Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

1: CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP, VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở VIỆT NAM


1.Xã hội học: là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội. (Lê Ngọc Hùng, 2008)
2.Chức năng của xã hội học:
a. chức năng nhận thức:
- xã hội học cung cấp một hệ thống bao gồm các khái niệm, lý thuyết, các phương pháp tiếp cận cũng như các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học góp phần nắm bắt quan hệ con người – xã hội.
- nghiên cứu xã hội học giúp các nhà quản lý xác định nguyên nhân, lý giải động cơ của những hành động xã hội cũng như các biến đổi xã hội
- Nghiên cứu xã hội học là cơ sở tin cậy cho các quyết định quản lý
b. Chức năng thực tiến
XHH chỉ ra các mối tương tác xã hội giữa các cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với nhóm và cộng đồng xã hội trong đời sống hàng ngày để làm cơ sở cho các cá nhân điều chỉnh hành vi của mình và xã hội có các căn cứ để đề ra các giải pháp quản lý nhằm tối thiểu hóa các xung đột xã hội.
Trong chức năng thực tiễn, có 4 chức năng cấu thành:
- Chức năng cầu nối: Giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh với quần chúng nhân dân, thị trường
- Chức năng dự báo khoa học: Từ kết quả nghiên cứu, phân tích có thể đưa ra các dự báo các quá trình xã hội.
- Chức năng đưa ra các kiến nghị đề xuất: Nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình quản lý.
- Chức năng đánh giá: XHH được coi là “công cụ” để đánh giá hiệu quả công tác công tác quản lý, từ đó hoàn thiện công nghệ quản lý
c. Chức năng giáo dục:
- XHH phát triển tư duy khoa học, bồi bổ, rèn luyện kỹ năng cho các nhà lãnh đạo quản lý
- XHH góp phần tác động đến tư tưởng quần chúng, cảnh báo quần chúng những điều nên làm hay không nên làm; giúp cho con người nhận thức đầy đủ hơn về vai trò vị trí cũng như sức mạnh của sự sáng tạo, từ đó có thái độ và tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội.
3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học:
a - Phân tích tài liệu: Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập hoạch rút ra từ những nguồn tài liệu những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu.
b- Phát vấn: (trưng cầu ý kiến): Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp trực tiếp bằng lời (phỏng vấn) hoặc gián tiếp bằng câu hỏi (phương pháp anket) hoặc bằng sự kết hợp của cả hai phương pháp đó.
• Phỏng vấn: Hỏi đáp đối tượng, sau đó ghi vào phiếu.
• An két: Điều tra bằng bảng hỏi. Có chung một câu hỏi cho tất cả người những người nằm trong mẫu điều tra. Thường không tiếp xúc trực tiếp mà thông qua đội ngũ cộng tác viên.
c- Quan sát: Là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp và ghi chép lại các nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và có ý nghĩa đối với mục đích nghiên cứu. Quan sát phải đảm báo: Tính mục hệ thống, mục đích, kế hoạch.
4. Vai trò của xã hội học trong biến đổi xã hội ở Việt Nam:
a. Biến đổi xã hội: được hiểu là sự biến đổi về cấu trúc (cơ cầu) của một hệ thống xã hội; là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian.
b. Biến đổi xã hội ở Việt Nam mang tính quy luật và diến ra trong thời kỳ quá độ được coi là sự chuyển đổi đa chiều.
- Hiện nay, cách mạng 4.0
- Nghị quyết 23 ngày 22/3/năm 2018 của Bộ chính trị về định hướng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Con đường CNH và HĐH sẽ đem lại những biển đổi mạnh mẽ về xã hội.
+ Biển đổi về cấu trúc xã hội
+ Biển đổi về dân số, gia đình
+ Biến đổi về phương thức giao tiếp tương tác và không gian sinh hoạt cộng đồng
+ Biến đổi về phương thức lãnh đạo quản lý và chính sách.
c. Vai trò của xã hội học trong biến đổi xã hội ở Việt Nam:
- Vai trò cầu nối: Giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh với quần chúng nhân dân, thị trường.
- Vai trò thông tin khoa học, dự báo: Từ kết quả nghiên cứu, phân tích có thể đưa ra các dự báo các quá trình xã hội -> đưa chính sách phù hợp
- Vai trò đưa ra các kiến nghị đề xuất: Nhằm nâng cao hiệu quả của các quá trình quản lý.

Không có nhận xét nào: