Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Bài giảng Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII

CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG TRUNG ƯƠNG 6 (KHÓA XII)

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, từ ngày 4/10 đến ngày 11/10/2017, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII được triệu tập.
Sau khi xem xét và thảo luận các tờ trình, đề án và các báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết nghị:
1- Thông qua nội dung các văn kiện sau đây:
- Nghị quyết một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Nghị quyết về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
- Nghị quyết về công tác dân số trong tình hình mới.
2- Thông qua Kết luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Giao Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương để hoàn chỉnh các Kết luận; chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV.
3- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 2 đồng chí vào Ban Bí thư khoá XII gồm: Đồng chí Phan Đình Trạc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và cho ý kiến về nhân sự Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Tổng Thanh tra Chính phủ.
4- Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận, thống nhất cao với Tờ trình của Bộ Chính trị về thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận thấy: Trên cương vị người đứng đầu cấp uỷ thành phố Đà Nẵng, đồng chí Nguyễn Xuân Anh chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ; cá nhân đồng chí đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm; vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; vi phạm tiêu chuẩn cấp uỷ viên.
Những vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Nguyễn Xuân Anh là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Sau khi thảo luận và cân nhắc trên các mặt, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh với hình thức: Cách chức Bí thư Thành uỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020; cho thôi giữ chức Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
5- Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét và thống nhất cao với Báo cáo các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ năm đến Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
6- Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2017 - 2018 và các năm tiếp theo; tổ chức thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết và Kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.







































NỘI DUNG CỤ THỂ TRUNG ƯƠNG 6 (4 Nghị quyết)

A. NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 18:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI,
SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ

I. VÌ SAO PHẢI BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT
Một là, những năm qua, Trung ương đã ban hành và lãnh đạo thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đạt được những kết quả quan trọng.
-> Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội từng bước được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân định hợp lý hơn.
-> Từng bước đáp ứng yêu cầu quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế.
-> Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Hạn chế, bất cập:
Dù đã nhiều lần kiện toàn sắp xếp, nhưng bộ máy nhà nước vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu  đề ra, cụ thể:
1. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối bên trong; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu.
 (Đến 6/2017, số bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ nhiệm kỳ XII giữ ổn định so với 2 nhiệm kỳ trước đây nhưng đầu mối bên trong của các Ban bộ, ngành cơ quan TW và địa phương tăng nhanh.
+ Cả nước có 42 Tổng cục tăng 2 lần so với năm 2011;
+ có 825 cục, vụ thuộc Tổng cục tăng 47%, 7280 phòng trong Tổng cục tăng 4,7%;
+ có 750 vụ, cục và tương tương đương trực thuộc Bộ tăng 13,6%;
+ có 3970 phòng trong cục và tương đương trực thuộc Bộ tăng 13% so với 2011.  + Riêng các cơ quan giúp việc của TW tăng 23 đầu mối;
+ Các cơ quan tham mưu giúp việc các tỉnh, thành ủy tăng 162 đầu mối, dẫn tới tăng 1.265 biên chế so với năm 2011).
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức còn chồng chéo, trùng lắp.
3. Phân công, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ và chưa hợp nhất về chức năng, nhiệm vụ.
(Ví dụ về các Ban Đảng, mặt trận... của cấp ủy đảng với cơ quan nội vụ, thanh tra, Thông tin truyền thông của Nhà nước, giữa một số bộ với nhau như Bộ Giao thông với Bộ Xây dựng, Bộ KH - ĐT với Bộ Tài chính...) (Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ …)
4. Cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập; tỷ lệ người phục vụ còn cao, nhất là khối văn phòng.
(Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức làm nhiệm vụ phục vụ tại các cơ quan TW và địa phương cao. Trong các cơ quan Đảng của TW tỷ lệ người phục vụ là 27,2%, MTTQ và các đoàn thể chính trị XH gần 30%, có những cơ quan đơn vị 17 - 18 % là lái xe).
5. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước lớn, nhất là viên chức đơn vị nghiệp công lập và người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
(01/3/2017, số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách Nhà nước khoảng 4 triệu người, chưa tính Quân đội và Công an; Ở Trung ương khoản 279 000 người; ở cấp tỉnh 2.080.000 người, cấp xã 1.266.000 người, Hợp đồng theo nghị định 68 là 131.837 người các hợp đồng khác là 239.000 người).
6. Sau 2 năm thực hiện NQ 39-NQ/TW của BCT về tinh giản biên chế, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước tăng hơn 96.000 người.
(Tỷ lệ cán bộ công chức người hưởng lương nhà nước trên người lao động là 1/43 chưa tính Quân đội và Công an, ít hơn so với Trung Quốc và Thái Lan nhưng cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực).
7. Số lượng lãnh đạo cấp phó trong các cơ quan, đơn vị nhiều; việc bổ nhiệm cấp “hàm” ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý.
 (Cả nước hiện nay có 81.492 lãnh đạo cấp phó, từ phó phòng đến thứ trưởng chiếm 21,7%. Cứ 5 cán bộ công chức thì có một lãnh đạo cấp phó. Có nơi 44/46 là lãnh đạo; Có những phòng 100% là lãnh đạo).
8. Chi thường xuyên tăng và chiếm tỷ trọng cao, chi đầu tư phát triển giảm; nợ công tăng, ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách nhà nước và có nguy cơ gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.
(2011 – 2015 chi thường xuyên chiếm 65% tăng 2,2 lần so với 5 năm trước đó, 2017 dự kiến chi thường xuyên là 64,5 % dự toán chi 900. 000 tỷ. Theo báo cáo  của Chính phủ về tình hình nợ công cho biết trên cơ sở kế hoạch vay và trả nợ công năm 2017 và tình hình thực hiện đến 30/9/2017, dự kiến cuối năm 2017 dư nợ công khoảng 3,1 triệu tỷ đồng, tương đương 62,6%GDP, nếu chia trung bình cho 94 triệu dân, mỗi người dân đang gánh khoảng 33 triệu đồng).

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TINH GỌN, HOẠT ĐỘNG HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ YÊU CẦU CẤP THIẾT

Một là, công cuộc đổi mới đất nước và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế để thích ứng với điều kiện mới.
Hai là, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường với những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những hạn chế yếu kém của tổ chức bộ máy, biên chế để chống phá, kích động, xuyên tạc.
Ba là, tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị nhằm cụ thể hóa và đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống.
NQ Đại hội XII yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành”.
Tại Hội nghị TW6, TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Những việc nào đã rõ, đã chín thì kiên quyết làm ngay; việc nào chưa rõ, quá phức tạp thì tiếp tục nghiên cứu, mạnh dạn làm thí điểm rồi tổng kết, mở rộng dần”.
“Mạnh dạn thực hiện thí điểm những mô hình mới để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế đi đôi với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả hoạt động”.
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY
1. Hệ thống tổ chức của Đảng:
Toàn quốc có 68 đảng bộ trực thuộc Trung ương, Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn; 1.290 đảng bộ cấp trên cơ sở; 57.093 tổ chức cơ sở đảng; Gần 5.000.000 đảng viên.
(Ở TW có 40 đảng đoàn, BCS đảng, ở mỗi tỉnh có từ 9 đến 11 đảng đoàn, BCS đảng. Cơ quan giúp cho cấp ủy ở TW có 12 ban, cơ quan đơn vị, ở cấp tỉnh có 8 ban, cơ quan đơn vị, cấp huyện có 6 ban, cơ quan đơn vị)
Ưu điểm:
1. Hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức chặt chẽ, bao quát các lĩnh vực, địa bàn, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.
2. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức được kiện toàn, hoàn thiện.
3. Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước là phù hợp, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.
Hạn chế, bất cập
1. Vẫn còn nhiều đầu mối bên trong; một số cơ quan của Đảng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng với cơ quan của Nhà nước.
2. Một số Ban Cán sự Đảng có chức năng, nhiệm vụ chồng chéo, trùng lắp với các ban, bộ, ngành TW và cấp ủy, chính quyền địa phương.
(Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ …)
3. Tổ chức và hoạt động của các ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ còn một số bất cập.
(Số người hưởng lương ở 63 Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe là gần 1.000 người, 106 đầu mối, tổng kinh phí gần 700 tỷ/năm). Hoạt động của Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ cấp tỉnh chưa rõ nét.
4. Chưa có quy định chức năng, nhiệm vụ cho cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và khung quy chế làm việc thống nhất của cấp ủy các cấp.
5. Số lượng cấp ủy viên các cấp có xu hướng tăng và chưa thật hợp lý.
( BCH TW khóa 9 có 150, khóa 10 có 181, khóa 11, 12 là 200 (180 chính thức 20 dự khuyết) Cấp tỉnh tăng từ 43 lên 49 cấp huyện tăng 2,29. Cấp ủy tăng lên cộng với ủy viên Hội đồng tăng lên dẫn đến phụ cấp tăng).
6. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn yếu, thậm chí có nơi không thể hiện rõ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo.
7. Trong doanh nghiệp nhà nước có nhiều đảng viên sai phạm. Trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước chưa có nhiều tổ chức Đảng.
8. Nhiều thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng, đảng viên; nhiều trưởng thôn, tổ trưởng dân phố không là đảng viên. Phát triển Đảng trong nông thôn rất khóa khăn.
2. Hệ thống tổ chức của Nhà nước
Ưu điểm:
1. Hệ thống tổ chức của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(Hiện nay nước ta có 63 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, 713 đơn vị hành chính cấp huyện, 11.162 đơn vị hành chính cấp xã).
Hạn chế, bất cập:
1. Tổ chức bộ máy của một số cơ quan còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo.
 (Cấp Trung ương: Việt Nam còn có 30 bộ ngành, đầu mối  trung ương. Trong khi đó, Nhật bản có 11 Bộ, Xinhgapo có 15, Hàn Quốc 16, Thái Lan 19, Trung Quốc 20, Philippin 20, Nga 31, Anh 17).
2. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương chưa chặt chẽ.
3. Một số cơ quan chưa phân cấp mạnh mẽ, còn biểu hiện bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
4. Các đơn vị hành chính địa phương quy mô còn nhỏ, nhất là cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố.
(Năm 1986 cả nước có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 352 đơn vị hành chính cấp huyện; 10.000 đơn vị hành chính cấp xã. Sau 30 năm đổi mới tăng thêm 19 tỉnh; 178 đơn vị cấp huyện; 1136 đơn vị cấp xã. Mười năm gần đây giảm 01 đơn vị hành chính cấp tỉnh (sát nhập Hà Nội với Hà Tây), tăng thêm 162 đơn vị hành chính cấp huyện, 194 xã).
5. Số lượng, chất lượng, cơ cấu đại biểu dân cử còn nhiều bất cập.
6. Việc thành lập Văn phòng đoàn ĐBQH cấp tỉnh nhưng hiệu quả công việc không cao, làm tăng đầu mối.
7. Còn nhiều tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự án ở TW và địa phương, hiệu quả hoạt động chưa tốt.
8. Cải cách hành chính còn chậm, nhất là thủ tục hành chính.
3. Hệ thống tổ chức MTTQ và đoàn thể
Ưu điểm:
Tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động đã có nhiều đổi mới; hiệu quả hoạt động được nâng lên:
- Chức năng giám sát, phản biện được thể hiện rõ hơn.
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các phong trào, các cuộc vận động trên địa bàn toàn tỉnh.
Hạn chế, bất cập:
1. Việc đổi mới còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu; một số nhiệm vụ còn trùng lắp.
2. Nội dung và phương thức hoạt động có lúc, có nơi chưa hiệu quả.
3. Cơ cấu cán bộ, công chức còn chưa hợp lý giữa các cấp và trong từng cơ quan.
(Hệ thống MTTQ cả nước có 86.396 cán bộ chuyên trách chiếm 14,14% tổng số cán bộ công chức viên chức của cả nước).
4. Cơ chế phân bổ tài chính còn nhiều bất cập.
4. Nguyên nhân của hạn chế, bất cập (Có 06 nguyên nhân)
1. Nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đầy đủ về tính cấp thiết phải đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, chính quyền đối với các văn bản của Đảng, Nhà nước thiếu tập trung.
3. Công tác quản lý tổ chức bộ máy và biên chế chưa chặt chẽ, chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối.
4. Cơ chế, chính sách khuyến khích việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức, biên chế chưa phù hợp.
5. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thiếu thường xuyên; chưa xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa quan tâm nhiệm vụ tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
6. Việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa được coi trọng.
* SỐ LIỆU HÀ TĨNH: VỀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÁN BỘ CÁC CẤP
          Cấp thôn:
          - Theo số liệu khảo sát, toàn tỉnh hiện có 2.133 thôn, xóm, tổ dân phố. Tổng số bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận là 4.280 người, hưởng phụ cấp 1,2 lần mức lương tối thiểu/tháng/người.
          Ngoài các chức danh được hưởng phụ cấp theo quy định, các chức danh cấp phó đoàn thể ở thôn, xóm còn được hưởng phụ cấp khoảng từ 100 - 150 ngàn đồng/người/tháng do ngân sách xã chi trả.
          - Tổng số cán bộ ở thôn, xóm, tổ dân phố hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước là 21.400 người. Tổng số ngân sách chi trả phụ cấp một năm là 199 tỷ đồng (chưa tính phần ngân sách xã).
          Cấp xã:
- Toàn tỉnh có 262 xã, phường, thị trấn. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã: 5.239 người, trong đó: Tổng số người hoạt động không chuyên trách cấp xã là: 3.822, hưởng phụ cấp 1,2 lần mức lương tối thiểu/người/tháng. Tổng ngân sách chi trả 66,6 tỷ đồng/năm.
          - Như vậy tổng số ngân sách phải chi cho cán bộ cấp thôn, xóm và cấp xã mỗi năm trên 250 tỷ đồng.
           III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị.
2. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức và đề cao kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của cả hệ thống chính trị.
3. Bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế, cải tiến tiền lương.
4. Những việc đã rõ, cần thực hiện thì thực hiện ngay; những việc mới, chưa được quy định thì tùy tình hình địa phương, đơn vị mạnh dạn thực hiện thí điểm. Những việc chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì nghiên cứu, tổng kết từ đó đề ra giải pháp phù hợp.
5. Một cơ quan thực hiện nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Không nhất thiết giữa các địa phương đều phải giống nhau về mô hình và quy mô tổ chức.
6. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội, không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá. 
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; hiệu lực quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể CT-XH, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên, góp phần cải cách tiền lương.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2021:
1. Cơ bản hoàn thành kiện toàn, sắp xếp các đầu mối bên trong của từng tổ chức, giảm cấp trung gian, giảm cấp phó.
2. Sửa đổi một số quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý.
3. Sắp xếp hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chuẩn về dân số và diện tích tự nhiên.
4. Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và phân công kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, tinh giản biên chế.
2.3. Mục tiêu cụ thể từ 2021 đến năm 2030:
1. Hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng và thực hiện mô hình tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với điều kiện mới.
2. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
3. Tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
4. Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đối với các đơn vị hành chính (cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố) không đảm bảo 50% về diện tích tự nhiên và dân số.
5. Phân định rõ và thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tám nhiệm vụ trọng tâm
1. Các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế chính sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2. Kiên quyết sắp xếp lại đầu mối bên trong của từng tổ chức để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
3. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa TW và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới gắn với kiểm soát quyền lực.
4. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong kiện toàn tổ chức, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
5. Mạnh dạn thí điểm những mô hình tổ chức mới để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; từng bước nhân rộng những mô hình mới mà thực tế chứng minh là có hiệu quả.
6. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Kịp thời biểu dương, khen thưởng và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm.
7. Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin; đẩy mạnh cải cách hành chính, tích cực xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh, coi trọng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
8. Coi trọng thực tiễn, nghiên cứu khoa học, xây dựng lý luận khoa học về tổ chức bộ máy phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
2. Mười nhiệm vụ chung
          1. Thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của cả hệ thống chính trị, ở Trung ương là Bộ Chính trị, ở địa phương là ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy.
2. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
3. Tập trung rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với tinh giản biên chế. Không thành lập mới các tổ chức trung gian.
4. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chính trị. Quy định số lượng biên chế tối thiểu và số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức.
5. Mạnh dạn thí điểm một số mô hình mới về tổ chức, kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, giảm biên chế và kiểm soát quyền lực.
6. Xây dựng, thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
7. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
8. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.
9. Tiếp tục cải cách hành chính, ứng dụng KHCN, đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh.
(Chú ý đào tạo, bồi dưỡng công dân điện tử, công dân thông minh để thích ứng)
10. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội. Có chính sách đối với những người phải sắp xếp lại và tinh giản biên chế.
3. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
3.1. Đối với hệ thống tổ chức của Đảng, ngoài thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ chung, phải tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Trung ương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và khung quy chế làm việc của các cấp ủy.
2. Xây dựng quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, điều kiện, quy trình lựa chọn cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp.
3. Kết thúc hoạt động của các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao. Chuyển Văn phòng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về Ban Nội chính Trung ương.
4. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của các ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ cho phù hợp.
5. Điều chỉnh, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đảng ủy khối theo hướng nâng cao hiệu quả và tinh gọn tổ chức bộ máy.
6. Quy định tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình lựa chọn cấp ủy viên cơ sở. Khắc phục tình trạng thôn, tổ dân phố không có tổ chức đảng và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không phải là đảng viên.
7. Hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên.
8. Thực hiện thống nhất Văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp tỉnh; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Cơ bản hợp nhất VP cấp ủy với VP HĐND, UBND cấp huyện nơi đủ điều kiện.
(Nếu thực hiện được vấn đề này, giảm khoảng 300 đầu mới cấp phòng, 600 lãnh đạo cấp phòng, 900 biên chế, tiếp kiệm kinh tế chi thường xuyên khoảng 500 tỷ/năm)
9. Thí điểm kiêm nhiệm người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan của Đảng, Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện như Ban Tổ chức với Phòng Nội vụ, Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra... Những nơi có điều kiện. Cơ bản thực hiện bí thư cấp ủy là chủ tịch HĐND các cấp; thực hiện bí thư cấp ủy là chủ tịch ủy UBND cấp huyện, cấp xã những nơi đủ điều kiện.
3.2. Đối với hệ thống tổ chức Nhà nước Trung ương, ngoài thực hiện 10 nhiệm vụ chung, còn thực hiện 9 nhiệm vụ sau:
1. Giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc Hội công tác ở các cơ quan hành pháp. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bên trong của các cơ quan tham mưu giúp việc Quốc Hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
2. Chính phủ, các bộ, ngành kiện toàn tổ chức bộ máy tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách...
3. Hoàn thiện để khắc phục sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành và tổ chức trực thuộc; giảm các tổ chức phối hợp liên ngành và các ban quản lý dự án.
4. Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ sắp xếp đầu mối bên trong, giảm tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập phòng trong vụ.
5. Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương gắn với kiểm soát quyền lực.
6. Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
7. Một số ngành, lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc (thuế, hải quan, kho bạc…) sắp xếp tổ chức theo khu vực liên tỉnh, liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế.
8. Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương xây dựng đề án sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp.
9. Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực để sắp xếp tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối.
3.3. Đối với chính quyền địa phương, ngoài thực hiện 10 nhóm nhiệm vụ chung, phải thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Phân định rõ chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Giảm hợp lý số lượng đại biểu HĐND và đại biểu công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước.
2. Quy định khung số lượng cơ quan trực thuộc HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và khung số lượng cấp phó các cơ quan này. Sắp xếp giảm tổ chức bên trong của các sở, ngành.
3. Thực hiện có hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cấp.
4. Quy định khung số lượng cán bộ, công chức cấp xã  phù hợp. Thực hiện thống nhất khoán chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố.
5. Thực hiện hợp nhất văn phòng Đoàn đại biểu Quốc Hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh thành một văn phòng.
6. Tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập các thôn, tổ dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn. (Hà Tĩnh trước đây đã làm)
3.4. Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng, ngoài thực hiện 10 nhiệm vụ chung, còn phải thực hiện 5 nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Hoàn thiện tổ chức của MTTQ và các đoàn thể CT – XH gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung cho cơ sở, gắn bó với đoàn viên, hội viên; nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội.
2. Sắp xếp bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong; giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp; giảm biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên trách; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước. Tăng cường sử dụng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên.
3. Thí điểm trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch UB MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện nơi đủ điều kiện. Tổng kết mô hình cơ quan tham mưu, giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể CT - XH cấp huyện; mở rộng thí điểm ở cấp tỉnh và thực hiện ở cấp huyện nơi đủ điều kiện.
4. Quản lý, sử dụng hiệu quả, phù hợp tài sản của tổ chức công đoàn. Sửa đổi cơ chế quản lý tài chính, nguồn kinh phí công đoàn bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, hiệu quả.
5. Quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng. Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao.
(Bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và năm tổ chức chính trị - xã hội, còn gọi là đoàn thể (Hội Phụ nữHội Nông dânĐoàn Thanh niênCông đoàn, và Hội Cựu chiến binh), cùng 28 hội đặc thù theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP. Chi phí cho các tổ chức quần chúng ước tính khoảng 14.000 tỷ - gấp đôi dự toán cho Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và gấp 5 lần cho Bộ Khoa học Công nghệ).
 V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban Bí thư đã ban hành Kế hoạch thực hiện nghị quyết và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; xác định những nhiệm vụ chung và những nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức.
- Đảng đoàn Quốc Hội, Ban Cán sự  Đảng Chính Phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng thể chế hoá, cụ thể hoá Nghị quyết và sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật có liên quan để thực hiện Nghị quyết.
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ, ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc TW tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện Nghị quyết.
- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện và định kỳ sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết.













NGHỊ QUYẾT SỐ 19:
VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ,
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

* Các nội dung chính:
1. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT
2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ, CƠ CHẾ TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
4. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Đơn vị sự nghieepj công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động - thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định
I. SỰ CẦN THIẾT
Một là, việc phát triển và đổi mới tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công là chủ trương xuyên suốt trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng.
Văn kiện Đại hội IX, X, XI và XII; Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu khóa X; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm khóa XII; Kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị công lập đã nhận định: trong thời gian qua, với việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cho thấy, việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp công lập đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao, góp phần cải thiện thu nhập của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp.
Hai là, cách mạng khoa học - công nghệ; cách mạng 4.0 đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy, cơ chế tài chính của hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới.
(Theo số liệu có trên 80% các đơn vị sự nghiệp công ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động, nhưng tính hiệu quả mang lại chỉ mới phát huy hơn 50%, còn lại là hình thức hoặc mang tính thủ công).
II. THỰC TRẠNG
1. Đối với hệ thống tổ chức, nhân lực
a. Về số đơn vị: Tổng số là 57.995 đơn vị, trong đó 1.206 đơn vị thuộc Trung ương và 56.789 đơn vị thuộc địa phương. Nếu chia theo Khối các cơ quan thì có:
- 811 đơn vị thuộc Khối các cơ quan Đảng, đoàn thể;
- 14 đơn vị thuộc Khối Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Kiểm toán Nhà nước (chiếm 0,02%)
- 57.170 đơn vị thuộc Khối Chính phủ
b. Về số người (trong biên chế): Tổng số là 2.441.791 người, trong đó 274.010 người thuộc Trung ương và 2.167.781 người thuộc địa phương.
Nếu chia theo Khối các cơ quan thì có:
- 15.529 người biên chế thuộc Khối các cơ quan Đảng, đoàn thể;
- 597 người biên chế thuộc Khối Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Kiểm toán Nhà nước;
- 2.425.665 người biên chế thuộc Khối Chính phủ
c. Về cơ chế tự chủ tài chính
Chia thành 4 loại, gồm:
- 123 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
- 1.934 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên;
- 12.968 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
- 42.146 đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.
2. Nguyên nhân hạn chế, yếu kém
2.1. Nguyên nhân khách quan:
- Hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập hình thành đã lâu, gắn chặt với hệ thống hành chính, đảng, đoàn thể, doanh nghiệp.
- Chưa có chính sách đủ mạnh để sắp xếp chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập trong toàn hệ thống.
2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng còn chậm và chưa đầy đủ.
- Nhận thức, tuyên truyền, quán triệt chưa thường xuyên, hiệu quả.
- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện thiếu quyết liệt.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động còn hạn chế, chưa có chế tài xử lý
- Trình độ và tư duy, năng lực quản trị và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý còn yếu kém, chậm đổi mới.
III. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
- Một là, Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập: Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ chính trị cấp bách, lâu dài của toàn hệ thống chính trị.
- Hai là, thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc chăm lo, bảo đảm cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá, công khai, minh bạch, nhưng không thương mại hoá, bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các đơn vị công lập và ngoài công lập.
- Bốn là, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, có lộ trình phù hợp, trọng tâm, trọng điểm; tăng cường kiểm tra, giám sát.
- Năm là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập, phát huy vai trò giám sát của người dân.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao.
- Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức.
- Giảm mạnh tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.
2.2. Mục tiêu cụ thể: Đến 2021:
- Giảm tối thiểu 10% số đơn vị so với năm 2015;
- Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015;
- Cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định;
- 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2011 – 2015;
- Cơ bản việc chuyển đổi các đơn vị đủ điều kiện thành công ty cổ phần;
- Hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp đối với một số lĩnh vực cơ bản
Đến năm 2025:
- Giảm tối thiểu 10% số đơn vị;
- Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2021;
- Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định;
- Tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính;
- 100% đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;
- Giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2016 - 2020.
Đến năm 2030:
- Chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu;
- Giảm 10% biên chế sự nghiệp so với năm 2025;
- Giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2021-2025.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận ở các ngành, các cấp, các đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội.
2. Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
- Pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu).
- Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.
- Cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
2.1  Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục đại học:
- Sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các đơn vị hoạt động không hiệu quả, không nhất thiết tỉnh nào cũng có trường đại học.
- Tập trung xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm.
- Nhà nước tập trung đầu tư một số lĩnh vực mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
- Các trường trong Quân đội, Công an chỉ thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho lực lượng vũ trang.
2.2  Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục mầm non, phổ thông:
- Hình thành trường phổ thông nhiều cấp học.
- Điều chỉnh lại quy mô lớp học; thu gọn các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho nhân dân và phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chuyển đổi mô hình cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao.
2.3  Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:
- Sắp xếp, tổ chức.
- Nhà nước tập trung đầu tư một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả.
- Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục dạy nghề trên địa bàn cấp huyện.
2.4  Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế:
- Tổ chức theo 3 cấp: Chăm sóc ban đầu, chăm sóc cấp 2, chăm sóc cấp 3.
- Sắp xếp lại các đơn vị làm nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn
- Xây dựng một số bệnh viện hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Cấp huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng (dự phòng, dân số, phòng khám, chữa bệnh…)
- Nơi đã có cơ sở y tế trên địa bàn cấp xã thì có thể không thành lập trạm y tế xã.
- Điều chỉnh, sắp xếp lại các bệnh viện.
- Chuyển bệnh viện về địa phương quản lý.
 (Bệnh viện nằm ở đâu thì địa phương đó quản lý, Lộ trình giữ lại 30 bệnh viện trọng điểm còn lại chuyển về địa phương)
2.5  Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ:
- Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp.
(Về cơ bản chỉ nên tổ chức một đơn vị trực thuộc sở khoa học công nghệ. Hiện nay mỗi sở khoa học có đến 4 trung tâm)
- Tập trung đầu tư một số tổ chức đạt trình độ khu vực và thế giới.
- Phát triển, nâng cao năng lực, phát triển mạnh mẽ thị trường khoa học và công nghệ.
- Tăng cường liên kết giữa với các trường đại học và doanh nghiệp.
- Gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo.
2.6  Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch:
- Sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật biểu diễn tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Tiếp tục duy trì các đơn vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu. Mỗi tỉnh chỉ giữ lại một đoàn nghệ thuật công lập truyền thống. (Các đơn vị khác nếu có phải chuyển sang ngoài công lập)
- Kiện toàn, củng cố thư viện công cộng cấp huyện.
- Mở rộng phạm vi hoạt động cấp quốc gia đối với một số bảo tàng.
- Sáp nhập các trung tâm thuộc sở văn hoá, thể thao và du lịch có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành một đầu mối.
2.7  Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông:
- Lĩnh vực báo chí: Đẩy mạnh thực hiện việc sắp xếp theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025.
- Lĩnh vực xuất bản: Chuyển sang đơn vị sự nghiệp có thu; đủ điều kiện chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước.
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp về an toàn thông tin.
- Lĩnh vực bưu chính, viễn thông: nâng cao năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước.
- Các lĩnh vực thông tin và truyền thông khác: bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, chỉ đạo, điều hành về hoạt động thông tin và truyền thông.
2.8. Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác:
- Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần. Giải thể các đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động không hiệu quả.
- Về lĩnh vực bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công: Tổ chức lại các cơ sở trợ giúp xã hội theo hướng hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng, trợ giúp các nhóm đối tượng dựa vào cộng đồng. Phát triển các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp nhất các trung tâm bảo trợ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành trung tâm bảo trợ đa chức năng.
- Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: Sắp xếp lại, giảm mạnh đầu mối và nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp. Sáp nhập các cơ quan tương ứng ở cấp tỉnh, đưa chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan này về sở nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Chuyển các trung tâm phát triển quỹ đất về trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2.9. Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng:
- Quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế;
- Đẩy mạnh thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành;
- Thực hiện chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn;
- Không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đánh giá, phân loại để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ;
- Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng, giải quyết dứt điểm số viên chức và số người lao động vượt quá số biên chế được giao;
- Tinh giản biên chế kế toán, y tế học đường tại các trường mầm non, phổ thông và các chức danh lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ;
- Quy định và thực hiện nghiêm về số lượng lãnh đạo cấp phó, điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất;
- Đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Có chính sách thu hút nhân tài. Thực hiện đào tạo lại, hỗ trợ thích hợp đối với viên chức và người lao động dôi dư.
2.10. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công theo nguyên tắc:
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách.
- Đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập sang mô hình tự chủ hoàn toàn, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp.
- Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện sang công ty cổ phần.
2.11. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công theo nguyên tắc:
- Khuyến khích thành lập các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
- Ứng dụng, triển khai, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.
- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế kết hợp công .
2.12. Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc:
- Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong đơn vị theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế.
- Nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị. Hoàn thiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát.
- Áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng.
- Thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập.
2.13. Hoàn thiện cơ chế tài chính theo nguyên tắc:
- Hoàn thiện pháp luật, tăng cường phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Có cơ chế huy động mọi nguồn lực xã hội, hợp tác công - tư, liên doanh, liên kết.
- Phân định rõ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ. Xây dựng và hoàn thiện các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
- Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công.
- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước. Thực hiện cơ chế giao vốn, tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phân loại các đơn vị theo mức độ tự chủ để có cơ chế tài chính thích hợp.
- Rà soát các quy định về thuế nhằm khuyến khích tự chủ tài chính.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế.
2.14. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước theo hướng:
- Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chức, viên chức. Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp.
- Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập có tính chất cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của bộ, ngành về chính quyền địa phương quản lý.
- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch định hướng mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu. Hình thành tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập chất lượng dịch vụ.
- Tăng cường phối hợp trong quản lý ngân sách nhà nước.
- Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm.
2.15. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Các cấp uỷ và tổ chức đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành quy định về vai trò và chức năng lãnh đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo bổ sung Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh, ưu tiên các dự án Luật trực tiếp phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
2. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban Đảng, ban cán sự Đảng, Đảng Đoàn, Đảng ủy trực thuộc TW xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát thực hiện.
5. Ban Kinh tế Trung ương theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.
6. Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương; xác định rõ những việc cần làm ngay, những việc làm theo lộ trình và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.


































C. NGHỊ QUYẾT SỐ 20:
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC
VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
II.  QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN
1. Bảo vệ và nâng cao sức khỏe:
- Khái niệm nâng cao sức khoẻ theo WHO gồm: Quá trình tạo cho con người tăng kiểm soát để bảo vệ sức khỏe. Hành vi cá nhân + Hướng tới các can thiệp về môi trường và xã hội.
Một số chỉ tiêu chủ yếu về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: (1) Tầm vóc + Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng; (2) Vệ sinh môi trường; (3) An toàn thực phẩm; (4) Tai nạn thương tích; (5) Bệnh nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần; (6) Hành vi lối sống (thuốc lá, rượu bia, chế độ ăn, rèn luyện thể lực,)
1.1. Kết quả:
- Nhận thức về công tác bảo vệ CSSK nhân dân được nâng lên.
- Đời sống của người dân ngày càng được chú ý toàn diện các yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ: rèn luyện thể lực, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, môi trường an toàn, bệnh nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần, hành vi lối sống.
- 100% trường học bảo đảm giáo dục thể chất, 75% số trường thường xuyên hoạt động thể thao ngoại khoá.
- Tầm vóc cải thiện: Nam đạt 164,4 cm; Nữ ở nam và 153,4 cm ở nữ (+3 cm)
1.2.  Hạn chế
- Chưa quan tâm đúng mức tới dinh dưỡng, vi chất, rèn luyện thân thể, môi trường sống, làm việc... 
- Tỷ lệ trẻ thấp còi còn cao (Việt Nam: 24,6%; Khu vực Tây Thái Bình Dương: 12,2%; Trung bình thế giới: 22,9% Nguồn: WHO 2016).
- Tỷ lệ người thừa cân ở người trưởng thành tăng 12,0% năm 2010 lên 17,5% năm 2015 (nam 12,5% à 16,9%; nữ tăng 11,4% à18,1% - Nguồn: Điều tra STEPS 2015)
- Còn nhiều thực phẩm bẩn, có hóa chất độc hại...
- Chưa khắc phục căn bản hành vi, thói quen xấu:
+ Chế độ ăn không hợp lý: 57,2% người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến cáo WHO; mỗi người dân dùng 9,4 gam muối/ngày - gấp 2 lần so với khuyến cáo của WHO (Nguồn: Điều tra STEPS 2015 Bộ Y tế.
+ Hút thuốc lá: 22,5%, nam: 45,3%, nữ: 1,1% (Thế giới: 22% - Nguồn WHO).
+ Uống rượu bia 43,8% (nam 77,3%, nữ 11%) + 22,4% ở mức nguy hại (1 lần uống > 60 gram cồn) + 6,6 lít cồn nguyên chất/năm/người >15 tuổi (đứng thứ 2 Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương - sau Thái Lan, tốp 10 Châu Á, đứng thứ 29 thế giới Nguồn WHO 2014).
+ Nghiện ma tuý: Có hồ sơ quản lý là hơn 220 nghìn người, chiếm 0,3% dân số trưởng thành (Thế giới: 0,6% - Nguồn UNODC 2016).
- Ô nhiễm môi trường còn nghiêm trọng, khó kiểm soát.
- Bệnh tật học đường ở mức rất cao và tiếp tục gia tăng: Cận thị 20-35%; cong vẹo cột sống 15-30%.
- Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đuối nước, bệnh nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần còn nghiêm trọng:
+ Tử vong do tai nạn thương tích trên 100.000 dân: 41,0, trong đó do tai nạn giao thông: 17,54; tai nạn lao động: 2,37; đuối nước: 6,74 (Niên giám thống kê y tế 2015- tổng hợp số liệu tử vong A6 của 63 tỉnh/TP).
+ Khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến (tâm thần phân liệt: 0,47%, trầm cảm: 2,8%, rối loạn lo âu: 2,6%) - Trung bình thế giới: 25%. Số người tự tử trên 100.000 dân: 7,2 – Trung bình thế giới: 10,7 (Nguồn: WHO 2015).
- Tỷ lệ người khuyết tật cao: 7,8%, nếu cả khuyết tật về tâm thần: khoảng 13,3%, Thế giới: 10% - Nguồn WHO.
- Chiều cao tăng chậm. Số năm sống khoẻ chưa tăng tương ứng với tuổi thọ (tuổi thọ 73,4; sống khỏe 64).
2. Phòng chống dịch bệnh
2.1. Kết quả:
Điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu y tế:
- Việt Nam là quốc gia đầu tiên được WHO xác nhận khống chế thành công dịch SARS chỉ sau 45 ngày (26/2-8/4/2003), dịch gây nhiễm 63 người, làm 5 người tử vong (SARS lây lan 32 nước, 8.422 người mắc, 916 người tử vong trên thế giới). WHO đánh giá về thành công của Việt Nam: “sự cam kết chính trị ngay lập tức ở cấp cao nhất đóng vai trò quyết định”.
- 100% xã có trạm y tế (49,544 giường bệnh-16,5%), 96% thôn bản có nhân viên y tế.
- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt 96% với 12 loại vắc xin.
- So với năm 1990, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm gần 2/3 (Việt Nam: 21,8- Trung bình thế giới: 40,8 ‰); tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 (Việt Nam: 54 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống; Trung bình thế giới: 210 ca).
- Chăm sóc người cao tuổi, tuổi thọ tăng từ 65,5 -> 73,4.
2.2. Hạn chế:
- Y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu gắn với y tế cơ sở chưa được quan tâm, chưa thực hiện đầy đủ phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, y tế cơ sở là nền tảng.
- Việc chủ động nguồn vắc xin, quản lý tiêm chủng dịch vụ, xử lý sự cố chưa thật tốt -> tâm lý lo ngại, thiếu tin tưởng. Các loại vắc xin tại Việt Nam:
- Chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng miền còn lớn:
- Đầu tư, nhân lực cho y tế dự phòng, y tế cơ sở thấp. Nghị quyết số 18/2008 của Quốc hội quy định dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng. Ngân sách chi thường xuyên Trung ương đã bảo đảm khoảng 40%, địa phương mới đạt khoảng 17%.
3. Khám bệnh, chữa bệnh
3.1. Kết quả:
- Mạng lưới phát triển nhanh, nhiều mô hình phong phú, đa dạng: trên 13,3 nghìn cơ sở công lập (1.183 bệnh viện), 206 bệnh viện tư nhân (15%), trên 35 nghìn phòng khám tư nhân:
- Số giường bệnh bệnh viện (chưa kể giường trạm y tế)/vạn dân tăng từ 13,9 năm 1993 -> 25,0 năm 2016 (Trung bình thế giới: 29,4), số giường bệnh tư nhân: 1,7/vạn dân (5,3%).
- Năng lực, chất lượng điều trị nâng lên rõ rệt. Bước đầu giảm được quá tải.
- Thành công trong ứng dụng nhiều kỹ thuật cao:
+ Ghép tạng theo kịp thế giới, ghép 5/6 tạng (thận, tim, gan, tụy, phổi)
+ Can thiệp tim mạch, phẫu thuật nội soi, hỗ trợ sinh sản, y học hạt nhân...
- Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng từ 11,3% năm 2007 -> 17,6% năm 2016.
- Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT, lộ trình: 2016: thông tuyến huyện, 2021 thông tuyến tỉnh. Tạo điều kiện cho người dân lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh, tuy nhiên có bất cập trong vượt tuyến, lạm dụng, tăng chi phí khám chữa bệnh:
- Liên thông, công nhận lẫn nhau kết quả xét nghiệm: Theo Quyết định số 316/QĐ-TTg năm 2016: Trước 1/1/2018 liên thông giữa các BV hạng đặc biệt và hạng I; năm 2020 liên thông các bệnh viện cùng một địa bàn tỉnh; năm 2025 liên thông toàn quốc.
- Kết nối mạng gần 14.000 cơ sở y tế với BHXH: thanh toán BHYT + Bệnh án điện tử + Sổ sức khỏe + Tiêm chủng 
3.2. Hạn chế
- Chất lượng khám chữa bệnh chênh lệch lớn. Quá tải bệnh viện chưa khắc phục căn bản. 
- Chưa chăm sóc toàn diện người bệnh. Thiếu nhân lực điều dưỡng (mới đạt 1,4; khuyên cáo WHO 3-3,5) + dược lâm sàng:
+ Mất vệ sinh môi trường bệnh viện còn phổ biến.
+ Lạm dụng kỹ thuật, thuốc biệt dược, thực phẩm chức năng.
+ Quản lý y tế tư nhân, có yếu tố nước ngoài chưa chặt chẽ
+ Chưa phát huy tốt lợi thế của y học cổ truyền.
4. Dược và thiết bị y tế
4.1. Kết quả :
- Cơ bản cung ứng đủ, kịp thời thuốc, vắc xin. Đã cấp số đăng ký cho 33.000 loại thuốc: 
+ Giá thuốc thấp hơn mức trung bình của các nước trong khu vực
+ Công nghiệp dược tăng trưởng duy trì khoảng 15%/năm. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 74% mặt hàng, gần 50% về lượng, khoảng 40% về giá trị.
+ Sản xuất được vắc xin phòng 13 bệnh, sử dụng 11/12 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
4.2. Hạn chế:
- Năng lực nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu làm thuốc yếu, trên 90% hoạt chất phải nhập khẩu.
- Chưa làm chủ được công nghệ phối trộn vắc xin nhiều hơn 3 loại trong một. Vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván do Công ty IVAC sản xuất, so với Quinvaxem còn thiếu vắc xin: Viêm gan B và Hib.
- Hệ thống phân phối thuốc thực chất bị một số công ty nước ngoài chi phối. Các điểm bán thuốc chưa quản lý chặt chẽ.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh; tỷ lệ bán thuốc không đơn là 88%. Theo WHO,
(Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới).
- Quản lý mua sắm, nhập khẩu thiết bị y tế nhiều nơi còn lỏng lẻo.
5. Nhân lực và nghiên cứu khoa học
5.1. Kết quả:
- Nhân lực y tế phát triển mạnh:
+ Số lượng từ gần 200 nghìn (1993) tăng lên lên 465 nghìn (2016).
+ 87,5% xã có bác sỹ, 96% thôn bản có nhân viên y tế.
+ Tỷ lệ bác sỹ trên một vạn dân tăng từ 4,1 năm 1993 lên khoảng 8,2 năm 2016.
+ Một số bác sỹ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, uy tín trong khu vực và thế giới.
- Mạng lưới, quy mô đào tạo được mở rộng: Có 315 cơ sở đào tạo các ngành trong khối khoa học sức khỏe (trung cấp-cao đẳng-đại học-sau đại học), 175 công lập;153 ngoài công lập.
- Năng lực cơ sở nghiên cứu được tăng cường. Nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng, quốc tế công nhận: Các công trình nghiên cứu y-dược luôn là một trong 10 thành tựu nổi bật hàng năm của khoa học và công nghệ Việt Nam, nhiều giải thưởng Hồ Chí Minh, Trần Đại Nghĩa, Nhân tài Đất Việt, Kovalevskaia…
- Quan tâm đào tạo y học cổ truyền: Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế đều đào tạo y học cổ truyền. Nhiều chính sách, chương trình bồi dưỡng, tôn vinh các lương y; phổ biến kiến thức và các bài thuốc dân gian.
5.2.  Hạn chế:
- Tỷ lệ bác sỹ, điều dưỡng trên vạn dân còn thấp (Việt Nam là 8,2 bác sỹ/1 vạn dân và 11,5 điều dưỡng/1 vạn dân; thế giới là 15 và 32,7). Người giỏi chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn, bệnh viện tuyến cuối.
- Tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ thấp (1,4). Nhân lực dược lâm sàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng.
- Hệ thống, khung trình độ, chương trình và phương pháp đào tạo chậm đổi mới theo chuẩn mực quốc tế.
- Chất lượng đào tạo một số trường chưa đáp ứng yêu cầu. Cấp phép hành nghề còn lúng túng, chưa phù hợp với quốc tế.
- Chế độ, chính sách đãi ngộ còn bất hợp lý. 
6. Tài chính và đầu tư
6.1. Kết quả:
- Tổng chi toàn xã hội cho CSSK/GDP tăng từ 5,1% năm 1993 -> 6,6% năm 2016 (TB thế giới: 9,9% GDP).
- Hạ tầng y tế từ 2006 có bước phát triển đột phá: 766 BV các tuyến, 114 phòng khám đa khoa khu vực, hơn 2.000 trạm y tế xã được xây dựng, nâng cấp.
- Tỷ lệ bao phủ BHYT tăng từ 5,4% năm 1993 -> 83,4% tháng 7/2017 (Quốc hội giao đến 2020 đạt ít nhất 80%).
- Các đối tượng chính sách được nhà nước hỗ trợ mua BHYT.
- Thị trường bảo hiểm sức khỏe phát triển khá nhanh với gần 40 doanh nghiệp, trên 16,5 triệu hợp đồng, doanh thu trên 13.300 tỷ đồng.
- Y tế tư nhân phát triển nhanh: Năm 1993 chưa có BV tư, đến 2016 đã có 206 bệnh viện (15%), 15.475 giường bệnh (5,3%), trên 35.000 phòng khám tư nhân.
- Tranh thủ được nguồn tài trợ từ quốc tế cho các chương trình:  tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, sốt rét, HIV/AIDS...: Từ năm 1993 đến nay khoảng 2,5 tỷ USD.
- Giá dịch vụ y tế từng bước được tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường, đảm bảo chăm sóc toàn diện (đủ định mức nhân lực).
- Nhiều đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên: 89 đơn vị (19 đơn vị thuộc BYT, 70 đơn vị địa phương).
6.2. Hạn chế:
- Chi y tế bình quân đầu người còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. Mới tập trung cho điều trị, chưa thỏa đáng cho y tế dự phòng, y tế cơ sở.
- Chưa thu hút được nhiều đầu tư tư nhân vào cơ sở y tế, cơ sở dưỡng lão hiện đại.
- Mặt trái của chính sách xã hội hóa: lạm dụng, thiếu minh bạch.
- Thị trường bảo hiểm sức khỏe quy mô còn nhỏ, thiếu đa dạng.
- Đổi mới quản trị, hoạt động cơ sở y tế công lập còn lúng túng. Phân tuyến kỹ thuật, giá dịch vụ y tế, danh mục thuốc... còn bất cập.
7. Quản lý nhà nước, tổ chức hệ thống y tế
7.1.  Kết quả:
- Pháp luật về chăm sóc sức khỏe ngày càng hoàn thiện.
- Hệ thống cơ quan QLNN về y tế từng bước sắp xếp, tách QLNN với thực thi pháp luật ra khỏi cung ứng dịch vụ, nhưng chưa tách được QLNN với thực thi pháp luật.
- Mạng lưới cơ sở y tế được củng cố, phát triển:
+ Y tế công lập tăng từ 11.397 cơ sở năm 1993 -> 13.541 cơ sở năm 2016 (100% xã có trạm y tế; 87,5% trạm có bác sỹ làm việc; 96% trạm có nữ hộ sinh; 95% thôn bản có nhân viên y tế).
+ Mạng lưới y tế được sắp xếp, tinh gọn: giảm đầu mối y tế dự phòng tuyến tỉnh (38 tỉnh, TP đã thực hiện); thực hiện mô hình TTYT huyện đa chức năng (dự phòng, khám chữa bệnh), quản lý trực tiếp trạm y tế xã.
- Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT được đẩy mạnh.
+ Thời gian chờ khám bệnh giảm rõ rệt: Tính chung tất cả các loại hình giảm trung bình được 48,5 phút/lượt khám (khám lâm sàng trung bình 49,6 phút - giảm 47 phút, khám lâm sàng có thêm một kỹ thuật xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh trung bình 89,1 phút giảm 40 phút)
+ Có 6 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 37/tổng cộng dịch vụ mức độ 4; 5 thủ tục hành chính thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia trên tổng số 377 thủ tục hành chính tại Bộ Y tế.
+ Mở rộng số bệnh viện thực hiện Đề án lưu trữ và truyền tải hình ảnh qua mạng (PACS - không dùng phim).
- Công tác truyền thông ngày càng chủ động.
- Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh.
7.2. Hạn chế
- Năng lực xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách y tế còn nhiều bất cập, chưa chú trọng đúng mức tới y tế cơ sở.
- Bộ Y tế và một số Bộ còn quản lý nhiều bệnh viện. Phần lớn các bệnh viện vùng, khu vực chưa thực hiện đầy đủ vai trò là bệnh viện trung tâm hoặc vệ tinh trong khám chữa bệnh.
- Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước các cấp, nhất là cấp huyện thay đổi nhiều.
- Hệ thống cơ sở y tế hoạt động chưa thật hiệu quả, còn nhiều đầu mối, thiếu ổn định, còn lãng phí. Cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả, phù hợp chưa nhiều.
- Y tế xã chưa phát huy vai trò tuyến đầu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, chưa thực hiện được quản lý sức khỏe người dân. 
- Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế. Nhiều vi phạm xảy ra chậm được phát hiện và xử lý.
- Ứng dụng CNTT trong các khâu từ quản lý nhà nước đến quản trị bệnh viện, trong khám, chữa bệnh còn hạn chế.
* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
1. Tchức thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế.
2. Chưa thực sự coi y tế cơ sở, y tế dự phòng là gốc, là căn bản. Tư duy bao cấp, ỷ lại còn nặng, thiếu cơ chế để người dân tham gia BHYT và thu hút nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư phát triển y tế.
3. Khả năng ngân sách và thu nhập người dân còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu. Dược phẩm, thiết bị y tế nhập khẩu giá thành còn cao.
4. Đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập chậm, lúng túng, chỉ đạo tập trung thực hiện còn chưa quyết liệt.
5. Mặt trái của cơ chế thị trường; cơ chế, chính sách xã hội hóa còn nhiều bất cập.
* Bối cảnh trong nước và quốc tế
- Xu thế phát triển bền vững với các yêu cầu, mục tiêu liên quan tới bảo vệ, CSSK con người. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người vai trò trọng yếu trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc. (hầu như các mục tiêu đều liên quan đến y tế, sức khỏe, liên quan trực tiếp thì có 26/169 mục tiêu cụ thể, 43/241 chỉ tiêu).
- Thế giới ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của YTDP và phát triển y tế cộng đồng, hướng tới y học gia đình, hạn chế lưu trú tại bệnh viện; chăm sóc toàn diện người bệnh. Bao phủ CSSK và BHYT toàn dân đã trở thành xu thế chung của khu vực và thế giới.
- Hệ thống, mạng lưới phòng chống dịch bệnh được kết nối ở quy mô toàn cầu.
- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khoa học về sức khỏe sẽ có nhiều phát triển đột phá.
- Cạnh tranh quốc tế trong sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ y tế ngày càng cao. Thuốc, thiết bị y tế tập trung một số hãng nước ngoài.
- Tiềm lực kinh tế, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế cung cấp dịch vụ công có nhiều tiến bộ, thay đổi.
- Hệ thống cơ sở y tế được phát triển rộng khắp; giao thông thuận lợi -> tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn.
- Người dân ngày càng quan tâm tới sức khỏe. CNTT và truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo thuận lợi cho việc giáo dục, nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe.
- Dân số tăng, già hóa dân số, mô hình bệnh tật thay đổi. Đô thị hóa nhanh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu -> nhiều bệnh dịch mới, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng.
- Yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, đa dạng trong khi trình độ phát triển kinh tế còn thấp, ngân sách nhà nước, thu nhập của người dân còn hạn hẹp.
- Mục tiêu xây dựng, phát triển con người Việt Nam toàn diện về đức-trí-thể-mỹ
-> cần phải nâng cao thể lực, tầm vóc; gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống.

II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm:
- Quan điểm 1. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành Y tế là nòng cốt.
+ Quan điểm này thể hiện vai trò, vị trí của công tác BV,CS&NCSKND và nghĩa vụ bảo vệ sức khỏe, trách nhiệm tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
+ Cơ bản là kế thừa và phát huy các quan điểm trước đây tại các Nghị quyết TW, NQ Bộ Chính trị.
- Quan điểm 2. Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu.
+ Quan điểm này tiếp tục khẳng định: “Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc sức khỏa nhân dân là đầu tư phát triển”. Nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước, một mặt ưu tiên đầu tư ngân sách, một mặt đóng vai trò kiến tạo, có cơ chế để mọi thành phần kinh tế tham gia chăm sóc sức khỏa nhân dân.
+ Nhà nước tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân (khuyến khích tư nhân ở phân khúc cao, cung cấp dịch vụ theo yêu cầu). Tạo môi trường để phát triển nhanh y tế tư nhân.
Quan điểm 3. Phát triển nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế.
+ Quan điểm này kế thừa quan điểm tử NQ46 (Mục tiêu: Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..)
+ Nhấn mạnh yêu cầu phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế.
- Quan điểm 4. Hướng tới thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân; mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe; được bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế. Tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế đồng chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở.
+ Quan điểm này mới, (1) chăm sóc sức khỏe toàn dân (tuyên ngôn Alma Ata 1978: mọi người dân đều được CSSK); (2) thực hiện BHYT toàn dân để mọi người được bảo vệ tài chính khi đau ốm); (3) Mọi người dân đều được quản lý sức khỏe; (4) bình đăng trong thụ hưởng dịch vụ y tế. 
+ Tính đúng, tính đủ giá (gắn với lộ trình BHYT toàn dân): đây là điểm mấu chốt để thực hiện cơ chế thị trường định hướng XHCN
- Quan điểm 5. Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Hệ thống mạng lưới y tế phải rộng khắp, gần dân; được chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ Trung ương tới địa phương trong phạm vi cả nước, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
+ Quan điểm 5 kế thừa và phát triển và các quan điểm tại NQ TW 4 và Nghị quyết 46
+ Nguyên tắc quản lý song trùng
1.2. Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát: Nâng cao sức khỏe cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Phát triển nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực chuyên môn vững vàng, tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế.
- Mục tiêu cụ thể các Nghị quyết trước
+ Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành Trung ương Khoá VII (3 nhóm):
(1) Từng bước khắc phục về cơ bản các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng:
-> Khống chế và giảm dần tỷ lệ mắc bệnh sốt rét và các bệnh dịch khác.
-> Hạ dần tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ, các bệnh lao, phong, hoa liễu...; khắc phục các hậu quả của chiến tranh trên lĩnh vực sức khoẻ.
-> Chủ động phòng chống các bệnh SIDA, ung thư, cao huyết áp, tâm thần, bệnh nghề nghiệp; chống các tệ nạn xã hội như mãi dâm, ma tuý...
(2) Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt là các dịch vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
(3) Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, quan tâm những người có công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng và các bệnh tật về dinh dưỡng ở trẻ em.
+ Mục tiêu của Đảng, Quốc hội đến 2020.
(Mục tiêu của chiến lược đến năm 2020, phấn đấu đạt chỉ tiêu đầu vào là 9 bác sĩ/vạn dân, 2,2 dược sĩ đại học/vạn dân, trên 90% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 90% trạm y tế xã có bác sĩ hoạt động,…; chỉ tiêu hoạt động là: trên 90% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 80% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế,…; chỉ tiêu đầu ra là: tuổi thọ trung bình là 75 tuổi, tỷ suất chết mẹ ở mức dưới 52/100 ngàn trẻ đẻ ra sống, quy mô dân số ở mức dưới 98 triệu người, tốc độ tăng dân số hàng năm là 1%, quy mô dân số dưới 98 triệu người, tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khoẻ trong tổng chi cho y tế dưới 40% …)
+ Nghị quyết số 46 năm 2015 của Bộ Chính trị: Không có mục tiêu cụ thể, chỉ có trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết.
+ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội khóa XIII về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020.
Đến năm 2020: Có 9 - 10 bác sĩ; Trên 26,5 giường bệnh trên 1 vạn dân; Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 80% dân số.
+ Nghị quyết 20 năm 2017 của BCHTƯ Khóa XII: 3 nhóm mục tiêu với 19 chỉ tiêu cụ thể.
 III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể CT-XH và của toàn xã hội.
- Coi bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. 
- Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về y tế, các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe vào chương trình, KH phát triển KT-XH.
- Phát huy vai trò của các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tôn giáo và của cả cộng đồng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng ngành, từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, các phong trào thi đua, các cuộc vận động có các nội dung, tiêu chí liên quan tới bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Nâng cao sức khỏe (NCSK) nhân dân (12 nội dung)
- Tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao trách nhiệm; xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình về nâng cao sức khỏe, tầm vóc người VN. 
- Xây dựng chương trình, dự án bảo đảm dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng đối tượng. 
- Quy định các sản phẩm, thực phẩm đóng gói phải có đầy đủ thông tin về thành phần, năng lượng, cảnh báo về sức khỏe trên bao bì.
- Triển khai các chương trình bổ sung vi chất cần thiết cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em, người cao tuổi.
- Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Đổi mới kiểm soát an toàn thực phẩm. 
- Tập trung chỉ đạo công tác phòng, chống và cai nghiện ma tuý, giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá.
- Đổi mới căn bản giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường.
- Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể. Tăng cường công tác y tế học đường.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khỏe.
- Phát huy hiệu quả các thiết chế, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể thao.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, vệ sinh; xoá bỏ các tập tục lạc hậu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm họa, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động; phòng, chống tai nạn, thương tích, cháy, nổ, bệnh nghề nghiệp.
3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở (9 nội dung)
- Bảo đảm an ninh y tế, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp.
- Tăng nguồn lực trong nước cho phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét (Từ năm 1993 đến nay viện trợ quốc tế khoảng 2,5 tỷ USD, ngày càng giảm -> tăng trong nước).
- Củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng. Tăng số vắc xin trong TCMR mở rộng phù hợp với khả năng ngân sách.
- Phát triển y học gia đình. Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống bệnh dịch. Chú trọng phòng, chống bệnh không lây nhiễm (khám, sàng lọc, phát hiện sớm); theo dõi, quản lý, điều trị tại y tế cơ sở.
- Đẩy mạnh kết hợp quân - dân y, y tế ở vùng biên giới, hải đảo.
- Kết nối y tế cơ sở với các phòng khám tư nhân, phòng chẩn trị đông y.
- Đổi mới cơ chế, hoạt động của y tế xã để là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe. Triển khai đồng bộ hệ thống CNTT trong quản lý TYT, tiêm chủng, quản lý bệnh tật, hồ sơ sức khỏe người dân và quản lý thẻ, thanh toán BHYT.
- Thiết lập hệ thống sổ sức khỏe điện tử đến từng người dân. Cập nhật các thông tin, chỉ số sức khoẻ khi đi KSK, KCB. Xây dựng cơ chế, lộ trình phù hợp, từng bước tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý, khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ.
- Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh và các đối tượng ưu tiên; phát triển các mô hình chăm sóc người cao tuổi phù hợp.
4. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện (10 nội dung)
- Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng hoàn chỉnh ở từng tỉnh; tăng cường phối hợp quân - dân y.
- Hoàn thiện hệ thống phác đồ, tiêu chuẩn, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước.
- Thực hiện kiểm định độc lập, xếp hạng bệnh viện theo chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Thực hiện lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh. Liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, chiếu chụp giữa các cơ sở khám chữa bệnh (chỉ thực hiện đối với các loại có điều kiện, khả năng để giảm chi phí, tiết kiệm…).
- Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới
- Xây dựng và thực hiện chương trình phát triển y học cổ truyền, tăng cường kết hợp với y học hiện đại trong phòng bệnh. khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe.
- Phát triển đồng bộ, tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám chữa bệnh công và tư.
- Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức; xây dựng BV xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh.
- Tập trung đẩy nhanh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định BHYT, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm, khám chữa bệnh từ xa.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách (nạn nhân chiến tranh, chất độc da cam). Phát huy thế mạnh y tế của lực lượng vũ trang; triển khai các mô hình tổ chức linh hoạt, phù hợp bảo đảm dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
5. Đẩy mạnh phát triển ngành Dược và thiết bị y tế (6 nội dung)
- Bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước.
- Tăng cường đấu thầu tập trung, giảm giá thuốc, thiết bị, hoá chất, vật tư y tế
- Quản lý chặt chẽ nhập khẩu thuốc. Củng cố hệ thống phân phối thuốc.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng, kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên toàn quốc.
- Đầu tư đủ nguồn lực để làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin thế hệ mới, vắc xin tích hợp nhiều loại trong một.
6. Phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế (5 nội dung)
- Đổi mới căn bản, toàn diện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng yêu cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
- Thành lập hội đồng y khoa quốc gia, tổ chức thi, cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn phù hợp thông lệ quốc tế. Thí điểm giao cho cơ quan độc lập tổ chức cấp chứng chỉ hành nghề.
- Thực hiện đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ y tế.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, xâm hại đến nhân phẩm và sức khỏe thầy thuốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ sở y tế.
- Đào tạo nhân lực theo các trình độ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh.
7. Đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế (8 nội dung)
- Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành và lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ĐP.
- Sớm hoàn thành sắp xếp các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng Trung ương, tuyến tỉnh thành Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC), các tỉnh và kết nối với các trung tâm trên thế giới, khu vực.
- Sớm hoàn thành sắp xếp các đơn vị quản lý, kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm thành cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm, thiết bị y tế (FDA) phù hợp, hội nhập quốc tế.
- Tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ y tế theo 3 cấp chuyên môn. Tổ chức trạm y tế xã, phường, thị trấn gắn với y tế học đường. Phát triển mạnh hệ thống cấp cứu tại cộng đồng và trước khi vào bệnh viện.
- Về cơ bản các bộ (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), cơ quan ngang bộ không quản lý trực tiếp các bệnh viện; Bộ Y tế chỉ chủ quản một số rất ít bệnh viện đầu ngành.
- Tập trung hoàn thiện bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh trước khi thành lập mới các bệnh viện chuyên khoa ở cấp tỉnh.
- Khuyến khích phát triển mạnh mẽ hệ thống bệnh viện, cơ sở CSSK ngoài công lập, đặc biệt là các mô hình hoạt động không vì lợi nhuận.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin.
8. Đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế (12 nội dung)
- Tăng đầu tư, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi NSNN. Cơ cấu lại, ưu tiên ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng (tối thiểu 30%), ưu tiên y tế cơ sở, BV ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, phong, lao, tâm thần...;
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, đồ uống có cồn, có ga, nước ngọt, thuốc lá… để hạn chế tiêu dùng. Đồng thời có thêm NS để chi cho YTDP, NCSK.
- Thực hiện nguyên tắc:
+ Y tế công cộng do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu.
+ Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi trả.
+ Chăm sóc sức khỏe ban đầu do bảo hiểm y tế, người dân và ngân sách nhà nước cùng chi trả; ngân sách nhà nước bảo đảm cho các đối tượng chính sách.
- Ban hành "Gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả" gồm những dịch vụ y tế thiết yếu để Chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế. Ban hành “Gói dịch vụ y tế cơ bản” do ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác chi trả:  bao gồm một số dịch vụ phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, Chăm sóc sức khỏe ban đầu (bảo hiểm y tế không chi trả) triển khai tại tuyến huyện, xã. ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế bảo đảm chi trả cho các dịch vụ ở mức cơ bản; mức ngoài cơ bản do người sử dụng dịch vụ chi trả.
- Có cơ chế giá và cơ chế đồng chi trả phù hợp để khuyến khích người dân khám chữa bệnh ở tuyến dưới và các cơ sở y tế ở tuyến trên tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa bảo đảm được. (từ 2012 trở về trước giá tuyến trên cao hơn tuyến dưới. Từ 2016 về cơ bản giá tuyến trên = giá tuyến dưới, trừ giá khám bệnh, ngày giường).
- Đổi mới quản lý và hoạt động, đẩy mạnh giao quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính cho đơn vị gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch.
- Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập như quản trị doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hóa: về cơ bản bệnh viện phải vay vốn, huy động để đầu tư (trừ bệnh viện huyện khó khăn, bệnh viện lao, phong, tâm thần); ngân sách nàh nước tập trung đầu tư y tế dự phòng, y tế cơ sở.
- Đa dạng hoá các hình thức hợp tác công – tư, thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng lợi dụng xã hội hóa.
- Nâng cao hiệu quả quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo.
- Sớm hoàn thành chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.
+ Triển khai các giải pháp để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
+ Đa dạng các gói bảo hiểm y tế (nhiều gói quyền lợi tương ứng mức đóng khác nhau).
+ Tăng cường liên kết, hợp tác giữa bảo hiểm y tế xã hội với bảo hiểm y tế thương mại.
+ Nâng cao năng lực, chất lượng giám định bảo hiểm y tế bảo đảm khách quan, minh bạch.
9. Chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế (2 nội dung)
- Tăng cường hợp tác; chủ động hội nhập, đàm phán và thực hiện cam kết.
- Hài hoà hoá các thủ tục, quy trình với  ASEAN và thế giới về y tế.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Ban Chấp hành Trung ương giao cho các cấp Đảng, đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng các ban ngành, tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, tổ chức quán triệt Nghị quyết.
- Chính phủ đã dự thảo Nghị quyết ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, đang xin ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để hoàn thiện. Trong đó có phân công cho các Bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động, các chương trình, dự án để triển khai hoặc phối hợp triển khai từng nhiệm vụ cụ thể Nghị quyết đề ra.






































D. NGHỊ QUYẾT SỐ 21:
CÔNG TÁC DÂN SỐ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

* NỘI DUNG
I. Quá trình xây dựng
II. Đánh giá tình hình
III. Bối cảnh trong nước và quốc tế
IV. Quan điểm và mục tiêu
V. Nhiệm vụ và giải pháp
VI. Tổ chức thực hiện

I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết Nghị quyết của Trung ương 4 (khóa VII) Các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban bí thư về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Các báo cáo thực hiện các Chiến lược về dân số - kế hoạch hóa gia đình, dân số - sức khỏe sinh sản.
- Kết quả khảo sát thực tiễn.
- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm quốc tế.
- Tiếp thu ý kiến của nhiều cơ quan Trung ương, địa phương, chuyên gia, tổ chức trong nước, quốc tế.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH
          1. Quy mô dân số
* Kết quả:
- Khống chế tốc độ gia tăng, đạt mức sinh thay thế 2,1 con 2006 (sớm 10 năm  NQTW04).
- DS 93 triệu (2016).
- +1,2 triệu/năm (1989-1999) à +0,95 triệu/năm (2010-2016).
- Hạn chế tăng khoảng 20 triệu (2025: 128 triệu).
- Liên hợp quốc trao Giải thưởng năm 1999.
* Hạn chế:
- Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể:
+ Khu vực khó khăn: Mức sinh cao, có nơi rất cao (miền núi và Trung du phía Bắc: 2,69 con; Lai Châu: 3,11 con).
2.  Cơ cấu dân số:
- Kết quả
Cơ cấu theo nhóm tuổi:
Năm
1989
1999
2009
2015
Dưới 15 tuổi
39,2
33,1
24,5
24,0
Từ 15-64 tuổi
56,1
61,1
69,1
68,4
Từ 65 tuổi trở lên
4,7
5,8
6,4
7,6
            Cơ cấu theo lao động
1993
2016
Lao động công nghiệp & dịch vụ
28
56
Lao động nông nghiệp
72
44
          - Hạn chế về cơ cấu dân số
          Mất cân bằng giới tính khi sinh khá nghiêm trọng, ngày càng lan rộng (SRB: Số trẻ trai/trẻ gái sinh ra sống. Cân bằng tự nhiên:103-107/100).
          - Dự báo 2050: Thiếu 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ :
           + Chưa chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách phát huy các thời kỳ: DS trẻ - DS vàng - già hóa DS – DS già.
            + (Việt Nam là một trong 5 nước có tỷ lệ dân số giá nhanh nhất thế giới, nếu không có chính sách phù hợp thì đến năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành một trong  những nước dân số già điển hình nhất thế giới
           Công thức tính:
           + Dân số trẻ: 50% ≤ 25 tuổi (tuổi trung vị)
           + Dân số vàng: 2 người tuổi LĐ có ≤ 1 phụ thuộc (dưới 15 tuổi & 65+)
           + Già hoá DS: 65+ ≥ 7%
           + Dân số già: 65+ ≥ 14%
           + Các nươc trên thế giới thời gian chuyển từ 7% đến 14% theo công thức trên là nhiều chục năm. Ở Châu Âu 80 -100 năm; Ở Việt Nam nếu không thay đổi chính sách khoảng 18 năm.
           + Chăm sóc người già tốt nhất là giao việc phù hợp. Ở các nước phát triển cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động tuổi già.
3. Chất lượng dân số
* Kết quả:
- Dân trí, chất lượng nhân lực cải thiện.
- Chiều cao +3 cm (nam: 164 cm, nữ: 153 cm)
- Suy dinh dưỡng, tử vong trẻ em giảm 2/3. Khám sàng lọc 25% bà mẹ mang thai và 35% trẻ sơ sinh được tầm soát, chẩn đoán, can thiệp và điều trị một số bệnh tật bẩm sinh à giảm tỷ lệ tàn tật trong dân số
- Tử vong mẹ giảm ¾
- Tuổi thọ tăng 65,5 à 73,4     
- Người dân tộc thiểu số, nhóm dân cư yếu thế hỗ trợ tốt hơn.
* Hạn chế:
- Số năm sống khỏe mạnh 64/73,4.
- HDI thấp, chậm cải thiện (1993: 121/174, 2015: 115/188). Chỉ số phát triển con người (HDI): xác định qua tuổi thọ, trình độ giáo dục, thu nhập bình quân.
- Tầm vóc thể lực chậm cải thiện (30 năm +3cm).
- Tử vong: bà mẹ (2016: 5,4), trẻ em <5T (2016: 21,8), suy dinh dưỡng trẻ em thể thấp còi <5T (2016: 24,1%).
- Tầm soát trước sinh thấp (25%), sơ sinh (35%).
- Tảo hôn dân tộc thiểu số (26,6%)
- Kết hôn cận huyết thống (0,65%, thuộc 1 số dân tộc ít người).
- Người bị khuyết tật cao (7,08% DS).
4. Phân bố dân cư
* Kết quả:
- Dân số đô thị tăng (1993: 20%à 2016: 34,3%)
- Đáp ứng nhu cầu lao động khu công nghiệp, khu kinh tế...
- Đưa dân ra biên giới, hải đảo, vùng trọng yếu ANQP.
- Người Việt Nam ra nước ngoài làm việc (2006: 77.000; 2016:126.000); Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (2011: 64.000; 8/2017: 81.000).
* Hạn chế:
- Phân bố dân số, quản lý di cư còn nhiều bất cập.
- Hạ tầng, chính sách xã hội chưa đáp ứng tăng cơ học.
- Dân số nông thôn sống phụ thuộc vào nông nghiệp.
- Di dân tự do diễn biến phức tạp, khó khăn nơi đến, đi.
- Tiếp cận DVXH cơ bản còn nhiều hạn chế.
- Quản lý người nước ngoài vào sinh sống.
- Điều kiện sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, giáo dục, y tế vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.
- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số di chuyển vào vùng sâu, vùng xa.
5.Tuyên truyền, giáo dục dân số:
5.1. Kết quả:
-  Tuyên truyền vận động là chính           
-  Sâu rộng - Thường xuyên - Dễ hiểu - Lôi cuốn - Bám sát đối tượng
- 170 nghìn cộng tác viên “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”+ vai trò người có uy tín + Hàng chục nghìn CLB, mô hình truyền thông hiệu quả.
- Đa phương tiện, tăng tần suất, thời lượng, chuyên trang, chuyên mục + hàng triệu pano... với thông điệp “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con” lan tỏa, thấm sâu.
- Dân số - KHHGĐ là chỉ tiêu kế hoạch, tiêu chí thi đua khen thưởng.
- Hiệu quả chưa đồng đều (khu vực, nhóm đối tượng). Trọng nam hơn nữ còn phổ biến.
- Tập trung vào KHHGĐ, chưa chú ý dân số và phát triển.
- Sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em hiệu quả chưa cao. Giáo dục giới tính chưa đáp ứng yêu cầu.
- Suy giảm cường độ và hiệu quả.
* Số liệu Hà Tĩnh năm 2017
 Kết quả thực hiện chỉ tiêu giảm sinh
- Số trẻ sinh ước cả năm 20.411 cháu, tương ứng với tỷ suất sinh thô là 15.58%o giảm 0,3%o so với năm 2016. Đạt kế hoạch được giao năm 2017.
- Số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên ước cả năm 4.684 cháu, tương ứng với tỷ lệ sinh trên 2 con là 22.67%, tăng 0,07% so với năm 2016. Không đạt kế hoạch được giao năm 2017(Giao giảm 1% - 2%).
- Tỷ số giới tính khi sinh ước thực hiện cả năm 112.94 bé trai/100 bé gái, tăng 0.59 điểm phần trăm so với năm 2016. Không đạt kế hoạch được giao (Giao giảm 0,3 điểm).
Kết quả thực hiện chỉ tiêu dịch vụ KHHGĐ: Dự kiến
Tổng số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) tuổi mới sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) hiện đại năm 2017 là 37700  người đạt 100% kế hoạch năm 2017. Trong đó BPTT lâm sàng 18.610 đạt 95% KH năm. Cụ thể:
- Dụng cụ tử cung (DCTC): 13.027 ca, đạt 85,3% KH năm.
- Triệt sản: 255 ca, đạt 100% KH năm.
- Thuốc cấy tránh thai: 770 ca, đạt 100% KH năm. 
- Thuốc tiêm tránh thai: 3.800 người, đạt 123% KH năm.
- Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 69% trong tổng số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) tuổi.
5.2. Hạn chế
- Chậm cụ th hóa nội hàm dân số và phát triển.
- Đầu tư ngân sách nhà nước+ quốc tế giảm mạnh, xã hội hóa còn khó khăn.
- Một số cấp uỷ, chính quyền nhận thức chưa đúng/đầy đủ/ tính chất lâu dài/khó khăn, phức tạp/quan trọng và ý nghĩa của công tác dân số-KHHGĐ; chưa quyết liệt, hiệu quả.
- Nhận thức + hành động của cán bộ chưa chú trọng về dân số phát triển.
- Tư tưởng nhiều con, trọng nam vẫn còn khá phổ biến.
* Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém
- Một số cấp uỷ, chính quyền nhận thức chưa đúng/đầy đủ/ tính chất lâu dài/khó khăn, phức tạp/quan trọng và ý nghĩa của công tác DS-KHHGĐ; chưa quyết liệt, hiệu quả.
- Nhận thức + hành động của cán bộ chưa chú trọng về dân số phát triển.
- Tư tưởng nhiều con, trọng nam vẫn còn khá phổ biến.
6. Bài học kinh nghiệm (5)
- Quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
- Tuyên truyền vận động + hoàn thiện pháp luật + kỷ luật, kỷ cương. Quyền + nghĩa vụ công dân.
- Chính sách + điều kiện, nguồn lực thực hiện, 1 mạng lưới cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ kịp thời, an toàn, thuận tiện, đa dạng.
- Tổ chức bộ máy thống nhất, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý (ngang - dọc) của các cấp ủy đảng, chính quyền + chuyên môn, nghiệp vụ.
- Hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật.

III. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
- Sau Cairo 1994, xu thế DS&PT được khẳng định, chú trọng toàn diện.
- Chỉ tiêu 2030 Liên hợp quốc, các mục tiêu dân số đặc biệt quan trọng, gắn với phát triển bền vững.
- Nhiều nước thành công giảm sinh, chưa có nước nào thành công trong tăng mức sinh.
- Thích ứng già hóa - vấn đề toàn cầu. Sinh đẻ - nhân quyền.
- Công nghiệp 4.0 + toàn cầu hóa, đô thị hóa + du nhập văn hóa + môi trường, khí hậu à thay đổi mô hình gia đình, kết hôn, sinh con và di cư.
- VN thứ 14 thế giới, mật độ cao. Chênh lệch mức sinh vùng miền lớn. 1/5 nước tốc độ già hóa nhanh nhất. Thời kỳ dân số vàng không còn nhiều, mất cân bằng giới tính trầm trọng, thách thức quản lý di cư.

IV. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
Quan điểm 1: Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển đất nước. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Quan điểm kế thừa + 2 điểm mới (cấp thiết - lâu dài):
- Cấp thiết đạt chỉ tiêu (SRB, chất lượng dân số, tốc độ già hóa, quản lý dân cư, di dân).
- Lâu dài (liên quan đến cả vòng đời, chỉ tiêu đạt được sau nhiều năm: cơ cấu, SRB, chất lượng: chiều cao, thể lực…).
Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng và đặt trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
- Thế giới:Trước Cairo 1994: tập trung quy mô (KHHGĐ). Sau Cairo (Dân số và phát triển): toàn diện quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng gắn với phát triển bền vững.
- Việt Nam: trước NQ 47/2005: tập trung quy mô (KHHGĐ). Sau NQ 47/2005 + từng bước nâng cao chất lượng. Nay là mục tiêu Dân số và phát triển.
Quan điểm 3:
- Chính sách dân số phải bảo đảm giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
+ Quyền - nghĩa vụ (thực hiện CSPL+ nuôi dạy con).
+ Tuyên truyền vận động - kỷ cương.
+ Đáp ứng dịch vụ.
Quan điểm 5: Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với trọng tâm công tác dân số trong từng thời kỳ bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự quản lý chuyên môn nghiệp vụ thống nhất.
Trọng tâm từng thời kỳ: duy trì mức sinh + DS vàng + di cư + khu CN + già hóa DS + DS toàn diện, gắn với nhiệm vụ các cấp, các ngành.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và  chính quyền.
2. Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động.
3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
4.Phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.
5. Bảo đảm nguồn lực.
6. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Đảng, đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng, các ban ngành, tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, tổ chức quán triệt, thực hiện NQ.
- Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết, phân công các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, chương trình, dự án triển khai Nghị quyết.
* CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNGG ƯƠNG:
Dự kiến ban hành mới, sửa đổi bổ sung: 06 Luật, 01 NĐ, 01 Chiến lược, 22 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án, 04 thông tư.

* Quy đinh số 12 - QĐ/TW, ngày 15/11/2017 Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm của BCH TW Đảng, Điều 27 khoản 1,2,3 quy định: Nếu đảnh viên vi phạm sinh con thứ 3 thì bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách, sinh con thứ 4 bị cảnh cáo hoặc cách chức, sinh con thứ 5 bị xử lý khai trừ.                                                                     

Không có nhận xét nào: