Thông tin về huyện Hương Khê, Hà Tĩnh

Vùng đất Hương Khê xa xưa thuộc bộ Việt Thường. Qua chiều dài lịch sử, vùng đất này nhiều tên gọi khác nhau như: Nam Lăng, Đỗ Gia, Thổ Hoàng, Ngọc Ma, Trấn Định, Quy Hợp ….
Đây vùng địa đầu biên ải của nước Đại Việt thời , nơi vị trí trọng yếu về quốc phòng. Cách đây gần 1000 năm vua Thái Tổ đã sai hoàng tử Hoàng tử Nhật Nam đã cho lập các đồn binh, ải đạo nhằm xây dựng nơi đây thành phòng tuyến vững chắc


 Cách đây gần 700 năm Vua Trần Duệ Tông đi kinh lý vào đây và chọn được người con gái đẹp, tài ba là cô Trần Thị Ngọc Hào, người làng Tri Bản xã Hòa Hải, huyện Hương Khê ngày nay làm vợ và trở thành Hoàng hậu Bạch Ngọc. Bà không chỉ rất đẹp, giỏi văn thơ, mà còn giỏi làm kinh tế và công việc triều chính

Vùng đất này được Vua Quang Trung trên đường hành quân ra Bắc tiêu diệt quân nhà Thanh xâm lược chọn làm nơi hội quân (1789)

Trong phong trào Cần Vương (1855 - 1896): Vua Hàm Nghi và đại thần  Tôn Thất Thuyết chọn Hương Khê để xây dựng căn cứ,  kêu gọi sỹ phu và Nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. 
     Chí sĩ yêu nước Phan Đình Phùng    cũng chọn Hương Khê lập đại bản   doanh kháng chiến chống Pháp.


Điện thờ vua Hàm nghị tại Sơn Phòng, xã Phú Gia, huyện Hương Khê

Báu vật vua Hàm Nghi tặng người dân Phú Gia




Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ những năm 1947 – 1950 chính phủ, bộ quốc phòng cũng chọn Hương Khê xây dựng An toàn khu, lập xưởng chế tạo vũ khí và xưởng in bạc tài chính quốc gia.
Những đồng tiền tài chính đầu tiên của Việt Nam
được in ở An toàn khu (ATK) Hương Khê (các loại giấy 1, 10, 20, 50 đồng)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bộ quốc phòng và tổng cục hậu cần cũng chọn Hương Khê đặt sở chỉ huy tiền phương để điều hành toàn bộ việc chi viện cho chiến trường Miền Nam và Trung Hạ Lào

Phà Địa lợi, điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ


Chị Nguyễn Thị Kim Lai - Dân quân xã Phú Phong bắt sống giặc Mỹ (ảnh Phan Thoan)


HƯƠNG KHÊ – TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI ĐẦU TƯ

-        Phía nam giáp huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình),
-        Phía đông giáp huyện Can Lộc, huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên
-        Phía tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào), ngăn cách bởi núi Giăng Màn (tên chữ là Khai Trướng) thuộc dãy Trường Sơn.



Điều kiện tự nhiên:
-        Diện tích tự nhiên 126.350,04 ha.
-        Dân số hiện có khoảng 11 vạn người.
-        Địa hình chủ yếu là đồi núi.
-        Lượng mưa: từ 1.600 đến 2500 mm/năm.
-        Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C - 25,20C.
 Núi Giăng Màn
Sông Ngàn Sâu

Kinh tế:
-        Tốc độ tăng trưởng sản xuất của huyện ở mức khá qua từng năm, bình quân trên 14,6%/năm.
-        Thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 41,1%; CN-TTCN, XDCB 38,7%; Thương mại - Dịch vụ 20,2%. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, nhiều chương trình dự án lớn trên địa bàn được triển khai và phát huy hiệu quả.


NGUỒN NHÂN LỰC:
Số người trong độ tuổi lao động: 51.605 người chiếm tỷ lệ 50,1% dân số.
Số lao động đã qua đào tạo là 18.084 lao động, số lao động phổ thông là 25.103 lao động.
Người dân Hương Khê hiếu học, chịu khó và sáng tạo trong lao động sản xuất.





       GIAO THÔNG: 
       Hương Khê có đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 41 km, là huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
       Quốc lộ 15 kết nối với Thành phố Hà Tĩnh và khu di tích Ngã ba Đồng Lộc.

       Hương Khê có hệ thống đường sắt quốc gia với trên 48 km chạy qua địa bàn, trong đó lớn nhất là ga Hương Phố - điểm dừng của nhiều chuyến tàu trên hành trình Bắc – Nam.
       Hệ thống giao thông đường thủy Hương Khê tương đối thuận lợi vì có sông Ngàn Sâu và các phụ lưu.

NÔNG NGHIỆP:


Được xác định là lĩnh vực trọng tâm của huyện. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hương Khê gồm có: lợn, bò, hươu, gà, bưởi Phúc Trạch, cam các loại, ngô, đậu xanh, chè công nghiệp, gỗ nguyên liệu rừng trồng
       Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 126.293,85 ha trong đó đất nông nghiệp là 113.714,14ha, có điều kiện thuận lợi để đầu tư sản xuất phát triển rừng, các vùng cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung có quy mô lớn gắn với chế biến.

       Hương Khê có hai loại cây ăn quả đặc sản cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao, đó là Bưởi Phúc Trạch và cam các loại, mà nổi tiếng là cam Khe Mây.



Bưởi Phúc Trạch được bán tại siêu thị Vinmax  Hà Nội

Đặc sản Cam Khe Mây được người tiêu dùng ưa chuộng


       Về chăn nuôi: Tổng đàn các loại vật nuôi chủ lực đều tăng, đến nay (2016) toàn huyện có tổng đàn trâu bò 43.500 con, đàn lợn 75.000 con, hươu 1.672 con, gia cầm 450.000 con.

       Tiềm năng công nghiệp chế biến:
       Hương Khê có các sản phẩm gỗ từ rừng, cây lâm sản phụ (song, mây), cây cao su, cây chè, cây cam có thể phát triển công nghiệp chế biến.



Chất lượng cây dó bầu và sản phẩm trầm hương trên đất Hà Tĩnh là tốt nhất thế giới hiện nay.
Đây là cơ sở để Hội Trầm hương Việt Nam và Hội Trầm hương Hàn Quốc lựa chọn hợp tác phát triển tiềm năng cây dó bầu với tỉnh Hà Tĩnh.
Ông Jung Kwang Ho, Chủ tịch Hội Trầm hương Hàn Quốc (KAA) cho biết: trong sản phẩm trầm hương có 170 thành phần, trong đó, 36 thành phần tốt cơ thể con người. Từ nguyên liệu thu được, KAA cho ra đời 6 dòng sản phẩm tiêu dùng như kem đánh răng, nước hoa, mỹ phẩm...



       Tiềm năng thương mại - dịch vụ:
       Hương Khê có hệ thống giao thông đường bộ và
đường sắt kết nối với các thị trường Vinh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, cửa khẩu quốc tế Cầu treo, Khu Công Nghiệp Vũng Áng, khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Minh Hóa - Quảng Bình) và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào để giao thương, phát triển.
       Với vị trí địa lý khá thuận lợi, Hương Khê có tiềm năng là một điểm nghỉ chân của khách du lịch và các đoàn xe vận tải, trở thành điểm trung chuyển của các hành trình du lịch kết hợp giữa đường sắt và đường bộ.



Tín dụng Ngân hàng khá phát triển: Hương Khê hiện có 4 Ngân hàng đóng trên địa bàn, 2 quỹ tín dụng phát triển. 

TIỀM NĂNG DU LỊCH
       Thác Vũ Môn nằm trên dãy núi Giăng Màn, về phía Tây Nam huyện Hương khê ở độ cao 1.280m so với mực nước biển.
       Là địa điểm duy nhất trong cả nước gắn với truyền thuyết cá Chép hóa Rồng của Việt Nam: "Mồng bảy cá đi ăn thề. Mồng tám cá về vượt Thác Vũ Môn".


       Thác Vũ Môn có 3 cấp nước, mỗi cấp nước có hình chài, dài khoảng 70m, rộng khoảng 20m. Thác Vũ Môn như một dải lụa mềm trắng vắt qua núi tuyệt đẹp và tiếng nước chảy ngân vang khắp một vùng. Ở đây không khí ẩm ướt, quanh năm như chìm trong sương mù, nhiệt độ về mùa hè rất mát mẻ chỉ vào khoảng 20 – 250C, rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái.







Ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup (phải) cùng đại diện lãnh đạo huyện Hương Khê ký bản ghi nhớ về việc đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái thác Vũ Môn.

       Ngoài ra Hương Khê có thác Rào Rồng, đập Đá Hàn, Bãi Dài.. có thể phát triển du lịch sinh thái.
       Hiện nay, toàn huyện có 5 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh như: Sơn Phòng – Hàm Nghi,
Đền Trầm Lâm, Đền Công Đồng
(xã Phú Gia); Rôộc Cồn (xã Phú Phong); Di tích Sở Chỉ Huy tiền phương tổng cục hậu cần, Đoàn 500 (xã Hương Đô), Khu chứng tích chiến tranh Hương Phúc (xã Hương Trạch), Đền Hợp Tự (Đền Voi Ngựa) và Chùa Phúc
Linh - xã Gia Phố, Phà Địa Lợi....là tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh và du lịch văn hóa – lịch sử.








       Đứng trước xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, cùng với nhu cầu phát triển về kinh tế, huyện Hương Khê mong muốn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đến tìm hiểu, khai thác các nguồn lực sẵn có, phát huy các tiềm năng và lợi thế của huyện để thực hiện các dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã-hội của Hương Khê một cách bền vững.
Các lĩnh vực, dự án huyện kêu gọi đầu tư đó là:
       Lĩnh vực Nông nghiệp
1.       Dự án phát triển Bưởi Phúc Trạch
2.       Dự án phát triển Cam Khe Mây
3.       Dự án phát triển dược liệu
4.       Dự án trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng
5.       Dự án đầu tư trồng một số loại rau, củ, quả xuất khẩu
6.       Dự án đầu tư nuôi bò lai
7.       Dự án chăn nuôi thỏ
8.       Dự án nuôi gà thả vườn đồi
9.       Dự án nuôi lợn giống và lợn thịt công nghệ cao
10.     Dự án xây dựng nhà máy sản xuất thước ăn gia súc
11.     Dự án phát triển cây chè công nghiệp (200 ha)
* Lĩnh vực văn hóa- xã hội, thương mại- dịch vụ:
1.       Dự án đầu tư khu du lịch thác Vũ Môn
2.       Dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Bãi Dài
3.       Dự án đầu tư khu sinh thái hồ Đá Hàn
4.       Dự án đầu tư du lịch di tích lịch sử cấp Quốc giá Thành Sơn
Phòng-Hàm Nghi,  đền Trầm Lâm, đền Công Đồng
5.       Dự án xây dựng nghĩa địa trung tâm huyện
Lĩnh vực Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
1.       Dự án xây dựng và phát triển khu tiểu thủ công nghiệp Gia Phố
2.       Dự án xây dựng và phát triển khu tiểu thủ công nghiệp Hương Phúc
3.       Dự án xây dựng nhà máy sơ chế nông sản

                               Biên tập: Phúc Anh. Số liệu năm 2018


Không có nhận xét nào: