Thời gian triển khai dự án:
Khởi công xây dựng khu xử lý rác thải tập trung của huyện trong tháng 9/2018, phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2019.
10. Một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:
(1)- Cấp ủy chính quyền, MTTQ, các đoàn thể xã Gia Phố, Hương Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đợt cao điểm để tuyên truyền, vận động sâu rộng về chủ trương xây dựng Khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của huyện theo các nội dung nêu trên và kế hoạch của huyện. Thời gian tuyên truyền, chia làm 02 đợt như sau:
- Đợt 1: Từ ngày 13/8 đến 17/8/2018: đối tượng: Tổ chức quán triệt riêng trong BCH Đảng ủy, sau đó tổ chức Hội nghị quán triệt trong đội ngũ cán bộ cốt cán của địa phương. 
- Đợt 2: Từ ngày 20/8 đến ngày 30/8/2018; đối tượng: Tổ chức quán triệt, tuyên truyền trong từng chi bộ, đoàn thể, thôn xóm và tuyên truyền cá biệt.
(2)- Yêu cầu BTV Đảng ủy xã Gia Phố, Hương Thủy:
 - Thành lập bộ phận tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể, phối hợp với bộ phận tuyên truyền của BCĐ huyện để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong các chi bộ, chi đoàn, chi hội, tổ liên gia.
- Chỉ đạo nắm chắc tình hình, đối tượng; chú trọng công tác tuyên truyền, vận động cá biệt. Nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu lợi dụng để kích động Nhân dân, thông tin không chính thống, có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng các trang mạng, Facebook, Zalo cá nhân..., phát huy hiệu quả tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh. Tuyệt đối không để xảy ra tụ tập đông người, gây rối ANTT trên địa bàn xã, huyện.
- Chỉ đạo lực lượng công an xã xây dựng, triển khai kế hoạch đảm bảo ANTT trong quá trình xây dựng Khu xử lý rác thải. 
(3)- Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể thị trấn huyện: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị và các hộ gia đình thực hiện thu gom và tự xử lý rác thải phù hợp; hợp đồng với các đơn vị liên quan để xử lý rác thải theo đúng quy định; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý các đối tượng vi phạm.
(4)- Đối với các xã vùng phụ cận trung tâm huyện và liên quan các trục giao thông chính, phát động các đoàn thể, nhân dân tổ chức thu gom, xử lý rác thải dọc các trục đường 15A, đường mòn Hồ Chí Minh…nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.
(5)- Đảng uỷ, chi uỷ các xã thị trấn và đơn vị trực thuộc; Phòng GD &ĐT huyện, các trường THPT.  
Quán triệt, tuyên truyền làm rõ các nội dung về xây dựng Khu xử lý rác chất thải rắn tập trung trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, giáo viên, nhân viên và học sinh. Yêu cầu giáo viên và học sinh không có các phát ngôn, quan điểm trái với chủ trương của tỉnh, huyện. Không để cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và học sinh tự ý bỏ học tham gia biểu tình, tụ tập đông người, ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn.
(6) Đài TTTH huyện:
Xây dựng phóng sự về việc lựa chọn xây dựng khu xử lý rác thải, cập nhật đưa tin tiến độ thực hiện và các nội dung liên quan phát triên sóng truyền thanh, truyền hình huyện. 
(7) Phòng văn hoá thông tin: Tham mưu cho UBND huyện tiến hành họp báo để thông báo chủ trương. Chỉ đạo, hướng dẫn truyền thanh cơ sở phát các nội dung tuyên truyền về xây dựng Khu xử lý rác. 

                                                          



Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

NGẠI QUÁ


1. Ngồi giữa trung tâm tiệc cưới sang chảnh của phố thị, trong tiếng nhạc du dương trầm bổng, mấy anh em vừa nhâm nhi ly bia vừa ngắm người đẹp, chờ cô dâu chú rể bước vào. Tâm hồn lúc này nó mới phiêu linh làm sao, nghĩ đời mình cũng có những lúc “Nhã” thật. Bất chợt nghe anh MC nói: “Khi buổi lễ chưa bắt đầu, xin quý khách khoan khui bia mở rượu”. Tâm hồn tôi rơi xuống sàn nhà, vỡ vụn. Tôi cũng đi đám cưới nhiều nơi mà chưa nghe họ nói thế bao giờ, mà có thể là do tôi không để ý, ngại quá.

2. Hôm rồi đi viếng, dù không anh em gì với người đã khuất nhưng tôi vẫn giữ nét mặt trầm ngâm để gọi là chia buồn với người nhà. Gặp bác dẫn chương trình “sung” quá, cứ như dẫn đám cưới làm tôi phì cười. Ngoài nhạc đám ma ra còn có đĩa khóc mướn nữa. Người chết nghe thế chắc cũng hạnh phúc lắm vì ngoài con cháu ra còn có người dưng khóc cho mình. Khói hương xốc thẳng vào mắt tôi, đến nỗi tôi hoa mắt nhìn ai tóc cũng màu đỏ, giống như Xuân Tóc Đỏ ấy.

3. Tôi thấy ở thành phố người ta làm sinh nhật cho con đơn giản, ấm cúng, còn ở quê thì một số gia đình tổ chức khá linh đình, chứng tỏ đời sống đang lên. Tôi cũng có con nhỏ nhưng tôi không làm thế, một phần vì ít tiền. Tôi dự định tiết kiệm tiền để sau này con tôi thi tốt nghiệp thì mua vé xe giường nằm cho nó ra Hà Giang thi, không biết có được không.

4. Tôi có mấy người bạn hễ nhậu là “lai trim”, đi hát karaoke là phát trực tiếp, muốn nói dối vợ cũng không được với mấy lão này. Nhiều khi cũng muốn góp ý với bạn là có tí men vô rồi đừng có quay phim, chụp ảnh cho đời nó yên ổn mà ngại quá. Mình vui hay buồn thì đâu có cần ai cũng biết. Có người thấy đó vui, có người thấy đó kỳ. Mạng xã hội nhiều khi phức tạp lắm.

5. Nhiều khi các bạn bán hàng online mắng yêu chồng mà mình tưởng là mắng yêu mình. Các bạn biết không, như vậy việc bán hàng sẽ không tốt như bạn muốn, đừng giận dỗi trên trang bán hàng, khách hàng không muốn nghe. Để thuyết phục thì cần biết nhu cầu sâu xa của khách hàng. Mình xin kể một câu chuyện vui nhé (vui thôi nhé). Câu chuyện như sau: Có một anh thanh niên nọ đến tìm bác sỹ và nói: Thưa bác sỹ cháu tiếp thu rất nhanh, nhưng cháu rất lười học, cháu không thể tập trung được, xin Bác sỹ cho cháu một lời khuyên. Vị bác sỹ trả lời: Để bác nói cho cháu một bí mật nhé, đó là những người chăm học thì “cậu nhỏ” sẽ dài hơn người bình thường đấy. (Đây là ước muốn của rất nhiều đàn ông). Từ đó cậu thanh niên học hành chăm chỉ và sau này trở thành Tiến sỹ.

Một tuần làm việc hiệu quả nhé cả nhà… Hà hà…

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Bài giảng Nghị quyết Trung ương 7 khóa 12

NGHỊ QUYẾT SỐ 27-NQ/TW, HỘI NGHỊ TW 7 KHÓA XII VỀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1- Sự cần thiết ban hành Nghị quyết
Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng.
CSTL ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003), trong đó cải cách chính sách tiền lương năm 1993 đã thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và được tiếp tục điều chỉnh, cải cách từ năm 2003[1]. Cụ thể là:
- 1960: Nghị định số 25/CP quy định chế độ lương thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp theo các nguyên tắc: Mức lương của cán bộ lãnh đạo cao hơn của cán bộ, nhân viên bị lãnh đạo; chức vụ có yêu cầu cao về kỹ thuật, nghiệp vụ cao hơn chức vụ mà kỹ thuật, nghiệp vụ đơn giản hơn; lao động trong điều kiện khó khăn, hại sức khỏe cao hơn mức lương của lao động trong điều kiện bình thường; làm chức vụ gì thì xếp lương theo chức vụ ấy, khi chức vụ thay đổi thì bậc lương cũng thay đổi theo.
- 1985: Nghị định số 235/HĐBT với cuộc cải cách lớn về giá - lương - tiền với nội dung chủ yếu là tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất; thực hiện cơ chế một giá; đảm bảo tiền lương thực tế cho người làm công ăn lương; xác lập quyền tự chủ về tài chính của các cơ sở kinh tế.
Nguyên tắc hưởng lương: Làm công việc gì, chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc ấy, chức vụ ấy; khi thay đổi công việc, thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới, không bảo lưu mức lương cũ. Chỉ trừ trường hợp cán bộ cấp trên được cử về tăng cường cho cấp dưới thì mới giữ nguyên lương. Có 10 khoản phụ cấp, gồm: Phụ cấp khu vực, phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng, phụ cấp thâm niên đặc biệt, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp chiến đấu, phụ cấp độc hại, khó khăn, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút về cơ sở sản xuất. Tiền thưởng từ quỹ lương bằng 5% quỹ lương cấp bậc hoặc chức vụ.
- 1993: Hình thành tiền lương trên cơ sở có quan hệ thuê mướn lao động, tách chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu năm 1993 là 120.000 đồng/tháng làm căn cứ để tính các mức lương khác của hệ thống bảng lương, mức phụ cấp lương và trả công đối với người làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường. Hệ thống bảng lương (lương chức vụ đối với cán bộ bầu cử và lương chuyên môn cộng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ do bổ nhiệm) được ban hành quy định bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu được thiết kế theo quan hệ tiền lương 1 - 1,78 - 8,5. Có 8 chế độ phụ cấp lương bổ sung thêm nhiều loại phụ cấp ngành, nghề.
- Chế độ tiền lương hiện hành (từ năm 2003) trên cơ sở kế thừa chế độ tiền lương năm 1993, hệ thống bảng lương ban hành từ tháng 10/2004 tiếp tục được quy định bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu được thiết kế theo quan hệ tiền lương 1 - 2,34 - 10 theo hướng thu gọn một bước hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương, mở rộng khoảng cách chênh lệch giữa các bậc lương, giảm dần phức tạp, bảo đảm tương quan giữa các đối tượng, các ngành và các lĩnh vực; quy định thống nhất các chức danh lãnh đạo (không phân biệt bầu cử hay bổ nhiệm) từ Thứ trưởng và tương đương trở xuống xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo để thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị. Cơ chế quản lý tiền lương đã tách bạch giữa khu vực hành chính với khu vực sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình thực hiện, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung CSTL[2]. Đến nay, thực hiện Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của HNTW 5 và Kết luận số 63-KL/TW ngày 27/5/2013 của HNTW 7 khóa XI, đã từng bước hoàn thiện cơ chế quy định mức lương tối thiểu vùng và chế độ tiền lương của khu vực doanh nghiệp theo yêu cầu phát triển KTTT có sự quản lý của Nhà nước; đã thực hiện nguyên tắc chỉ điều chỉnh mức lương cơ sở và ban hành chính sách, chế độ mới đối với khu vực công khi đã bố trí đủ nguồn lực, không ban hành mới các chế độ phụ cấp theo nghề[3], triển khai xây dựng danh mục vị trí việc làm để làm cơ sở cho việc trả lương...
Tuy nhiên, CSTL vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đời sống của đa số người hưởng lương còn khó khăn; tiền lương trong khu vực doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động; tiền lương trong khu vực công vẫn còn thấp so với khu vực doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; việc điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc vẫn chưa độc lập với việc điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công; việc thể hóa chủ trương của Đảng về tiền tệ hóa các chế độ ngoài lương (xe ô tô, nhà ở, khám chữa bệnh,...) còn chậm.
2- Bối cảnh cải cách CSTL:
Việc cải cách CSTL thời gian tới có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Chúng ta được kế thừa thành tựu của hơn 30 năm đổi mới, phát triển và hội nhập; nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ngày càng đầy đủ, hoàn thiện. Nhiều quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước tạo nền tảng cho cải cách chính sách tiền lương đã được ban hành, nhất là về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thế và lực của nền kinh tế đã lớn mạnh hơn; thị trường lao động ngày càng phát triển; năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh ngày càng tăng, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho cải cách chính sách tiền lương.
Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn; tiềm lực NSNN còn hạn hẹp trong khi nhu cầu chi rất lớn cho đầu tư phát triển, cải cách chính sách tiền lương, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và quốc phòng an ninh. Việc cải cách CSTL liên quan đến nhiều cơ chế, chính sách, ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp nhân dân, các đối tượng trong xã hội nên đòi hỏi phải có sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao và cần có thời gian phát huy hiệu quả. Trong khi đó, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ biến đổi rất nhanh và Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới, cải cách toàn diện, tổng thể chính sách tiền lương để không là trở ngại mà trở thành một công cụ quan trọng khuyến khích và thu hút các nguồn lực lao động, thúc đẩy tăng năng suất lao động phục vụ mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
3- Tình hình và nguyên nhân
          Tiền lương trong khu vực công đã từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người hưởng lương; từ năm 2003 đến nay đã 11 lần điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu chung (từ ngày 01/7/2013 thay bằng mức lương cơ sở) từ 210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (tăng thêm 519%, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ là 208,58%); đồng thời thu gọn hệ thống bảng lương, rút bớt số bậc trong ngạch và mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương so với năm 1993[4].
          Chính sách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp đã từng bước thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mức lương trả cho người lao động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
Hạn chế
Đối với khu vực công:
  Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, còn mang tính bình quân, cào bằng, chưa thực sự tạo được động lực để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động.
  Quy định mức lương bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu đã không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương; việc quy định mức lương cơ sở từ tháng 7 năm 2013 đến nay thay cho mức lương tối thiểu chung theo Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI để phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước nhưng thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu vùng, dẫn đến tiền lương của khu vực công cách biệt và thấp hơn khu vực doanh nghiệp[5].
  Quy định xếp lương đối với các chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) theo ngạch, bậc và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo tuy có thuận lợi cho việc điều động, luân chuyển cán bộ, nhưng chưa thể hiện được rõ việc trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; đồng thời do phụ cấp chức vụ lãnh đạo chiếm tỷ trọng nhỏ dẫn đến nhiều trường hợp tiền lương của lãnh đạo cấp trên (kể cả người chỉ huy trong lực lượng vũ trang) thấp hơn tiền lương của lãnh đạo cấp dưới[6], không thể hiện thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
  Có quá nhiều loại phụ cấp, đặc biệt là phụ cấp theo nghề và hệ số tiền lương tăng thêm đối với một số cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tài chính đặc thù do nhiều cơ quan quyết định đã phát sinh nhiều bất hợp lý. Tổng quỹ phụ cấp năm 2017 chiếm khoảng 40% tổng quỹ tiền lương, cao hơn thông lệ quốc tế là khoảng 30%.
  Tiền lương tính theo chế độ thấp nhưng nhiều trường hợp có các khoản thu nhập ngoài lương như tiền bồi dưỡng họp, tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, đề tài,... chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của cán bộ, công chức, làm mất vai trò đòn bẩy của tiền lương. 
  Chưa có giải pháp gắn cải cách tiền lương với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc đổi mới tổ chức và quản lý, cơ chế tài chính đối với khu vực SNCL chưa đáp ứng yêu cầu.
Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với khu vực công cơ bản vẫn do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm (khoảng 98% giai đoạn 2011 - 2016) và chủ yếu từ ngân sách trung ương (khoảng 68%). Việc thực hiện xã hội hóa và điều chỉnh giá, phí dịch vụ công theo cơ chế thị trường trong nhiều lĩnh vực còn chậm. Nhiều địa phương còn dư nguồn cải cách tiền lương nhưng không được chi lương cao hơn.
  Chưa có cơ chế tiền thưởng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ để khuyến khích CB, CC, VC làm việc hiệu quả. Theo kinh nghiệm quốc tế (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...) đều có chế độ tiền thưởng đối với khu vực công. 
          Công tác thông tin, báo cáo, thống kê về tiền lương chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên, nhất là đơn vị sự nghiệp công lập; chưa có cơ sở dữ liệu Quốc gia về đối tượng và tiền lương trong khu vực công để phục vụ công tác phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách tiền lương quốc gia.
Đối với khu vực doanh nghiệp:
Quy định về tiền lương tối thiểu trong Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật chưa cụ thể, tiêu chí xác định còn nhấn mạnh vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động; chưa quy định mức lương tối thiểu theo giờ nên độ bao phủ còn hẹp, chức năng bảo vệ người lao động yếu thế còn hạn chế; vai trò của Hội đồng Tiền lương Quốc gia còn hạn chế.
Việc Nhà nước quy định một số nguyên tắc về xây dựng thang, bảng lương (như khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất 5%, mức lương đối với công việc qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu...) tuy đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động, hạn chế tranh chấp lao động nhưng còn chưa hợp lý, ảnh hưởng đến quyền tự chủ tiền lương của doanh nghiệp.
Chưa thực sự phát huy được vai trò, tác dụng của cơ chế thương lượng, định đoạt tiền lương giữa người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động. Vi phạm quy định pháp luật về tiền lương còn nhiều; công tác hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước còn hạn chế.
Cơ chế quản lý tiền lương đối với DNNN còn nhiều bất cập. Tiền lương của người lao động chưa thực sự gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; chưa tách bạch giữa tiền lương của HĐQT, Hội đồng thành viên với Ban giám đốc. Phân phối tiền lương trong các loại hình DNNN chưa phản ánh đúng quan hệ phân phối trong KTTT; chưa bảo đảm công khai, minh bạch.
Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực của nền kinh tế còn yếu, đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế từ nước nghèo trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp; chất lượng tăng trưởng, NSLĐ, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích lũy còn ít, nguồn lực còn hạn chế, nợ công đã ở sát giới hạn cho phép, không còn nhiều dư địa chính sách, trong khi phải ưu tiên bố trí ngân sách cho đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh,...; nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, cụ thể như sau:
- Tiền lương là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, việc hoạch định, điều chỉnh chính sách rất khó và dễ phát sinh những bất hợp lý; việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm do tư duy đổi mới chưa theo kịp sự phát triển của KTTT định hướng XHCN, còn tư tưởng bình quân, cào bằng; chưa có nghiên cứu toàn diện về chính sách tiền lương trong nền KTTT định hướng XHCN.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao, số lượng đơn vị hành chính và đơn vị SNCL tăng nhanh những năm vừa qua, làm cho đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ NSNN quá lớn và ngày càng tăng, nhất là biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố (tổng số lên đến 4,14 triệu người, chưa kể Quân đội, Công an và đối tượng hưởng trợ cấp); dẫn đến tổng quỹ lương và phụ cấp từ NSNN ngày càng lớn (bình quân khoảng 20% tổng chi NSNN)[7]. Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự làm cơ sở để xác định biên chế và trả lương.
- Nguồn kinh phí được giao tự chủ trong tổng chi NSNN cấp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa hợp lý, dẫn đến việc sử dụng các khoản chi hoạt động hành chính để bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức khá lớn và trở thành phổ biến.
- Chưa phân biệt rõ chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và chính sách ưu đãi người có công; trong quá trình thực hiện vẫn gắn việc điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công, dẫn đến thay đổi lộ trình của từng chính sách.
- Chưa phân định rõ mối quan hệ giữa QLNN và quản trị doanh nghiệp, giữa đại diện chủ sở hữu với ban điều hành doanh nghiệp trong quản lý, giám sát tiền lương tại doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và việc phát huy vai trò của tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế,...
- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao, nhất là về việc đổi mới tổ chức, quản lý và cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ phí (giá) dịch vụ để tạo thêm nguồn lực cho cải cách tiền lương.
4- Quan điểm chỉ đạo
(1). Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
(2). Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
(3). Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo NSLĐ, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
(4). Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
(5). Cải cách CSTL là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL.
5- Mục tiêu
5.1. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
5.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đối với khu vực công
 (1) Từ năm 2018 đến năm 2020: Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.
Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030: Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực DN. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với doanh nghiệp nhà nước theo các nội dung của Đề án cải cách chính sách tiền lương được phê duyệt.
Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
6- Nội dung cải cách
6.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: (1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; (2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
(Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2018: Vùng I là 3.980.000 đồng/tháng; vùng II là 3.530.000 đồng/tháng; vùng III là 3.090.000 đồng/tháng và vùng IV là 2.760.000 đồng/tháng, tính bình quân 4 vùng là 3.340.000 đồng/tháng. Dự kiến tăng 5%/năm thì mức lương thấp nhất của người có trình độ đào tạo (cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng) năm 2021 như sau: Vùng I là 4.930.000 đồng/tháng; vùng II là 4.390.000 đồng/tháng; vùng III là 3.830.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.420.000 đồng/tháng, bình quân 4 vùng là 4.140.000 đồng/tháng.)
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
- Thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỉ lệ chi thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
đ) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
6.2. Đối với người lao động trong doanh nghiệp
a) Về mức lương tối thiểu vùng
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội (cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp...).
- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Tiền lương quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng.
b) Về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước công bố và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Nhà nước công bố mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ, tiền lương bình quân trên thị trường đối với các ngành nghề và hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường lao động, không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp. Tăng cường vai trò, năng lực của tổ chức công đoàn và công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước.
c) Đối với doanh nghiệp nhà nước
- Nhà nước quy định nguyên tắc chung để xác định tiền lương và tiền thưởng đối với doanh nghiệp nhà nước gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hướng đến bảo đảm mặt bằng tiền lương trên thị trường. Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp; từng bước tiến tới thực hiện giao khoán, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh gắn với kết quả, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước của doanh nghiệp.
- Phân định rõ tiền lương của người đại diện vốn nhà nước với tiền lương của ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương. Nhà nước quy định mức lương cơ bản, tiền lương tăng thêm và tiền thưởng theo năm gắn với quy mô, mức độ phức tạp của quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn nhà nước đối với người đại diện vốn nhà nước. Mức lương cơ bản được điều chỉnh phù hợp theo mức lương của thị trường trong nước và khu vực. Từng bước tiến tới thuê hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế. Tổng giám đốc và các thành viên ban điều hành làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và hưởng lương trong quỹ lương chung của doanh nghiệp, trong đó có khống chế mức lương tối đa theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức tiền lương bình quân chung của người lao động. Thực hiện công khai tiền lương, thu nhập hằng năm của người đại diện vốn nhà nước và tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với doanh nghiệp làm nhiệm vụ bình ổn thị trường theo nhiệm vụ được Nhà nước giao thì tính toán, xác định để loại trừ những chi phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, làm cơ sở xác định tiền lương, tiền thưởng của người lao động và người quản lý doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp dịch vụ công ích, Nhà nước tính đúng, tính đủ chi phí tiền lương phù hợp với mặt bằng thị trường vào chi phí, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước thực hiện chính sách điều tiết thu nhập bảo đảm hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người quản lý, người lao động và Nhà nước.
7- Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
(1). Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách CSTL đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp, cách làm, tạo sự đồng thuận cao ở các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người hưởng lương và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CSL
(2). Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương
- Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện pháp luật cán bộ, công chức, viên chức; chọn lọc tiếp thu kinh nghiệm tốt của quốc tế, rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về vị trí việc làm và các tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức gắn với từng vị trí việc làm trong khu vực công để làm căn cứ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị trực tiếp xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức, cấp bậc hàm sĩ quan; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm và tinh giản biên chế theo các nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước đã được ban hành. Trên cơ sở đó, thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
(3). Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới
- Thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý chính sách tiền lương của toàn hệ thống chính trị. Bộ Chính trị quyết định chủ trương, nguyên tắc và giao BCSĐ Chính phủ chỉ đạo Chính phủ cụ thể hoá việc thống nhất quản lý, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền, uỷ quyền cho cơ quan chức năng ban hành văn bản chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ Trung ương đến cấp xã.
- Sau khi báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định việc phân loại chức vụ tương đương trong hệ thống chính trị làm căn cứ xây dựng bảng lương mới.
- Các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước xây dựng văn bản quy định chế độ tiền lương mới báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định trước khi ban hành, để từ năm 2021 thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
(4). Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách CSTL
- Thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN; về phát triển kinh tế tư nhân; về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công nhằm phát triển nguồn thu bền vững, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương.
- Triển khai các nhiệm vụ cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm tổng nguồn thu và cơ cấu thu bền vững. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, bao quát nguồn thu mới. Tăng cường quản lý thu, tạo chuyển biến căn bản trong việc chống thất thu, xử lý và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Quyết liệt thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.
- Hằng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương.
- Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi NSNN; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương còn dư sau khi bảo đảm điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (đối với ngân sách địa phương), các dự án đầu tư theo quy định (đối với các địa phương có tỉ lệ điều tiết) theo nghị quyết của Quốc hội phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương sau năm 2020, không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
- Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
(5). Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng để cải cách CSTL một cách đồng bộ
Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới, tinh giản, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, các đơn vị sự nghiệp công lập. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập với việc thể chế hoá và thực hiện các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII, đặc biệt là việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo nguồn bền vững cho cải cách chính sách tiền lương.
(6). Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội và pháp luật có liên quan đến chính sách tiền lương trong khu vực công và khu vực doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm, kỷ luật, trả lương và quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đối tượng và tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm liên thông, tích hợp với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác có liên quan.
- Hoàn thiện cơ chế thoả thuận về tiền lương trong doanh nghiệp thông qua việc thiết lập cơ chế đối thoại, thương lượng và thoả thuận giữa các chủ thể trong quan hệ lao động theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, tạo sự đồng thuận cao. Phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, quản lý tốt việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động. Cơ quan thống kê của Nhà nước công bố mức sống tối thiểu hằng năm để làm căn cứ xác định mức lương tối thiểu và khuyến nghị các định hướng CSTL; tăng cường điều tra, công bố định kỳ thông tin, số liệu về tiền lương và thu nhập của cả khu vực công và khu vực thị trường. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác nghiên cứu cơ bản và thiết kế chính sách về lao động và tiền lương.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, tránh chồng chéo, lãng phí. Quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của pháp luật trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình né tránh, thực hiện không nghiêm túc hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và vi phạm quy định của pháp luật về tiền lương. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số và cơ chế báo cáo định kỳ, công khai, minh bạch thông tin, số liệu về tổ chức bộ máy nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các khoản chi tiền lương trong khu vực công.
(7). Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
- Trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng, các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương lãnh đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình bảo đảm thực hiện cải cách chính sách tiền lương đạt kết quả, mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế.
- Phát huy vai trò của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nâng cao vai trò và năng lực của tổ chức công đoàn là tổ chức đại diện của người lao động trong quan hệ lao động phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
8- Tổ chức thực hiện
(1). Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết với lộ trình và phân công cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(2). Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ưu tiên các dự án luật trực tiếp phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội đối với việc cải cách chính sách tiền lương.
(3). Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ương xây dựng các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, lộ trình thực hiện phù hợp với tình hình kinh tế, khả năng ngân sách nhà nước để trình Bộ Chính trị, trên cơ sở đó trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cải cách chính sách tiền lương.
(4). Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết, kết quả thực hiện Nghị quyết.
(5). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát thực hiện Nghị quyết.
(6). Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.



[1] Theo Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2003 - 2007 đã được Hội nghị Trung ương 8 khóa IX thông qua tại Kết luận số 21-KL/TW ngày 07/8/2003.
[2] Danh mục các văn bản quy định về tiền lương từ năm 2003 đến nay.
[3] Từ năm 2013 đến nay, Chính phủ thực hiện nghiêm túc việc xây dựng dự toán NSNN hằng năm và giai đoạn 2016-2020, trong đó có nội dung dự toán NSNN cho việc điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định. Trên cơ sở đó, Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.
[4] Năm 1993 có 25 bảng lương, đến năm 2004 thu gọn còn 11 bảng lương, gồm:
+ 02 Bảng lương tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11: (1) Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; và (2) Bảng lương chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát.
+ 07 bảng lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP: (1) Bảng lương chuyên gia cao cấp; (2) Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức; (3) Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức; (4) Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ; (5) Bảng lương cán bộ cấp xã; (6) Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; và (7) Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật công an. Trong đó đã rút bớt 4 bậc trong các ngạch nhân viên và cán sự; rút bớt 1 bậc trong các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tương đương. Đồng thời mở rộng khoảng cách giữa các bậc lương, cụ thể là: Hệ số lương bậc 1 của nhân viên từ 1,46 lên 1,86, tăng thêm 27,4%. Hệ số lương bậc 1 của chuyên viên từ 1,78 lên 2,34, tăng thêm 31,5%. Hệ số lương tối đa (chuyên gia cao cấp, tương đương Bộ trưởng) từ 8,5 lên 10, tăng thêm 17,6%.
+ 02 bảng lương tại Quyết định số 128-QĐ/TW: (1) Bảng lương chức vụ lãnh đạo Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; và (2) Bảng mức lương chuẩn đối với các chức danh lãnh đạo Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
[5] Mức lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2017 chỉ bằng 38,9% mức lương tối thiểu vùng bình quân của khu vực doanh nghiệp; bằng 35,7% nhu cầu tối thiểu.  Mức lương chuyên viên bậc 1 (đại học hết tập sự) tính cả 25% phụ cấp công vụ là 3.802.500 đồng/tháng, bằng 95,5% mức lương tối thiểu vùng I và bằng 49% mức lương bình quân của người lao động có cùng trình độ trong khu vực doanh nghiệp.
[6] Ví dụ:
(1) Tiền lương của một Vụ trưởng cao hơn một Phó trưởng ban Đảng ở Trung ương:
Ông A, Phó trưởng ban đảng ở Trung ương có hệ số lương 6,56 bậc 2 ngạch chuyên viên cao cấp, hưởng phụ cấp chức vụ 1,30 và phụ cấp công vụ 25% (không hưởng phụ cấp công tác đảng 30%) có tổng tiền lương tháng là 12.772.500 đồng. 
Ông B, Vụ trưởng có cùng hệ số lương 6,56 bậc 2 ngạch chuyên viên cao cấp và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1,0, phụ cấp công vụ 25% và phụ cấp công tác đảng 30% có tổng tiền lương tháng là 15.233.400 đồng.
(2) Tiền lương của Phó Tổng tham mưu trưởng cao hơn Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN:
Tổng tham mưu trưởng giữ quân hàm Trung tướng có hệ số lương 9,20, phụ cấp chức vụ lãnh đạo 1,40, phụ cấp thâm niên nghề 40% và phụ cấp công vụ 25% có tổng tiền lương tháng là 22.009.000 đồng/tháng.
Phó Tổng tham mưu trưởng giữ quân hàm Thượng tướng có hệ số lương 9,80, phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 1,25, phụ cấp thâm niên nghề 40% và phụ cấp công vụ 25% có tổng tiền lương tháng là 23.052.250 đồng/tháng.
[7] Tính trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017 thì: Mức lương tối thiểu chung (mức lương cơ sở) điều chỉnh bằng 1,78 lần, nhưng tổng quỹ lương và trợ cấp chi từ ngân sách tăng bằng 2,185 lần (do đối tượng tăng và bổ sung phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên nhà giáo, phụ cấp vùng đặc biệt khó khăn).
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức từ Trung ương đến cấp xã tính đến ngày 31/12/2016 là 3.103.795 người (chiếm 3,35% dân số), nếu tính thêm người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố là 4.142.375 người (chiếm 4,47% dân số) và nếu tính cả các đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng từ NSNN (chưa kể Quân đội, Công an và người hưởng bảo trợ xã hội) là 7.073.034 người là mức cao trên thế giới, chiếm 7,63% dân số (Số liệu đối tượng, quỹ lương và trợ cấp từ NSNN).

-------------------------

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2018


ĐỀ CƯƠNG QUÁN TRIỆT
Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XII về “Tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,
đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”
 

Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Đây là Nghị quyết chuyên đề của Trung ương về công tác cán bộ, nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ trọng tâm thứ nhất trong nhiệm kỳ mà Đại hội XII của Đảng đề ra.
I. Vì sao Ban Chấp hành Trung ương phải ban hành Nghị quyết mới về công tác cán bộ?
Có 06 lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, cán bộ và công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của cách mạng và sự phát triển của đất nước.
- Như chúng ta biết, xây dựng đường lối chính trị, hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ là ba vấn đề cốt yếu, quyết định sự thành bại của một đảng cầm quyền. Song, suy đến cùng thì cán bộ có vai trò quyết định, bởi vì: đường lối chính trị của Đảng cũng do cán bộ xây dựng nên; tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị cũng do cán bộ thiết lập ra và khi đã có đường lối chính trị, tổ chức bộ máy thì cán bộ cũng là người lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.
- Từ kinh nghiệm và thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Người còn nói:“Bất cứ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”.
- Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ “then chốt” thì công tác cán bộ là “then chốt” của nhiệm vụ “then chốt”.
(Thực tế cho thấy: Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị lại khác nhau là do chất lượng đội ngũ cán bộ khác nhau, trước hết là người đứng đầu).
Thứ hai, Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với trình độ cao hơn, nhiệm vụ khó khăn hơn và tính chất ngày càng phức tạp hơn. Bên cạnh đó, bốn nguy cơ Đảng ta đã chỉ ra vẫn còn hiện hữu, có mặt gay gắt hơn. Đó là:
(1) Yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước: Xây dựng nền dân chủ XHCN và Nhà nước pháp quyền XHCN;  giải quyết hài hòa mối quan hệ Nhà nước - Thị trường - Xã hội; đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với nền kinh tế số, kinh tế tri thức và sự biến đổi khí hậu; công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực tiễn luôn đặt ra những vấn đề mới, khó và phức tạp, đòi hỏi Đảng ta phải xử lý, giải quyết một cách khoa học, hiệu quả cả về lý luận và thực tiễn.
Hơn nữa, chúng ta phải giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển trong bối cảnh khu vực và thế giới luôn có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường.
(2) Sự tác động thường xuyên, mạnh mẽ, nhiều chiều từ mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Internet, mạng xã hội...
(Tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt khác phải biết thích ứng nhanh và xử lý có hiệu quả những tác động tiêu cực phát sinh).
Thứ ba, qua 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp đã trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay Chiến lược cán bộ có một số nội dung không còn phù hợp, cần được điều chỉnh, bổ sung và phát triển để đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, khuyết điểm và bất cập, trong đó có những khuyết điểm, yếu kém kéo dài, nhưng chậm được khắc phục, đổi mới như:
(1) Công tác cán bộ đổi mới còn chậm so với đổi mới kinh tế.
(2) Đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh.
(3) Một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
(4) Tình trạng chạy chức, chạy quyền,... còn diễn ra nhưng chậm được khắc phục.
(Những khuyết điểm, yếu kém và bất cập của công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ nêu trên đã và đang làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đe dọa đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng).
Thứ tư, sau hơn 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đất nước ta đang đứng trước sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo, từ lớp cán bộ được rèn luyện, thử thách trong chiến tranh, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và các nước xã hội chủ nghĩa; sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên trong hòa bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, ở nhiều nước có các thể chế chính trị khác nhau.
(Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp bách trong xây dựng đội ngũ cán bộ, bảo đảm sự trao truyền lý tưởng, niềm tin, khát vọng của lớp thế hệ cha anh đối với lớp con, em kế tục, cũng như khả năng đón nhận, kế thừa và phát triển của thế hệ trẻ, bảo đảm tính tiếp nối liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ và sự phát triển không ngừng của sự nghiệp cách mạng).
Thứ năm, chúng ta luôn luôn phải động viên, khích lệ, lan tỏa những thành tựu đã đạt được sau 30 năm đổi mới nhưng không chủ quan, thỏa mãn, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trước sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động đối với Đảng, Nhà nước ta bằng Chiến lược “diễn biến hòa bình” với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn; chúng lợi dụng triệt để những hạn chế, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước ta nói chung và về công tác cán bộ nói riêng để xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước ta gây hoang mang, hoài nghi, phân tâm nhằm chia rẽ nội bộ, tác động xấu đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ các cấp.
(Vì vậy, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ thắng không kiêu, bại không nản; phải biết chủ động tấn công, tích cực phòng ngừa, không được say xưa với thành tựu mà lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Cần phải tỉnh táo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư tưởng kiên định và hành động quyết liệt, nhưng phải thật sự khôn khéo).
Thứ sáu, phải góp phần cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đối với những điểm mới về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ và là nhiệm vụ đã được xác định trong Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy, trong tình hình, bối cảnh nêu trên và để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, tạo sự thống nhất, đồng bộ với thực hiện các nghị quyết 4, 5, 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, việc ban hành Nghị quyết “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” là rất cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đáp ứng nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài của công tác xây dựng Đảng trong những năm tới.
II. Về thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ
Trên cơ sở Tổng kết 20 năm thực hiện Chiến lược cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương đã đánh giá đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ như sau:
1. Về đội ngũ cán bộ
- Đội ngũ cán bộ các cấp đã có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên; cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn. Số cán bộ có trình độ đại học, sau đại học tăng nhanh.
(Ví dụ, theo thống kê, chỉ riêng từ 2009 đến 2014, số người có trình độ đại học và trên đại học đã tăng gần 2 lần từ 4,4% lên 7,3%).
- Trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ có nhiều tiến bộ. Số lượng cán bộ được quy hoạch khá dồi dào, cơ bản, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ.
(Qua mỗi kỳ đại hội Đảng, cấp ủy các cấp được đổi mới khoảng trên 40%. Ban Chấp hành Trung ương đổi mới cao hơn: khóa IX đổi mới 42%, khóa X - 54,7%, khóa XI - 47% và khóa XII - 48%).
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng vững vàng, có bản lĩnh chính trị, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
- Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở các cấp có phẩm chất, năng lực và uy tín. Cán bộ cấp chiến lược luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, dân tộc và CNXH; có tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược, có khả năng hoạch định đường lối, đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.
(Cán bộ cấp chiến lược là những cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, hiện nay dao động khoảng trên 600 đồng chí).
- Hầu hết cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
- Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước trong điều kiện còn nhiều khó khăn.
(Số lượng công trình khoa học được công bố quốc tế của Việt Nam 15 năm qua tăng bình quân 17%/năm; đứng thứ 4 khu vực, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản: Toán học đứng thứ hai ASEAN; vật lý lý thuyết đứng thứ ba ASEAN; toán tối ưu đứng đầu ASEAN và xếp thứ 19 thế giới).
- Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
(Giai đoạn 2010 - 2017, vốn nhà nước tại các doanh nghiệp trong khối Doanh nghiệp TW đạt trên 1.264.175 tỷ đồng, tăng 87%; lợi nhuận trước thuế đạt 801.419 tỷ đồng, tăng 12,5%/năm; nộp ngân sách chiếm 26,85% tổng thu ngân sách).
          Tuy nhiên, nhìn tổng thể, đội ngũ cán bộ đông nhưng chưa mạnh, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu xảy ra ở nhiều nơi.

(Số cán bộ, công chức và viên chức tăng gấp đôi trong 10 năm vừa qua (chủ yếu viên chức), làm chi tiêu thường xuyên cũng tăng nhanh tương tự).

- Cơ cấu cán bộ giữa các ngành nghề, lĩnh vực chưa thật hợp lý. Còn thiếu sự liên thông giữa các cấp, các ngành.
(Chưa có sự liên thông giữa cán bộ cấp xã với cán bộ các cấp; giữa khối Đảng, đoàn thể với khối Nhà nước; giữa khu vực doanh nghiệp nhà nước với khu vực hành chính nhà nước; giữa khu vực công và khu vực tư ở mức độ hợp lý với thực tiễn phát triển của đất nước ta...).
- Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.
(Tỷ lệ cán bộ cấp chiến lược dưới 45 tuổi chiếm 7,18%; tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý dưới 40 tuổi công tác ở ban, ngành Trung ương là 6,22%; ở cấp tỉnh là 6,41%; ở cấp huyện dưới 35 tuổi là 6,5%.
Về cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ: Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra là 25%, trong khi đó ở Trung ương từ cấp vụ trở lên mới có 17,54%; ở cấp tỉnh có 12,28%; ở cấp huyện có 9,98%.
Về cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số: ở Trung ương là 5% và cấp tỉnh là 14,7%. Cán bộ người dân tộc thiểu số diện Trung ương quản lý công tác ở địa phương có xu hướng giảm: nhiệm kỳ 2010-2015 là 33%; nhiệm kỳ 2015-2020 còn 27%).
- Độ tuổi bình quân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở một số ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương còn cao.
(Cán bộ diện Trung ương quản lý các ban, bộ, ngành ở Trung ương từ 56 tuổi trở lên chiếm 56,86%; diện ban thường vụ cấp ủy tỉnh quản lý từ 51-55 tuổi chiếm 44,54%, từ 56 tuổi trở lên chiếm 23,22%).
- Còn thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực; tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học trên tổng dân số còn thấp.
(Theo cách tính của thế giới, ở nước ta có 6,86 cán bộ nghiên cứu khoa học trên một vạn dân, trong khi đó: ở Hàn Quốc là 69, Singapore 66,6, Nhật Bản 53,9, Hoa Kỳ 42,4, Liên bang Nga 31, Malaysia 20,5, Trung Quốc 11,1 và Thái Lan là 9,7).
- Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, năng suất lao động, hiệu quả làm việc thấp.
(Theo thống kê, năm 2016, năng suất lao động của Việt Nam tính theo thu nhập đầu người bằng 7% của Singapore, 17,6% Malaysia, 36,5% Thái Lan, 42,3% Indonesia, 56,7% Phillipin).
- Nhiều cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại khó, ngại khổ.
- Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược thiếu gương mẫu, uy tín thấp; còn quan liêu, xa dân, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; có không ít cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng và xử lý theo pháp luật.
- Không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở, cố ý làm trái để trục lợi, làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
(10 năm qua có hàng ngàn cán bộ, đảng viên là doanh nghiệp bị xử lý kỷ luật với các hình thức khác nhau, nhiều trường hợp phải xử lý bằng pháp luật).
2. Về công tác cán bộ
- Công tác cán bộ đã bám sát các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, ngày càng đi vào nền nếp. Đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, luật, nghị định và sửa đổi, bổ sung nhiều quy định, quy chế để thực hiện. Các quy trình trong công tác cán bộ đã có nhiều đổi mới, ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch và dân chủ hơn.
  (Từ khi thực hiện Chiến lược cán bộ đến nay, các cơ quan chức năng đã ban hành 142 văn bản, gồm: 07 nghị quyết, một số luật có liên quan, 52 quy định, quy chế, 07 chỉ thị, 18 kết luận, 17 thông báo, 41 hướng dẫn...).
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức mới được quan tâm hơn, từng bước gắn với chức danh quy hoạch và sử dụng cán bộ.
(Trong nhiệm kỳ khoá XI, XII, đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ cao cấp và ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; 06 lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn cao cấp và bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức danh cho Bí thư cấp ủy cấp huyện. Nhiều địa phương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với địa phương mình).
- Chủ trương luân chuyển kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương có từ khóa IX đạt được kết quả bước đầu.
(Đối với chức danh bí thư cấp tỉnh: Nhiệm kỳ 2001-2006 đạt 25%; nhiệm kỳ 2006-2011 đạt 27%; nhiệm kỳ 2011-2016 đạt 25,4%. Từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, có 15 đồng chí, đạt 23,8%. Đối với bí thư cấp huyện: nhiệm kỳ 2010-2015, có 38,19%; nhiệm kỳ 2015-2020, có 44,92%. Đối với chủ tịch UBND, nhiệm kỳ 2016-2021: cấp tỉnh có 28,6% và cấp huyện có 28%).
- Công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ đã được coi trọng hơn; kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước được tăng cường. Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm, cả cán bộ đương chức hoặc đã nghỉ hưu và không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ” đã góp phần đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm trong sạch một bước đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, một số nội dung trong nghị quyết, kết luận của Trung ương chậm được cụ thể hóa, có nội dung chưa sát thực tế, thiếu tính đồng bộ, liên thông.
(Còn một số nội dung nêu trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII và Kết luận 37-KL/TW của BCH Trung ương khóa X chưa được cụ thể hóa để thực hiện. Quy định về phân cấp, đánh giá và kỷ luật cán bộ, đảng viên chưa thống nhất giữa quy định của Đảng và của Nhà nước).
- Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, việc thực hiện một số nội dung còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, nhìn chung chưa phản ánh đúng thực chất.
- Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa phương; chưa bảo đảm phương châm “động” và “mở”, còn dàn trải, khép kín, dựa nhiều vào tuổi.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới về nội dung và phương pháp; chưa kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Chủ trương bố trí một số chức danh (9 chức danh) lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương thực hiện chưa đạt yêu cầu.
- Tình trạng bổ nhiệm cán bộ không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình còn xảy ra ở một số nơi, trong đó có cả người nhà, người thân của một số cán bộ lãnh đạo gây bức xúc trong dư luận xã hội.
(Một số cán bộ không còn đủ thời gian công tác theo quy định hoặc năng lực hạn chế vẫn được bố trí vào chức vụ cao hơn, nhưng sau đó có một số đồng chí bị kỷ luật).
- Công tác tuyển dụng còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa đồng đều, có nơi còn xảy ra sai phạm, tiêu cực. Chủ trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hóa, thiếu trọng tâm, trọng điểm hiệu quả thấp; kết quả thu hút trí thức trẻ và người có trình độ cao chưa đạt yêu cầu. Chính sách tiền lương, nhà ở, thi đua, khen thưởng chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc.
(Theo báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội: tiền lương của người lao động còn nhiều hạn chế, bất cập. Chưa có chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức mà mới chỉ có chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp).
- Phân cấp quản lý cán bộ chưa theo kịp tình hình (Quy định 67-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị ban hành năm 2007, đến 2017 mới được bổ sung, sửa đổi thành Quy định 105-QĐ/TW).
- Việc chỉ đạo, triển khai một số chủ trương thí điểm chưa thực sự quyết liệt, chậm sơ kết, tổng kết như việc đại hội đảng bộ cơ sở bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; việc sắp xếp tổ chức, kiêm nhiệm để tinh giản biên chế...
- Việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, thiếu chủ động, mới chỉ tập trung được kiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm; việc kiểm tra theo chuyên đề, chuyên ngành còn hạn chế. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn bị động, chưa theo kịp tình hình, tổ chức bộ máy thiếu ổn định.
(Chưa thực sự đi sâu nắm, giải quyết vấn đề chính trị hiện nay; còn lúng túng về mô hình tổ chức ở Trung ương: lúc là Ban, lúc Tiểu ban; lúc là Vụ, lúc Cục và các địa phương cũng bị tác động bởi mô hình tổ chức thiếu ổn định).
- Tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu còn nhiều đầu mối (Hiện nay, Ban Tổ chức của cấp ủy, cơ quan nội vụ của chính quyền các cấp, Ban Công tác đại biểu của Quốc hội có chức năng tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ. Nếu không phối hợp chặt chẽ, hiệu quả rất dễ xảy ra thiếu thống nhất, phát sinh nhiều thủ tục hành chính không cần thiết).
- Phẩm chất, năng lực và uy tín của một số cán bộ làm công tác cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu. Chậm sơ kết, tổng kết thực tiễn; thiếu nghiên cứu cơ bản và phát triển lý luận về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.
(Tóm lại, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đội ngũ cán bộ đã có sự trưởng thành, lớn mạnh, có đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Song, những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận không nhỏ cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước).
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có cả nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhưng có 6 nguyên nhân chủ quan là:
Thứ nhất: Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chưa thật sự đầy đủ, toàn diện. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng chưa được coi trọng đúng mức, nhất là trong tình hình hiện nay.
Thứ hai: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương thiếu quyết liệt, chưa thường xuyên; một số nội dung chậm thể chế hóa, cụ thể hóa; ít kiểm tra, đôn đốc, chế tài xử lý nghiêm sai phạm còn bất cập.
Thứ ba: Một số nội dung trong công tác cán bộ chậm được đổi mới. Chưa có cơ chế hiệu quả để đánh giá đúng cán bộ, tạo động lực và nhất là để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; chính sách cán bộ còn một số bất cập, chưa phát huy tốt tiềm năng của cán bộ. Công tác quản lý cán bộ có nơi, có lúc bị buông lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy tín thấp.
Thứ tư: Phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát và chưa có cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Chưa có biện pháp hiệu quả để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác cán bộ. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.
Thứ năm: Chưa phát huy đầy đủ vai trò giám sát của cơ quan dân cử; giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; thiếu cơ chế phù hợp để cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với nhân dân; chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của các cơ quan truyền thông, báo chí.
Thứ sáu: Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ còn chồng chéo, chậm được đổi mới. Chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ làm công tác cán bộ. Còn coi nhẹ sơ kết, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển lý luận về cán bộ, công tác cán bộ.
III. Về quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của Nghị quyết
1. Dự báo tình hình
Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác, hội nhập và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng các mối đe dọa truyền thống, phi truyền thống và biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế tri thức và xu hướng quốc tế hóa nguồn nhân lực vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với nước ta. Công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu; sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng nâng cao, Việt Nam ngày càng có vị thế và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế... Tuy nhiên: Sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định.
Tình hình đó tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; đồng thời, đòi hỏi Đảng ta phải xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.

2. Về quan điểm chỉ đạo

Nghị quyết Trung ương lần này xác định 05 quan điểm sau:
Một là, cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành một cách khoa học, thận trọng, thường xuyên, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững.
(Quan điểm này không chỉ xác định vị trí then chốt” của cán bộ và công tác cán bộ, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng.
Phải nhận thức rõ, xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ là công việc khó, hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, không thể làm một lần là xong; không chỉ là công tác nhân sự” trước mỗi kỳ đại hội Đảng hay mỗi kỳ bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, mà phải tiến hành thường xuyên, liên tục, thận trọng, bài bản, nghĩa là không cầu toàn và không nóng vội, làm có bài bản, làm đâu chắc đấy. Phải có thái độ công tâm, khách quan và cách làm khoa học, phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Khẳng định đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải thỏa đáng phù hợp, hiệu quả vì đó là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững). 
Hai là, thực hiện nghiêm, nhất quán Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Phân công, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm.
(Quan điểm này yêu cầu phải khắc phục tình trạng xem nhẹ sự lãnh đạo của Đảng và buông lỏng vai trò quản lý của Nhà nước trong xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ. Phải chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương để khắc phục những hạn chế, yếu kém, đồng thời tạo môi trường, điều kiện cho đổi mới, sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; ”xây” vẫn là chiến lược cơ bản, lâu dài, ”chống” là thường xuyên, quan trọng. Việc phân cấp, phân quyền là cần thiết để phát huy tính năng động, sáng tạo của cấp dưới, nhưng phải đi đôi với kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng cơ chế và ràng buộc trách nhiệm, quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó).
Ba là, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, thường xuyên đổi mới công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân; đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và thu hút, trọng dụng nhân tài.
(Quan điểm này yêu cầu: Xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, khắc phục tính chủ quan, duy ý chí; phải lấy thực tiễn làm thước đo và là môi trường để rèn luyện, thử thách cán bộ. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn với các mặt khác của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phải nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm). 
Thứ tư, quán triệt nguyên tắc về quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối cán bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết rộng rãi trong công tác cán bộ. Xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu; giữa xây và chống; giữa đức và tài; giữa tính phổ biến và đặc thù; giữa kế thừa, đổi mới và ổn định, phát triển; giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể.
(Căn cứ vào đường lối chính trị để quyết định đường lối cán bộ; đường lối cán bộ phải xuất phát từ đường lối chính trị và phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhưng đường lối chính trị cũng do đội ngũ cán bộ xây dựng nên; do vậy, đường lối chính trị và đường lối cán bộ có mối liên hệ khăng khít, mật thiết, hữu cơ với nhau.
Quan điểm giai cấp và chính sách đại đoàn kết dân tộc là để thu hút người có tâm, có đức, có tài phục vụ đất nước mà không phân biệt họ là đảng viên hay không là đảng viên. Trong bố trí cán bộ, phải lấy tiêu chuẩn là chính, không được vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn; ngược lại, khi xem xét nhân sự cụ thể phải hết sức thận trọng, thấu đáo, hợp tình, hợp lý về mặt cơ cấu cho phù hợp với tình hình thực tế và hoàn cảnh cụ thể. Phải coi trọng cả đức và tài, trong đó đức là gốc. Giữa ”xây” và ”chống” thì ”xây” là chiến lược, cơ bản, lâu dài; ”chống” là thường xuyên, quan trọng. Công tác cán bộ phải hài hòa, hợp lý giữa phổ biến và đặc thù, trong đó tính phổ biến là cho cái chung, cái đa số, đặc thù là cho thiểu số, cá biệt. Kế thừa, ổn định, nhưng phải đổi mới để phát triển).
Thứ năm, xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp ủy, tổ chức đảng mà trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng, trong đó cơ quan tổ chức, cán bộ là nòng cốt. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan truyền thông, báo chí trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; phải thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và xây dựng đội ngũ cán bộ.
(Quan điểm này khẳng định xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT-XH, báo chí, truyền thông trong việc phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, mô hình mới, người dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung và đấu tranh có hiệu quả với những tiêu cực trong đội ngũ cán bộ. Đồng thời, thể hiện rõ tư tưởng dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, khắc phục các biểu hiện quan liêu, xa dân ở một số cấp ủy, tổ chức đảng như hiện nay).
Các quan điểm chỉ đạo nêu trên hợp thành hệ thống quan điểm đồng bộ, toàn diện, thể hiện rõ tinh thần kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển; vừa mang tính nguyên tắc chỉ đạo, vừa định hướng cách tiếp cận, phương pháp khoa học cho việc đổi mới công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ trong những năm tới.

3. Về mục tiêu của Nghị quyết

3.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 (kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập Nước), trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Nghị quyết xác định mục tiêu cụ thể, với 3 mốc thời gian: đến năm 2020, năm 2025 và năm 2030. Việc xác định các mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết căn cứ vào kết quả thực hiện các nghị quyết, kết luận trước đây và tình hình thực tế hiện nay. Các mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn, phù hợp với từng nhóm đối tượng và có tính khả thi, nhưng đòi hỏi phải có sự nỗ lực phấn đấu của các cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu mới có thể đạt được. Cụ thể là:
- Đến năm 2020, Nghị quyết đề ra 04 mục tiêu sau:
(1) Thể chế hóa, cụ thể hóa Nghị quyết thành các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ (Từ trước tới nay, việc thể chế hóa, cụ thể hóa vẫn còn hạn chế).
(2) Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xóa bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên;
(3) Đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương;
(4) Hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Đến năm 2025, Nghị quyết đề ra 03 mục tiêu lớn:
(1) Tiếp tục hoàn thiện, chuẩn hóa, đồng bộ các quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ.
(2) Cơ bản bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương và hoàn thành ở cấp huyện, khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác.
(3) Xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
- Đến năm 2030, Nghị quyết đề ra 02 mục tiêu lớn rất quan trọng và thực hiện được sẽ có sức lan tỏa nhanh:
(1) Xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng.
(2) Cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ. Cụ thể là:
+ Đối với cán bộ cấp chiến lược: Thực sự tiêu biểu về chính trị, tư tưởng, phẩm chất, năng lực và uy tín; trên 15% dưới 45 tuổi; từ 40 - 50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
(Tại sao lại đặt ra mục tiêu làm việc trong môi trường quốc tế? Vì chúng ta đang tích cực, chủ động hội nhập (cả địa phương, Trung ương, các cấp, các ngành); nước ta có vị trí là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế hiểu biết rộng; sử dụng được một trong các ngoại ngữ quốc tế: Anh, Pháp, Nga, Trung, Tây Ban Nha, Arab; sử dụng thành thạo máy tính;kiến thức, kỹ năng, chuyên môn phù hợp, hiểu biết về thông lệ và luật pháp quốc tế, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm...).
+ Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tổng cục, cục, vụ, phòng và tương đương ở Trung ương: Từ 20 - 25% dưới 40 tuổi; từ 50 - 60% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
+ Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ở địa phương: Từ 15 - 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi, từ 25 - 35% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế; từ 20 - 25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi. Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã: 100% có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hóa về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.
+ Đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của quân đội, công an: Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, nhân dân; có số lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; từ 20 - 30% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
+ Đối với đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia: đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; những lĩnh vực trọng điểm, có thế mạnh phải vươn lên ngang tầm khu vực và thế giới. Số cán bộ khoa học phải đạt ít nhất 11 người trên 1 vạn dân.
+ Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước: Nâng cao tính Đảng và ý thức tuân thủ pháp luật; sản xuất kinh doanh hiệu quả; từ 70 - 80% có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
+ Phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp. Tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt từ 20 - 25%; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 35%. Ở những địa bàn có đồng bào dân tộc, phải có cán bộ lãnh đạo là người dân tộc phù hợp với cơ cấu dân cư.
IV. Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Căn cứ vào các quan điểm, mục tiêu nêu trên và tình hình thực tế, Nghị quyết đề ra 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn chủ yếu; đồng thời xác định 02 trọng tâm và 05 đột phá để thực hiện.
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ nhất, nâng cao nhận thức; đẩy mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên (với 4 nội dung cơ bản).
(1) Có các hình thức, thời gian phù hợp để quán triệt sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, nhất là về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.
(2) Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; mở rộng các hình thức tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm mới sáng tạo, có hiệu quả.
(3) Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, trong đó chú trọng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc.
(Nhận thức sâu sắc về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc cũng là một nguồn lực).
(4) Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đào tạo với rèn luyện trong thực tiễn và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm chế độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị và cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, nhất là cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài.
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ hai, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ (với 16 nội dung cơ bản) .
 (1) Các cấp ủy, tổ chức đảng căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thể chế hóa, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ bảo đảm đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế.
(Thực tế hiện nay có nội dung trong một số văn bản của Nhà nước chưa tương thích, đồng bộ với các quy định của Đảng. VD: Như việc phân cấp quản lý, bổ nhiệm và xử lý, kỷ luật một số trường hợp cán bộ thời gian vừa qua và một số quy định khác nữa. Vì vậy, cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện, thể chế hóa các quy định của Nhà nước phù hợp với các quy định của Đảng).
(2) Đổi mới mạnh mẽ công tác đánh giá cán bộ theo hướng: xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, so sánh với chức danh tương đương và công khai kết quả; gắn đánh giá cá nhân với tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
(Đánh giá xuyên suốt là đánh giá cả quá trình phấn đấu, trưởng thành của cán bộ. Đánh giá liên tục là đánh giá theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm... căn cứ vào mục tiêu của việc đánh giá và tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng sao cho phù hợp.
Đánh giá đa chiều (360 độ) là cấp trên đánh giá cấp dưới; đồng cấp đánh giá; cấp dưới đánh giá cấp trên; bản thân tự đánh giá.
Đánh giá bằng các tiêu chí cụ thể là đánh giá trên các mặt: chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm; chiều hướng phát triển của cán bộ.
 Đánh giá bằng “sản phẩm” là lượng hóa kết quả làm việc của cán bộ mà có thể “cân, đong, đo, đếm” được và được cấp có thẩm quyền ghi nhận. Đánh giá phải có sự so sánh với các chức danh tương đương: Vụ trưởng so với vụ trưởng; giám đốc sở so với giám đốc sở; trưởng phòng so với trưởng phòng...
Đánh giá thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm và khảo sát nhân sự trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử. Đánh giá người đứng đầu phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị nơi công tác và công khai kết quả đánh giá).
 (3) Thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức, làm cơ sở cho các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu; đồng thời, nghiên cứu phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực, theo ngành.
(Việc kiểm định này là để thống nhất chất lượng đầu vào công chức trong toàn hệ thống chính trị. Trên cơ sở kết quả kiểm định đó, các địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn, tuyển dụng theo yêu cầu của mình. Như vậy, có sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa tập trung và phân cấp. Để không phát sinh bộ máy và biên chế, Bộ Chính trị đã giao cho Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ chỉ đạo Học viện Hành chính quốc gia và cơ sở đào tạo có năng lực phù hợp của Bộ Nội vụ thực hiện; tiến tới có thể phân cấp kiểm định theo lĩnh vực đặc thù và theo vùng, khu vực, theo ngành ở những nơi có điều kiện).
(4) Xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và học tập ngoại ngữ.
(Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Chính trị đã giao cho Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng: nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn; kiểm tra chặt chẽ đầu vào, đầu ra; chú trọng đào tạo phương pháp tư duy, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành, cập nhật tình hình, kiến thức mới... Bộ Chính trị giao cho Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ các cấp; chỉ đạo Bộ Giáo dục Đào tạo nghiên cứu, triển khai chương trình học song ngữ trong các cấp học phổ thông).
(5) Gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý để rèn luyện qua thực tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau.
(Cán bộ lãnh đạo các cấp cần có kiến thức cơ bản tương đối toàn diện, có thực tiễn công tác phong phú. Vì rèn luyện bản lĩnh chính trị và nhân sinh quan cách mạng không có trường học nào bằng thực tiễn, nhất là qua các lĩnh vực, địa bàn khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, có nhiều thách thức).
(6) Đẩy mạnh thực hiện bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, nhất là chức danh chủ tịch ủy ban nhân dân, nếu có điều kiện.
(Chủ trương này đã được thực hiện từ khóa IX theo Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Nhiệm kỳ này, đã có 16/63 bí thư tỉnh ủy, thành ủy không là người địa phương và 31 tỉnh, thành phố có trên 50% bí thư cấp huyện không là người địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra, vì vậy Nghị quyết lần này tập trung thực hiện chức danh bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và khuyến khích đối với các chức danh khác. Để thực hiện tốt chủ trương này, đối với diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ và có kế hoạch triển khai từng bước cụ thể, chắc chắn, phù hợp, hiệu quả; ở các địa phương, các đồng chí chủ động theo thẩm quyền).
 (7) Quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng Chiến lược quốc gia về nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài.
(Việc thu hút nhân tài là để phục vụ cho phát triển đất nước, nên không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài; các cơ quan chức năng sẽ có quy định, quy chế cho phù hợp, khả thi và có hiệu quả. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy chính sách thu hút nhân tài phải có trọng tâm, trọng điểm mới đủ nguồn lực và hiệu quả).
(8) Hoàn thiện các quy định, quy chế để cấp ủy các cấp có cơ cấu hợp lý, tinh giản số lượng và nâng cao chất lượng, không nhất thiết địa phương, cơ quan, đơn vị nào cũng phải có cấp ủy viên.
(Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây, Trung ương cho tăng số lượng cấp ủy viên các cấp nhằm tăng tỷ lệ trẻ, nữ và dân tộc, nhưng thực tế chưa đạt được mục tiêu này. Vì vậy, để đồng bộ với thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 về kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, Nghị quyết này đề ra chủ trương nghiên cứu cơ cấu hợp lý số lượng cấp ủy viên các cấp để tăng tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng cấp ủy viên và sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới).
(9) Thực hiện nghiêm việc lựa chọn, bầu cử có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết thực hiện. Nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định. Nhân sự không trúng cử cấp ủy cấp dưới thì không giới thiệu để bầu cấp ủy cấp trên.
(Hiện nay, chúng ta đang tổng kết Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị để chuẩn bị ban hành Chỉ thị mới và nghiên cứu ban hành phương hướng công tác nhân sự đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở Trung ương, địa phương và phù hợp với quan điểm xử lý hài hòa, hợp lý giữa tính phổ biến và tính đặc thù).
(10) Để bảo đảm thực hiện chỉ tiêu cơ cấu đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, Nghị quyết đề ra bốn cơ chế để thực hiện là: Một, cấp ủy và người đứng đầu các cấp phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, tạo điều kiện, cơ hội phát triển cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; Hai, xây dựng chỉ tiêu cơ cấu phù hợp. Ba, nếu chưa bảo đảm chỉ tiêu cơ cấu thì phải để trống, bổ sung sau. Bốn, cấp ủy và người đứng đầu chịu trách nhiệm chủ yếu về thực hiện chỉ tiêu này, tức là nếu không hoàn thành được chỉ tiêu này thì phải có hình thức xử lý.
(Nếu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm, đồng bộ 04 cơ chế này thì sẽ đạt được mục tiêu về tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số. Vừa qua, tuy chưa có các cơ chế này, nhưng một số cấp ủy, tổ chức đảng cũng đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra).
(11) Quy định trách nhiệm của lãnh đạo và cấp ủy viên các cấp trong việc tiến cử người có đức, có tài; người đứng đầu có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng, tiến cử người thay thế mình. Có cơ chế phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp, nhất là cán bộ trẻ.
(Quy định này yêu cầu phải có cơ chế để phát hiện những cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội và triển vọng phát triển để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, kể cả vượt cấp, nhất là cán bộ trẻ. Chủ trương xây dựng cơ chế bố trí cán bộ vào các vị trí lãnh đạo vượt cấp là nét mới và cũng phù hợp với chủ trương thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng hiện đang quy định vượt 1 cấp).
 (12) Xây dựng quy định để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hóa ứng xử của cán bộ; hoàn thiện các quy định về cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm để việc “có lên, có xuống”, “có vào, có ra” trở thành bình thường trong công tác cán bộ.
(Thực tế cho thấy, trong công tác cán bộ hiện nay, chủ yếu là có lên và rất ít khi “có xuống”, có vào nhưng ít khi “có ra” trừ khi bị thi hành kỷ luật, vì văn hóa từ chức, từ nhiệm, tự giác nhận trách nhiệm trước những vấn đề xảy ra thuộc thẩm quyền quản lý của mình chưa hình thành. Nghị quyết này xác định phải hoàn thiện các quy định để việc “vào, ra, lên, xuống” trở thành việc bình thường; đồng thời, kết hợp với việc nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng để dần hình thành văn hóa từ chức, từ nhiệm cũng là việc bình thường).
(13) Xây dựng chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức theo hướng: Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách công khai, minh bạch đối với từng đối tượng; địa phương quy hoạch đất ở, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức, viên chức mua và thuê mua nhà ở.
(Hiện nay, việc xin được đất, được nhà là do từng cơ quan, đơn vị tự chủ động xin đất, xin nhà nên nếu đơn vị nào tích cực, quan hệ tốt thì xin được, thậm chí nhiều lần. Ngược lại cơ quan, đơn vị nào không tích cực hoặc không xin thì không có gì. Tình trạng bất hợp lý này là do chưa có chính sách chung về nhà ở, đất ở cho cán bộ, công chức, viên chức một cách chính danh, công khai, minh bạch. Các nước đang phát triển và cả một số nước đã phát triển vẫn có chính sách nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức).
(14) Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xử lý nghiêm những người có sai phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
(Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu là một việc làm khó vì xác định ranh giới trách nhiệm giữa người đứng đầu với cấp ủy, ban lãnh đạo cùng cấp thế nào cho rõ ràng, rành mạch; rồi nguyên tắc tập trung dân chủ thế nào?. Hiện đang tích cực nghiên cứu và khẩn trương xây dựng bằng được để khi có sai phạm dễ xử lý trách nhiệm. Hiện nay, Bộ Chính trị đã giao cho Ban Tổ chức TW tham mưu xây dựng quy định này, rất mong các cấp ủy, tổ chức đảng phối hợp cùng chúng tôi để sớm hoàn thiện).
(15) Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và tập trung vào vấn đề chính trị hiện nay. Không xem xét quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử khi chưa có kết luận về tiêu chuẩn chính trị.
(Chú trọng xem xét về lập trường, quan điểm, động cơ, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống, phát ngôn trái với đường lối của Đảng, chính sach, pháp luật của Nhà nước... của cán bộ; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ).
(16) Tiếp tục mở rộng thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở, phòng. Đồng thời, thực hiện các thí điểm: Một, người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ trong quy hoạch để thực hiện quy trình bầu cử, bổ nhiệm cấp phó; bí thư cấp ủy giới thiệu để bầu ủy viên ban thường vụ theo một quy trình nhất định, bảo đảm các nguyên tắc của Đảng và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của mình. Hai, giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
(Việc thí điểm giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cán bộ, miễn nhiệm cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về quyết định đó nhằm đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; những cán bộ được bổ nhiệm vẫn phải trong quy hoạch, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và thực hiện theo một quy trình nhất định; quy trình này sẽ được nghiên cứu xây dựng sao cho chặt chẽ, phù hợp, thông thoáng nhưng kiểm soát được quyền lực để tiến cử được người thực sự có đức, có tài).
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới (với 6 nội dung chủ yếu).
(1) Phải coi trọng trang bị kiến thức về công tác cán bộ cho lãnh đạo các cấp. Tập trung nâng cao chất lượng bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cấp và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
(Hiện nay, một số nơi cán bộ lãnh đạo còn xem nhẹ, hoặc chưa đủ kiến thức về công tác cán bộ, do vậy phải coi trọng công tác bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ lãnh đạo về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ nắm chắc những nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước).
 (2) Đẩy mạnh thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ và đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện lớp cán bộ kế cận. Chủ động nắm, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc ở trong nước và nước ngoài.
(Riêng đối với sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài khi được tuyển dụng thì cần phải chú trọng hơn việc đào tạo, bồi dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như lịch sử và văn hóa truyền thống của dân tộc).
(3) Khẩn trương cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, giảm số lượng, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
(Nếu chúng ta làm tốt công tác này sẽ góp phần tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp và hiệu quả hơn).
(4) Nghiên cứu thực hiện cơ chế, chính sách đồng bộ liên thông giữa cán bộ, công chức cấp xã với cán bộ, công chức nói chung; giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư; có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”.
(Hiện nay, cán bộ khi đã vào biên chế là mặc nhiên làm việc đến lúc nghỉ hưu trừ trường hợp vi phạm kỷ luật, buộc thôi việc mà không có cơ chế cạnh tranh, sàng lọc thường xuyên, vì thế tạo sức ỳ trong đội ngũ cán bộ. Vì vậy, cần có cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng và tiến tới bỏ chế độ “biên chế suốt đời”).
(5) Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ các cấp theo hướng: Một, xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về cán bộ. Hai, địa phương, cơ quan, đơn vị phải quản lý cán bộ theo quy định. Ba, cơ quan sử dụng cán bộ xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp cán bộ trong và ngoài giờ làm việc. Bốn, người đứng đầu chịu trách nhiệm về quản lý cán bộ theo phân cấp. Năm, mỗi cán bộ có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định, quy chế, cam kết của mình.
(Đây là giải pháp nhằm khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý cán bộ ở một số nơi như vừa qua
(6) Kiểm soát chặt chẽ, sàng lọc kỹ càng những cán bộ năng lực hạn chế, uy tín thấp, không bảo đảm sức khỏe, có sai phạm, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu. Không lấy việc bố trí chức vụ, phong hàm, phong thăng quân hàm, nâng ngạch để thực hiện chế độ, chính sách cán bộ.
(Ngoài phẩm chất, năng lực, uy tín, cán bộ cần có sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Vừa qua, Ban Bí thư đã ban hành Quy định 121 về trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ, đề nghị các đồng chí thực hiện nghiêm quy định này).
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ tư, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ (với 9 nội dung chủ yếu)
Xác định vị trí đặc biệt quan trọng của cán bộ cấp chiến lược, Trung ương đã đề ra nhóm nhiệm vụ, giải pháp riêng.
(1) Phát hiện, lựa chọn từ nguồn quy hoạch những cán bộ tiêu biểu, xuất sắc đã được đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện theo chức danh, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội, có “sản phẩm” cụ thể, có triển vọng phát triển.
(2) Bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng toàn diện về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, khoa học tổ chức và định kỳ cập nhật kiến thức mới theo từng nhóm đối tượng.
(3) Xây dựng kế hoạch cụ thể để luân chuyển, điều động giữ vị trí cấp trưởng ở địa bàn khó khăn, lĩnh vực trọng yếu, nơi triển khai mô hình mới để thử thách, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, nhân sinh quan cách mạng, năng lực lãnh đạo toàn diện của cán bộ.
(Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nên từ đầu nhiệm kỳ đến nay Trung ương và các cấp ủy địa phương đang tích cực thực hiện một cách chắc chắn, bài bản hơn).
(4) Tổ chức các lớp dự nguồn cán bộ cao cấp để chuẩn bị tốt nguồn nhân sự cán bộ cấp chiến lược, nhất là nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành và các tỉnh, thành phố.
(Vừa qua, Bộ Chính trị đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cho các đồng chí là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng. Đang nghiên cứu để tổ chức các lớp bồi dưỡng khác cho các đối tượng cần thiết).
(5) Đánh giá chính xác nhân sự được quy hoạch, giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh cấp chiến lược. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, chạy chức, chạy quyền vào cán bộ cấp chiến lược.
(Từ nay đến đại hội, ta sẽ thể chế hóa, cụ thể hóa nội dung này).
(6) Định kỳ rà soát, bổ sung quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cho các nhiệm kỳ tiếp theo.
(Đang nghiên cứu triển khai vào thời điểm phù hợp).
(7) Tập trung xây dựng Ban Chấp hành Trung ương theo hướng nâng cao chất lượng, có số lượng, cơ cấu hợp lý, thực sự tiêu biểu về đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, gương mẫu về mọi mặt.
(8) Chủ động chuẩn bị nhân sự, xây dựng “hình ảnh” đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
(9) Xây dựng tiêu chuẩn và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách đối với Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng theo hướng chỉ lựa chọn cán bộ trẻ, thật sự ưu tú và có cơ cấu hợp lý giữa Trung ương với địa phương, giữa các ngành nghề, lĩnh vực trong hệ thống chính trị.
(Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng phải là những cán bộ trẻ, ưu tú, có năng lực vượt trội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhất là những đồng chí đã được thử thách ở những địa bàn trọng yếu, những lĩnh vực quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển cao của đất nước).
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ năm, kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức, chạy quyền (với 5 nội dung chủ yếu)
Vấn đề kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền đang là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong dư luận. Vì thế, các cấp ủy, tổ chức đảng phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả vấn nạn này. Trong mục tiêu đã xác định rất cương quyết, phần giải pháp xin giới thiệu với các đồng chí nội dung cơ bản:
(1) Xây dựng và hoàn thiện thể chế để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, bảo đảm mọi quyền lực đều được kiểm soát chặt chẽ bằng thể chế, cơ chế; quyền hạn phải được ràng buộc bằng trách nhiệm.
(Quyền hạn càng cao, trách nhiệm càng lớn thì càng phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã nói “phải kiểm soát quyền lực bằng cơ chế” và “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”).
(2) Thực hiện công khai, minh bạch tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự theo quy định; cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu. Xác minh, xử lý kịp thời, hiệu quả, hợp lý thông tin phản ảnh từ các tổ chức, cá nhân và phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra theo định kỳ, đột xuất và theo chuyên đề, chuyên ngành; của cấp trên đối với cấp dưới; cấp dưới giám sát cấp trên. Coi trọng cả cảnh báo, phòng ngừa và xử lý sai phạm.
(4) Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Hủy bỏ, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ và xử lý nghiêm sai phạm, không có “vùng cấm”.
(Thực hiện Kết luận số 43-TB/TW của Bộ Chính trị, các địa phương, cơ quan, đơn vị đang triển khai việc tự rà soát, kiểm tra, xem xét lại các quyết định về công tác cán bộ từ tháng 6/2012 đến nay).
(5) Phải coi chạy chức, chạy quyền là hành vi tham nhũng trong công tác cán bộ. Nhận diện rõ, đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với các đối tượng có biểu hiện, hành vi chạy chức, chạy quyền. Coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng và danh dự của cán bộ để hình thành văn hóa không chạy chức, chạy quyền.
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ sáu, phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ (với 5 nội dung cơ bản)
(1) Thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.
(Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương như: Quyết định số 217-QĐ/TW, số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 và Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư. Nhưng việc thể chế hóa, cụ thể hóa để thực hiện hiệu quả chưa cao, vì vậy thời gian tới cần phải đẩy mạnh hơn nữa các công việc này).
 (2) Thường trực cấp ủy các cấp ở địa phương định kỳ tiếp dân; bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ và cấp ủy viên dự sinh hoạt với chi bộ khu dân cư; đảng viên công tác tại xã, phường, thị trấn sinh hoạt đảng tại chi bộ khu dân cư.
 (Để gắn bó mật thiết hơn giữa Đảng với dân, Ban Bí thư đang cho tổng kết mô hình chi bộ cơ quan, xã, phường, thị trấn và đề xuất theo hướng sao cho đảng viên gần dân, sát dân hơn).
(3) Thực hiện việc phân công cán bộ, đảng viên phụ trách hộ gia đình nơi cư trú với các hình thức phù hợp để: Đảng viên nơi cư trú gắn bó mật thiết với nhân dân; truyền đạt chủ trương, đường lối của Đảng đến với nhân dân và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; nắm chắc tình hình cơ sở và qua đó, nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là giám sát về đạo đức, lối sống.
(Đến nay, cả nước có trên 5 triệu đảng viên và gần 25 triệụ hộ gia đình. Như vậy, nếu phân công đảng viên phụ trách hộ thì mỗi đảng viên sẽ phụ trách khoảng 5 hộ gia đình. Như vậy, đảng viên sẽ có điều kiện bám sát và nắm chắc cơ sở hơn).
(4) Cụ thể hóa để thực hiện có hiệu quả cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát trong công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ.
(Đây là việc rất khó, nhưng cần phải cụ thể hóa để thực hiện thế nào cho có hiệu quả bằng các cơ chế cụ thể và có tính khả thi).
(5) Nghiên cứu mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp.
(Ngoài phát huy vai trò của nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ theo Quy định 99-QĐ/TW của Ban Bí thư; Bộ Chính trị đã giao cho Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp xây dựng quy định mở rộng các hình thức thăm dò dư luận xã hội về sự hài lòng của người dân với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thông chính trị).
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ bảy, nâng cao chất lượng công tác tham mưu, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công tác tổ chức, cán bộ (với 5 nội dung chủ yếu)
(1) Thường xuyên chăm lo, xây dựng, củng cố cơ quan tham mưu và đội ngũ làm công tác cán bộ thật sự trong sạch, vững mạnh; đặc biệt coi trọng lựa chọn, bố trí đúng người đứng đầu cơ quan tổ chức cán bộ.
(2) Nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
(3) Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ các cấp theo hướng: rà soát chức năng, nhiệm vụ; giảm đầu mối, tránh chồng chéo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ trong hệ thống chính trị.
(Như các Nghị quyết gần đây của Trung ương, Bộ Chính trị đã xác định vấn đề cách thức tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả).
(4) Tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện để nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác cán bộ “trung thành, trung thực, gương mẫu, trong sáng, tinh thông” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Nghiêm trị các hành vi tiêu cực, nhất là tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền. Coi trọng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác cán bộ ở các cấp, các ngành; kiểm soát chặt chẽ thực hiện quy trình công tác cán bộ.
(5) Kịp thời sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, quy định, quy chế và những chủ trương thí điểm, mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển lý luận về công tác tổ chức, cán bộ.
(Lâu nay, việc nghiên cứu cơ bản về tổ chức bộ máy và cán bộ chưa được quan tâm đúng mức; thiếu hệ thống quản lý và thống kê cơ bản; tổ chức của cơ quan tham mưu còn phân tán, đội ngũ cán bộ thiếu chuyên nghiệp, chưa có cơ quan chuyên trách làm công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức, cán bộ. Việc sơ kết, tổng kết thực tiễn còn xem nhẹ, thiếu bài bản. Phải sớm khắc phục tình trạng này).
Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ tám, một số nội dung cơ bản về công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc (có 4 nội dung cơ bản)
(1) Cụ thể hóa, hoàn thiện các văn bản về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc, nhất là phương hướng công tác nhân sự.
 (2) Rà soát kỹ, bổ sung đầy đủ thông tin, đánh giá chính xác, nắm chắc cán bộ và vấn đề chính trị của cán bộ; tăng cường thực hiện việc bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và phải có các phương án phù hợp, hiệu quả để thực hiện việc bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương theo mục tiêu đề ra.
(3) Tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn trong quy hoạch để chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp.
(Cả Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng phải chủ động thực hiện nhiệm vụ này).
 (4) Ban thường vụ cấp uỷ từng cấp căn cứ tình hình cụ thể để sử dụng các cơ quan chuyên môn một cách phù hợp để khảo sát, đánh giá nhân sự theo phân cấp, chủ động chuẩn bị nhân sự đại hội và các công việc cần thiết khác có liên quan.
(Cấp ủy các cấp lập Tổ công tác để trực tiếp khảo sát, gặp gỡ, trao đổi, tiếp nhận ý kiến phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhân sự đại hội Đảng cấp mình).
Để thực hiện tốt 08 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, Nghị quyết xác định hai trọng tâm và năm đột phá sau:
- Hai trọng tâm là: (1) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ, hiệu quả công tác cán bộ; chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo cơ chế, môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo phục vụ phát triển và có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. (2) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược và bí thư cấp ủy, người đứng đầu các cấp đi đôi với phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của cán bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ quyền lực.
- Năm đột phá là: (1) Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng: xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương. (2) Kiểm soát chặt chẽ quyền lực, sàng lọc kỹ càng, thay thế kịp thời những người năng lực hạn chế, uy tín thấp, không bảo đảm sức khỏe, có sai phạm; chấm dứt tình trạng chạy chức, chạy quyền. (3) Thực hiện nhất quán chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương ở những nơi đủ điều kiện. (4) Cải cách chính sách tiền lương và nhà ở để tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc; có cơ chế, chính sách để cạnh tranh lành mạnh và thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm. (5) Hoàn thiện cơ chế để cán bộ, đảng viên thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.
V. Một số vấn đề về tổ chức thực hiện Nghị quyết
Để triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết, Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 10-KH/TW, ngày 06/6/2018 và đã gửi đến các cấp ủy, tổ chức đảng. Nội dung Kế hoạch này gồm 3 phần: (1) Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết. (2) Những nhiệm vụ chung, thực hiện thường xuyên. (3) Những nhiệm vụ cụ thể đối với từng tổ chức.
1. Về học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết
(1) Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị phải tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc Nghị quyết và Kế hoạch thực hiện để cán bộ, đảng viên nhận thức rõ thực trạng công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ hiện nay; nắm vững các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết.
(2) Trên cơ sở Nghị quyết của Trung ương, Kế hoạch của Bộ Chính trị, xây dựng Kế hoạch, chương trình thực hiện Nghị quyết của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình phù hợp với thực tiễn; xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân; thời gian thực hiện và hoàn thành từng nhiệm vụ.
(3) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện theo Kế hoạch để kiểm soát nội dung và tiến độ.
2. Những nhiệm vụ chung, thực hiện thường xuyên
Kế hoạch của Bộ Chính trị xác định rõ 20 nhiệm vụ mà tất cả các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương phải thực hiện. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các đồng chí tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
3. Nhiệm vụ cụ thể đối với từng tổ chức
Bộ Chính trị đã phân công, giao nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực hiện đối với 22 tổ chức, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các ban đảng, các tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Trung ương./.

 -------------------------------

Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH

Toàn văn Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọngký ban hành ngày 23/5.
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế. Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống.
Quỹ bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ và giữa các thế hệ tham gia bảo hiểm xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng, số người được hưởng bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên.
Hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội từng bước được đổi mới, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, phát huy được vai trò, tính hiệu quả trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được nâng lên; việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động có nhiều tiến bộ.
2. Tuy nhiên, việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chưa thích ứng với quá trình già hoá dân số và sự xuất hiện các quan hệ lao động mới. Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn dưới mức tiềm năng; độ bao phủ bảo hiểm xã hội tăng chậm; số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng nhanh. Tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm xã hội chậm được khắc phục. Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức (nơi người lao động dễ bị tổn thương), còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều điểm bất cập. Các chế độ bảo hiểm xã hội chưa thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.
3. Những hạn chế, yếu kém nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thiếu quyết liệt. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước hiệu quả thấp; tính tuân thủ pháp luật chưa cao. Nhận thức của một bộ phận người lao động, người sử dụng lao động về vai trò, mục đích, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội chưa đầy đủ. Hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội còn bất cập. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa thật sự tạo được sự tin cậy để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm chỉ đạo
(1) Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.
(2) Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc; hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.
(3) Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội.
(4) Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội.
(5) Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để bảo hiểm xã hội thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn đến năm 2021:
Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
Giai đoạn đến năm 2025:
Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
Giai đoạn đến năm 2030:
Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.
III- NỘI DUNG CẢI CÁCH
Thực hiện đồng bộ các nội dung cải cách để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn, điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ.
1. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng
- Trợ cấp hưu trí xã hội: Ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc bảo hiểm xã hội hằng tháng. Có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn; điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách.
- Bảo hiểm xã hội cơ bản, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện: Bảo hiểm xã hội bắt buộc (với các chế độ hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, thất nghiệp) dựa trên đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Bảo hiểm xã hội tự nguyện (với các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay, từng bước mở rộng sang các chế độ khác) dựa trên đóng góp của người lao động không có quan hệ lao động; có sự hỗ trợ phù hợp từ ngân sách nhà nước cho nông dân, người nghèo, người có thu nhập thấp, lao động khu vực phi chính thức để mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người lao động đối với việc tự bảo đảm an sinh cho bản thân. Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo lộ trình điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp từng thời kỳ.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm sự lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn.
2. Sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác
Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cách tính lương hưu, bảo đảm công bằng giữa nam và nữ, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp để thu hẹp khoảng cách về thu nhập trong các đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.
3. Tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giữa các chính sách bảo hiểm xã hội cũng như tính linh hoạt của các chính sách nhằm đạt được mục tiêu mở rộng diện bao phủ
Nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chú trọng không chỉ các giải pháp xử lý hậu quả thông qua việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, đào tạo đáp ứng yêu cầu của công việc mới, giới thiệu việc làm mà cần chú ý thoả đáng đến các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động. Nghiên cứu thiết kế các gói bảo hiểm xã hội tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng. Mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc, hướng tới chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết.
4. Cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội
Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm sự công bằng, không phân biệt đối xử giữa các nhóm đối tượng tham gia; tăng cường sự chia sẻ giữa các nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm khắc phục bất hợp lý, chênh lệch quá lớn về mức hưởng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hoá các quy trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm xã hội theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
5. Đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khu vực phi chính thức
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu thiết kế các gói bảo hiểm xã hội ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp với người lao động trong khu vực phi chính thức.
6. Sửa đổi, khắc phục các bất hợp lý về chế độ bảo hiểm hưu trí hiện nay theo hướng linh hoạt hơn về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tăng tuổi nghỉ hưu bình quân thực tế của người lao động
Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.
7. Thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động; bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; xu hướng già hoá dân số; tính chất, loại hình lao động và giữa các ngành nghề, lĩnh vực.
Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung.
8. Sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội
Sửa đổi quy định về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của người lao động.
Nghiên cứu điều chỉnh tỉ lệ đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội theo hướng hài hoà quyền lợi giữa người sử dụng lao động và người lao động.
9. Điều chỉnh tỉ lệ tích luỹ để đạt tỉ lệ hưởng lương hưu tối đa phù hợp với thông lệ quốc tế
Sửa đổi cách tính lương hưu theo hướng giảm tỉ lệ tích luỹ, bảo đảm khả năng cân đối quỹ hưu trí trong dài hạn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Có lộ trình điều chỉnh kéo dài thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thực tế, bảo vệ quyền lợi của người hưởng chế độ hưu trí theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng và chia sẻ phù hợp.
10. Đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả
Tăng cường công tác đánh giá, dự báo tài chính, hiệu quả đầu tư các quỹ bảo hiểm xã hội; đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững và hiệu quả; ưu tiên đầu tư vào trái phiếu chính phủ, nhất là trái phiếu chính phủ dài hạn; nghiên cứu từng bước mở rộng sang các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, từng bước và có lộ trình đầu tư một phần tiền nhàn rỗi của Quỹ thông qua uỷ thác đầu tư tại thị trường trong nước và quốc tế bảo đảm an toàn, bền vững.
11. Thực hiện điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối trong mối tương quan với tiền lương của người đang làm việc, thay đổi cách thức điều chỉnh lương hưu theo hướng chia sẻ
Thực hiện điều chỉnh trợ cấp hưu trí xã hội theo khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; lương hưu cơ bản được điều chỉnh chủ yếu dựa trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, khả năng của Quỹ bảo hiểm xã hội và ngân sách nhà nước; quan tâm điều chỉnh thoả đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
IV- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội
Cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền; đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu rõ sự cần thiết, lợi ích, vai trò, ý nghĩa và những nội dung cơ bản của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đối với bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội
Thể chế hoá các chủ trương và hoàn thiện pháp luật, chính sách về bảo hiểm xã hội phải kết hợp với hoàn thiện pháp luật, chính sách về chế độ tiền lương, việc làm, chính sách người có công với cách mạng và các chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan khác.
Sửa đổi, bổ sung pháp luật về bảo hiểm xã hội theo hướng tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân; thiết kế hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; hoàn thiện các quy định về đóng - hưởng bảo hiểm xã hội, bảo đảm các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Rà soát, sửa đổi các quy định về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, gắn với việc đẩy mạnh đàm phán, ký kết hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội.
Sửa đổi, bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động, khắc phục tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp. Có quy định cụ thể và cơ chế quản lý chặt chẽ việc đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo đảm việc đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội an toàn, bền vững, hiệu quả.
Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội theo hướng cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và cơ quan quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi bảo hiểm xã hội; đồng thời, các doanh nghiệp và người lao động có quyền khiếu nại, hoặc khởi kiện cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm xã hội. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
Nâng cao tính tuân thủ pháp luật về bảo hiểm xã hội thông qua thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội, đi đôi với chú trọng tăng số người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội, đặc biệt là chế độ hưu trí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi tiền bảo hiểm xã hội.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để đẩy mạnh việc phân cấp cho các cơ quan bảo hiểm xã hội; thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cho các địa phương; phân định rõ quản lý nhà nước với quản trị bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và thực thi chính sách bảo hiểm xã hội. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về bảo hiểm xã hội. Xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và thông tin báo cáo về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện, đẩy mạnh kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ tốt công tác thực hiện chính sách và công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách. Tiếp tục hiện đại hoá quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Triển khai có hiệu quả các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động. Chi phí tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp lấy từ nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, không lấy từ ngân sách nhà nước. Có cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động biến động nhanh chóng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang làm biến đổi cấu trúc của thị trường lao động.
5.Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt trong phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội, tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động với lộ trình và phân công cụ thể trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc xây dựng luật, pháp lệnh phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường giám sát việc cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động hướng tới mục tiêu tiến bộ, công bằng, bền vững, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức việc học tập, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết, kết quả thực hiện Nghị quyết.
4. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Tất cả điểm mới của Nghị quyết 28 về cải cách bảo hiểm xã hội
Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành ngày 23/5/2018. LuatVietnam xin giới thiệu những điểm mới, nổi bật của Nghị quyết này.
Đóng bảo hiểm 10 - 15 năm cũng được hưởng lương hưu
Nghị quyết chỉ rõ, sẽ sửa đổi quy định về điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí theo hướng linh hoạt, đồng thời với việc điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng – hưởng.
Cụ thể, giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp, tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp nhưng vẫn được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Sẽ giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Nhằm giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Nghị quyết nêu rõ, sẽ quy định theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Đồng thời, sẽ sửa đổi các quy định để khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thời gian dài hơn, từng bước tăng tuổi nghỉ hưu bình quân, tăng tỉ lệ giảm trừ tiền lương hưu đối với người lao động muốn nhận chế độ hưu trí sớm.
Tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp; không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hớn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung.

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được mở rộng với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt.
Thiết kế các gói bảo hiểm xã hội tự nguyện ngắn hạn
Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất hiện nay và từng bước mở rộng sang các chế độ khác.
Nghị quyết đề ra nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế các gói bảo hiểm xã hội tự nguyện ngắn hạn linh hoạt để người lao động có nhiều sự lựa chọn tham gia và thụ hưởng. Đồng thời, tạo điều kiện chuyển đổi thuận lợi giữa bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc, hướng tới chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với toàn bộ người lao động có việc làm, có thu nhập và tiền lương khi có đủ điều kiện cần thiết.