Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Đáp án cuộc thi 150 năm thành lập huyện Hương Khê (1867 -2017)



    HUYỆN ỦY HƯƠNG KHÊ
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ HUYỆN
*
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 


Hương Khê, ngày 09 tháng 01  năm 2017

GỢI Ý TRẢ LỜI
CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ 150 NĂM
THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN HUYỆN HƯƠNG KHÊ.

 Câu 1: Trình bày khái quát quá trình thành lập huyện Hương Khê ? Hãy nêu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên? Những tiềm năng, lợi thế trên các lĩnh vực của huyện? những truyền thống quý báu của Nhân dân Hương Khê?
      1Quá trình thành lập huyện Hương Khê:
   Vùng đất Hương Khê xa xưa thuộc bộ Việt Thường. Thời thuộc Ngô (đầu Công Nguyên) gọi là Nam Lăng. Đời Lý gọi là Đỗ Gia. Thời thuộc Minh gọi là Thổ Hoàng (gồm cả Hương Sơn), rồi tổng Thổ Hoàng thuộc huyện Hương Sơn. Thời Tây Sơn là phủ Ngọc Ma. Năm 1828 (năm Minh Mạng thứ 9), phủ Ngọc Ma đổi thành phủ Trấn Định, sau đó lại đổi thành châu Quy Hợp, rồi trấn Quy Hợp thuộc huyện Hương Sơn. Đến năm 1831, vùng đất này lại đổi thành phủ Thổ Hoàng của huyện Hương Sơn.
Năm 1831, tỉnh Hà Tĩnh được thành lập. Để tổ chức lại hành chính trong tỉnh, một số huyện ra đời. Vào tháng 10 năm Đinh Mão, tức khoảng tháng 11 năm 1867, nhà vua đồng ý cho lập huyện Hương Khê. Lấy 2 tổng Thổ Hoàng, Thổ Lội ở huyện Hương Sơn chia làm 3 tổng là Phương Điền, Chu Lễ và Phúc Lộc, tổng Bào Khê đổi thành tổng Hương Khê, cùng tổng Quy Hợp, tất cả là 5 tổng (Phương Điền, Chu Lễ, Phúc Lộc, Hương Khê và Quy Hợp) làm thành huyện Hương Khê. Tên gọi huyện Hương Khê có từ đó. Như vậy, huyện Hương Khê chính thức được thành lập vào năm 1867 (năm Tự Đức thứ 20).
          Thời kỳ 1930 - 1945, Hương Khê được chia lại thành 3 tổng là Xuân Khánh, Hà Nam, Trại La, gồm 42 xã.
Sau Cách mạng Tháng Tám -1945, chính quyền bỏ cấp tổng, nhập các làng xã nhỏ thành các xã lớn. Năm 1946, toàn  huyện có 15 xã  và 1 huyện lỵ (Chu Lễ). Năm 1949, Hương Khê có 11 xã.
Năm 1955, Hương Khê được chia lại thành 37 xã. Cơ cấu làng xã trên đây được duy trì trong khoảng 20 năm (1955- 1976)
Năm 1976: Cơ cấu hành chính lại tiếp tục thay đổi, toàn huyện được chia thành 25 xã và 2 thị trấn.
Năm 2000, 5 xã thuộc huyện Hương Khê (gồm Hương Thọ, Hương Minh, Hương Đại, Hương Điền, Hương Quang) được tách ra cùng một số xã của huyện Đức Thọ và Hương Sơn để thành lập huyện Vũ Quang theo nghị định 27/NĐ-CP ngày 4 tháng 8 năm 2000 của Chính phủNhư vậy, từ tháng 8 - 2000 đến nay, Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn.
          Việc thành lập một huyện độc lập ở vùng đất này chứng tỏ vị trí chiến lược của Hương Khê trong tiến trình phát triển của quốc gia và của tỉnh Hà Tĩnh. Sự ra đời huyện Hương Khê mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ quê hương đầy thử thách nhưng rất hào hùng. Chặng đường 150 năm là chặng đường mà nhân dân Hương Khê hoà chung vào hào khí đất nước, vừa xây dựng cuộc sống mới, vừa đấu  tranh bảo vệ độc lập dân tộc và đã làm nên những kỳ tích lớn lao.
2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng lợi thế của Hương Khê:
2.1. Vị trí địa lý:
Huyện Hương Khê nằm ở phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, với vị trí 18o23’ vĩ Bắc, 10527’ kinh Đông. Phía bắc giáp huyện Đức Thọ và Vũ Quang, phía đông giáp huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc, phía đông nam giáp huyện Cẩm Xuyên, phía nam giáp huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), phía tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào), ngăn cách bởi núi Giăng Màn (tên chữ là Khai Trướng) thuộc dãy Trường Sơn.
2.2. Điều kiện tự nhiên:
2.2.1: Địa hình:
Địa hình Hương Khê có nhiều hình thái đan xen, có sông Ngàn Sâu dài trên 100km chảy dọc huyện và nhiều sông nhỏ, khe suối, phụ lưu1. Bao quanh 4 phía của huyện là rừng núi cao, đồng thời có các thung lũng ở giữa theo dọc sông Ngàn Sâu với nhiều cánh đồng đan xen với các cụm, đồi núi nhỏ và trung bình.
Ở Hương Khê có nhiều ngọn núi như: Núi Khai TrướngNúi Vụ Thấp (Vũ Môn)Núi Thống LĩnhNúi Phù Lê (lèn Phú Lễ), Núi Trà Sơn....Và một số con sông, suối như: Sông Ngàn Sâu (Thâm Giang), Sông Tiêm (Rào Tiêm)Sông Nổ (Rào Nổ), Sông Ngàn Trươi (Khe Ác), Suối Vũ Môn, Đầm Trăm Năm...Do đặc điểm địa hình nên ngoài các con sông, khe suối lớn kể trên, ở Hương Khê còn có nhiều ngọn đồi, các con khe, đập và bàu, hói vừa và nhỏ.
Sông ngòi, khe suối ở Hương Khê có dộ dốc cao nên hàng năm về mùa mưa thường gây lũ lụt, làm thiệt hại cho mùa màng và đời sống của người dân. Tuy nhiên nó lại tạo thành một mạng lưới tưới tiêu trong huyện và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Thượng nguồn các con sông có thể xây dựng các đập nước và thuỷ điện nhỏ. Sông Ngàn Sâu chảy về địa phận xã Phương Mỹ lượn chín khúc trong núi nên Nhân dân gọi là "chín khúc hội nai" hay "chín khúc hồi lai" (hồi lai: đi - trở lại) vừa ngăn nước mùa lũ làm cho Hương Khê lũ lụt kéo dài nhiều ngày, đồng thời cũng giữ lại phù sa làm cho đồng ruộng thêm màu mỡ.
2.2.2. Khí hậu:
Khí hậu Hương Khê có 4 mùa, trong đó mùa Xuân thường có gió rét, mưa phùn; mùa Hè nóng oi bức; mùa Thu thường mát mẻ, có bão lũ; mùa Đông khô hanh. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết Hương Khê cũng có sự thay đổi, mùa Đông hiện nay không khô hanh như Miền Bắc mà lũ lụt nhiều.
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.600 đến 2500 mm/năm. Do vậy, độ ẩm của Hương Khê khá cao. Gió đông bắc thường gây mưa phùn, rét, từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ thấp nhất có lúc tới 5­­0c. Từ tháng 4 đến tháng 8 có gió Lào, nhiệt độ có ngày lên tới 400c. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Hương Khê dao động từ 230C - 25,20C.
2.2.3. Tài nguyên:
Diện tích tự nhiên của Hương Khê là 1.262,736 km2 (126.273,60ha) (theo niên giám thống kê năm 2015), là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Đất lâm nghiệp là 96.552,89 ha, đất nông nghiệp là 14.327,60 ha, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Trước đây Hương Khê có nhiều loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu đến các loại vàng tâm, pơmu, trầm, gụ, cây lâm sản phụ (tre nứa, song mây)… Động vật hoang dã như: voi, khỉ, vượn, hươu, nai, sao la, lợn rừng, rắn, trăn, kỳ nhông, kỳ đà. Hương Khê là nơi có nhiều cây thuốc nam mọc tự nhiên ở trong rừng núi.
Lòng đất Hương Khê có một số khoáng sản như mỏ Than ở Động Đỏ (Hà Linh), mỏ Cao Lanh ở Hương Châu (Phúc Đồng), m phốt phát ở Phú Lễ (Hương Trạch), mỏ vàng ở Hoà Hải và mỏ đá vôi kéo dài từ trung huyện đến thượng huyện, nhất là vùng La Khê, Hương Trạch có trữ lượng khá lớn.
Ngoài các loại khoáng sản trên, Hương Khê còn thăm dò và phát hiện ra 5 điểm mỏ cát, cuội, sỏi xây dựng ở Phương Điền, Phương Mỹ, Phúc Trạch, Phúc Đồng và Hà Linh; 1 điểm mỏ đá xây dựng, 3 điểm mỏ sét gạch ngói. Hương Khê có thể còn có nhiều khoáng sản quý khác mà đến nay chúng ta chưa thăm dò và khai thác.
2.3. Tiềm năng, lợi thế:
2.3.1. Nguồn nhân lực:
Tổng số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện: 51.605 người chiếm tỷ lệ 50,1% dân số (2015). Số lao động đã qua đào tạo là 18.084 lao động, số lao động phổ thông là 25.103 lao động. Người dân Hương Khê hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất.
2.3.2. Lợi thế về giao thông:
Hương Khê có đường Hồ Chí Minh chạy qua với chiều dài 41 km, là huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quốc lộ 15 kết nối với Thành phố Hà Tĩnh và khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Khoảng cách từ Hương Khê đến TP Hà Tĩnh là 50km, đến Sân bay Vinh là 80km. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Minh Hóa - Quảng Bình) cách khoảng 80km về phía Tây Nam, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn – Hà Tĩnh) cách 100 km về phía Tây Bắc.
Hương Khê có hệ thống đường sắt quốc gia với trên 48 km chạy qua địa bàn, trong đó lớn nhất là ga Hương Phố - điểm dừng của nhiều chuyến tàu trên hành trình Bắc – Nam. Hệ thống giao thông đường thủy Hương Khê tương đối thuận lợi vì có sông Ngàn Sâu và các phụ lưu.
2.3.3. Nông nghiệp:
Được xác định là lĩnh vực trọng tâm của huyện. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hương Khê gồm có: lợn, bò, hươu, gà, bưởi Phúc Trạch, cam các loại, ngô, đậu xanh, chè công nghiệp, gỗ nguyên liệu rừng trồng
Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 1.262,736 km2  (126.273,60ha) trong đó đất lâm nghiệp là 96.552,89 ha, đất nông nghiệp là 14.327,60 ha, có điều kiện thuận lợi để đầu tư sản xuất phát triển rừng, các vùng cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung có quy mô lớn gắn với chế biến. Hương Khê có hai loại cây ăn quả đặc sản cho hiệu quả và giá trị kinh tế cao, đó là Bưởi Phúc Trạch và cam các loại, mà nổi tiếng là cam Khe Mây. Tổng đàn các loại vật nuôi chủ lực đều tăng, đến nay (2016) toàn huyện có tổng đàn trâu bò 43.500 con, đàn lợn 75.000 con, hươu 1.672 congia cầm 450.000 con.

2.3.4. Tiềm năng công nghiệp chế biến:

Hương Khê có các sản phẩm gỗ từ rừng, cây lâm sản phụ (song, mây), cây cao su, cây chè, cây cam có thể phát triển công nghiệp chế biến.

2.3.5. Tiềm năng thương mại - dịch vụ:

          Hương Khê có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, có điều kiện kết nối với các thị trường Vinh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng thông qua đường sắt Bắc - Nam; Kết nối với các huyện Vũ Quang (vườn Quốc gia Vũ Quang), Hương Sơn (cửa khẩu quốc tế Cầu treo), Can Lộc (Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc), Thành Phố Hà Tĩnh, Khu Công Nghiệp Vũng Áng, khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo (Minh Hóa - Quảng Bình) và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào để giao thương, phát triển. Với vị trí địa lý khá thuận lợi, Hương Khê có tiềm năng là một điểm nghỉ chân của khách du lịch và các đoàn xe vận tải, trở thành điểm trung chuyển của các hành trình du lịch kết hợp giữa đường sắt và đường bộ.
2.3.5 Tiềm năng du lịch:
Thác Vũ Môn nằm trên dãy núi Giăng Màn, về phía Tây Nam huyện Hương khê ở độ cao 1.280m so với mực nước biển. Là địa điểm duy nhất trong cả nước gắn với truyền thuyết cá Chép hóa Rồng của Việt Nam: "Mồng bảy cá đi ăn thề. Mồng tám cá về vượt Thác Vũ Môn". Thác Vũ Môn có 3 cấp nước, mỗi cấp nước có hình chài, dài khoảng 70m, rộng khoảng 20m. Thác Vũ Môn như một dải lụa mềm trắng vắt qua núi tuyệt đẹp và tiếng nước chảy ngân vang khắp một vùng. Ở đây không khí ẩm ướt, quanh năm như chìm trong sương mù, nhiệt độ về mùa hè rất mát mẻ chỉ vào khoảng 20 – 250C, rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái.
Ngoài ra Hương Khê có thác Rào Rồng, đập Đá Hàn, Bãi Dài.. có thể phát triển du lịch sinh thái.
Hiện nay, toàn huyện có 18 di tích được xếp hạng (5 di tích cấp quốc gia, 13 di tích cấp tỉnh). Nhiều di tích được khách trong và ngoài tỉnh biết đến như: Sơn Phòng – Hàm Nghi, Đền Trầm Lâm, Đền Công Đồng (xã Phú Gia);  Đền Đức Đại Vương ngàn Trụ (xã Phú Gia); Rôộc Cồn (xã Phú Phong); Chùa Vĩnh Đại và đền thờ Trần Phúc Hoàn tại xã Hương Vĩnh. Di tích Sở Chỉ Huy tiền phương tổng cục hậu cần, Đoàn 500 (xã Hương Đô), Khu chứng tích chiến tranh Hương Phúc (xã Hương Trạch), Đền Hợp Tự (Đền Voi Ngựa) và Chùa Phúc Linh - xã Gia Phố, Phà Địa Lợi....là tiềm năng để phát triển du lịch tâm linh và du lịch văn hóa – lịch sử.
  3. Truyền thống tốt đẹp của nhân dân Hương Khê:
Huyện Hương Khê hiện có 5 dân tộc là Kinh, Mã Liềng (Chứt), Mường, Hoa, Lào. Trong đó, người Kinh chiếm đã số, dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng 0,9%). Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hóa riêng. Dân số của huyện là 101.657 người. Trải qua 150 năm xây dựng quê hương trong điều kiện chiến tranh hay hoà bình, người dân Hương Khê đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp, trở thành truyền thống:
Truyền thống yêu lao động, cần cù, nhẫn nại, biết vươn lên khắc phục gian khó để xây dựng và phát triển. Hương Khê là huyện miền núi, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, đất đai chủ yếu là đồi núi, nhưng để sinh sống được với nghề chủ yếu là nông nghiệp, người Hương Khê từng bước cải tạo đất đai, khai hoang, vỡ rừng để sản xuất. Dùng sức người để chế ngự thiên nhiên, nỗ lực không ngừng để xây dựng cuộc sống. Để cải thiện đời sống, nhân dân còn tìm ra một số nghề thủ công như đan lát, mộc, sản xuất bún, bánh đa… Chính vì vậy, Hương Khê từ một vùng đất hoang vu đã chuyển mình mạnh mẽ để có được như ngày hôm nay.
Người Hương Khê có truyền thống hiếu học. Từ ngày thành lập huyện đến nay, cho dù cuộc sống khó khăn, nhưng nhân dân vẫn cố gắng dành dụm cho con em theo học ở các trường. Một số người con Hương Khê đã thi đậu trong các kỳ thi của chế độ phong kiến. Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay, thành tích giáo dục và đào tạo của Hương Khê hết sức nổi bật. Năm 1872, cả huyện mới chỉ có 1 nhà học và 3 bộ sách giáo khoa, đến nay đã có 67 trường học và Trung tâm (2016) với hệ thống thư viện có tới hàng chục ngàn bộ sách. Hương Khê đã có 90 người được phong học hàm Giáo sư, Tiến sĩ, hàng ngàn người có bằng đại học, thạc sỹ. Tỷ lệ học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày một cao. Huyện luôn luôn quan tâm coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là quốc sách hàng đầu.
Người Hương Khê có truyền thống yêu nước, yêu quê hương nồng nàn và ý chí kiên cường, không ngại hy sinh trong chiến đấu để giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Đất và người nơi đây đã bám trụ và chiến đấu quyết liệt, để lại những dấu tích không bao giờ phai mờ. Thời kỳ chống Pháp, Hương Khê nổi tiếng với Sơn Phòng, căn cứ của vua Hàm Nghi, với Vụ Quang, căn cứ địa của Phan Đình Phùng, với Rộôc Cồn trong những năm 1930-1931, với An toàn khu Hà Tĩnh. Thời kỳ chống Mỹ, Hương Khê nổi tiếng với Phà Địa Lợi, Ngầm Lộc Yên, Ngầm La Khê, căn cứ địa của Bộ Chỉ huy đoàn 559, với hình ảnh “O du kích nhỏ giương cao súng”.
Với những đóng góp to lớn, huyện Hương khê và 16 xã trong huyện, 4 cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 118 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và lịch sử nên người Hương Khê đã hình thành truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn. Đó là sức mạnh trong quá trình sản xuất và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, là nguyên nhân cho những thắng lợi trong các thời kỳ cách mạng. Do đó, đoàn kết nhân dân, đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa Đảng và nhân dân là một nhiệm vụ mà Đảng bộ Hương Khê coi trọng. Bên cạnh đó, người dân Hương Khê có lối sống giản dị, mộc mạc, trọng tình nghĩa. Người Hương Khê sinh sống ở nhiều nơi vẫn nhớ về quê hương, lập các Hội Đồng hương đóng góp sức lực cho công cuộc xây dựng quê hương.
Câu số 2: Nêu hoàn cảnh ra đời và thời gian thành lập Đảng bộ huyện Hương Khê. Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ Hương Khê đã tiến hành bao nhiêu kỳ Đại hội? Vào thời gian nào? Đến nay Đảng bộ huyện Hương Khê có bao nhiêu chi bộ, đảng bộ cơ sở?
1. Hoàn cảnh ra đời và thời gian thành lập Đảng bộ Hương Khê:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đến năm 1884, đất nước ta trở thành thuộc địa của Pháp. 17 năm sau khi huyện được thành lập, nhân dân Hương Khê và nhân dân cả nước đã phải chịu cảnh nước mất nhà tan. Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân đã diễn ra và phát triển liên tục.
Hương Khê trở thành địa bàn chống Pháp quan trọng bậc nhất trong cả nước lúc bấy giờ. Vua Hàm Nghi đã chọn Hương Khê làm căn cứ của phong trào Cần Vương chống Pháp. Nhà vua cho xây dựng thành Sơn Phòng (ở Phú Gia). Nhân dân Hương Khê đã giúp vua xây dựng thành. Đó chính là những dấu tích ghi nhận nơi vua Hàm Nghi đã dựng cờ chống Pháp.
  Từ 1885-1896, nhân dân Hương Khê tham gia đông đảo trong cuộc Khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Trong 15 quân thứ của nghĩa quân thì Khê thứ (cánh quân Hương Khê) là số một, do Nguyễn Hữu Châu và Nguyễn Thoại chỉ huy. Nhân dân đã đóng góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân, góp mâm thau, nồi đồng cho nghĩa quân đúc vũ khí. Nhiều địa phương tổ chức nhân dân vào rừng làm nương rẫy, sản xuất lương thực cho nghĩa quân. Đông đảo con em Hương Khê đi xây dựng căn cứ Vũ Quang và tham gia lực lượng vũ trang, trực tiếp chiến đấu. Quân và dân Hương Khê đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Tháng 8 - 1892, dưới sự chỉ huy của Cao Thắng, nghĩa quân đã chiến đấu oanh liệt ở Bãi Ma (Hương Thanh), Đồn Tri Bản, Chợ Nổ (Hoà Hải) buộc địch phải lui quân.10 năm khởi nghĩa Phan Đình Phùng là khoảng thời gian mà nhân dân cả nước nói chung và nhân dân Hương Khê nói riêng biểu thị khí phách quật cường và lòng yêu nước sâu sắc. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa mở đầu cho phong trào chống thực dân Pháp của cả nước.
  Vào đầu thế kỷ XX, phong trào dân tộc dân chủ ở Hương Khê diễn ra sôi nổi. Năm 1905, Cụ Tú Phương (Nguyễn Duy Phương) người Hà Linh đã hội kiến với Phan Bội Châu bàn bạc kế hoạch đưa người sang Nhật trong phong trào Đông Du, mở đầu cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng mới, khuynh hướng dân chủ tư sản ở Hương Khê. Năm 1908, nhân dân Hương Khê tham gia tích cực trong cuộc đấu tranh đòi giảm sưu thuế. Hàng trăm nông dân trong huyện kéo xuống tỉnh lỵ Hà Tĩnh đấu tranh, đưa yêu sách. Năm 1919, hai thầy giáo Lê Viết Lượng và Nguyễn Hậu tìm gặp cụ Tú Phương để bàn về con đường cứu nước. Năm 1920, các cụ lập ra “Hội Bài Pháp”, chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nhà nước dân chủ. Năm 1922, một số người yêu nước lập ra nhóm cách mạng “Việt Nam độc lập hội”. “Hội Bài Pháp” và “Việt Nam độc lập hội” có tác dụng nhất định trong việc truyền bá tư tưởng mới.
  Năm 1926, chi hội  Phục Việt Hương Khê (tiền thân của tổ chức đảng Tân Việt Hương Khê) chính thức được thành lập trên cơ sở “Hội Bài Pháp”. Hoạt động của tổ chức đảng Tân Việt Hương Khê đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng yêu nước và hướng Nhân dân theo con đường vô sản khi tổ chức này chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- Tháng 1-1930, chi bộ cộng sản (thuộc Đông Dương Cộng sản Đảng) được thành lập ở Hà Linh gồm 5 đảng viên do đồng chí Trần Hữu Thiều đứng đầu, đánh dấu sự ra đời của tổ chức cộng sản đầu tiên ở Hương Khê.
  - Từ ngày 6/1 đến 3/2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long, Hương Cảng (Trung Quốc). Sự ra đời của Đảng là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Việt Nam.
  - Cuối tháng 3 - 1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh được thành lập, do đồng chí Trần Hữu Thiều làm Bí thư. Thực hiện chủ trương chung, chi bộ Đông Dương Cộng sản đảng Hà Linh chuyển thành chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến tháng 4 - 1930, Hương Khê đã có thêm 7 chi bộ: Trúc Lâm (Hương Thanh), Phúc Ấm, Đô Khê (Hương Đô), Đông Ấp (Hương Thu), Phú Phong, Xuân Lũng (Hương Xuân), Gia Phố. Với sự xuất hiện của nhiều chi bộ ở các vùng trong huyện, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam huyện Hương Khê đã hình thành trên thực tế. Xét về mặt thời gian, so với các nơi khác trong tỉnh, Đảng bộ huyện Hương Khê là một trong những Đảng bộ ra đời sớm (4 -1930). Đến giữa năm 1930, toàn huyện đã có 10 chi bộ và gần 100 đảng viên. Sự ra đời của Đảng bộ Hương Khê là một bước ngoặt trong lịch sử huyện nhà, mở ra một thời kỳ phát triển mới của phong trào cách mạng - thời kỳ có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Ngày 20-11-1930, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hương Khê lần thứ nhất được tổ chức tại xã Trúc Lâm (Hương Thanh), đánh dấu bước phát triển quan trọng về tổ chức của Đảng bộ.
2. Các kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Hương Khê
Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ Hương Khê đã trải qua 29 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ đại hội của Đảng đều gắn với những giai đoạn lịch sử của Hương Khê. Các đại hội của Đảng là dịp đánh giá những kết quả đã đạt được của giai đoạn trước đó; xây dựng và quyết định chủ trương lãnh đạo cho giai đoạn tới; đồng thời bầu ra cơ quan lãnh đạo để lãnh đạo Đảng bộ và nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tiếp theo.
+ Đại hội lần thứ nhất diễn ra vào ngày 20/11/1930, tại Trúc Lâm (Hương Thanh - Hà Linh), Đại hội đã bầu Ban chấp hành (BCH) gồm 7 người. Bí thư Huyện uỷ đầu tiên là đồng chí Mai Phì.
+ Đại hội lần thứ 2 diễn ra vào ngày 20/12/1945 tại Thị Trấn Chu Lễ (Hương Thuỷ), Đại hội đã bầu BCH gồm 11 người. Đồng chí Nguyễn Tuy giữ chức vụ Bí thư kiêm Chủ tịch uỷ ban. Đồng chí Phan Dỵ giữ chức vụ Phó Bí Thư.
+ Đại hội lần thứ 3 diễn ra ngày 25/02/1947 tại Thị trấn Chu Lễ (Hương Thuỷ). Đại hội đã bầu BCH gồm 9 người, Bí thư, Chủ tịch là đồng chí Nguyễn Văn Sáng, Phó bí thư là đồng chí Nguyễn Triêm.
+ Đại hội lần thứ 4 diễn ra ngày 10/01/1948 tại Vĩnh Hương (Hương Châu tức Phúc Đồng ngày nay) bầu 17 uỷ viên BCH (cả bổ sung), đồng chí Nguyễn Triêm được bầu làm Bí thư, đồng chí Lê Hữu Tuỵ làm Phó Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Sáng - Thường vụ, Chủ tịch Uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 5 diễn ra ngày 6/1/1949 tại Tân Hương (Hương Bình), Đại hội bầu BCH gồm 15 người, đồng chí Nguyễn Triêm - Bí thư, đồng chí Dương Đức Cơ-Phó Bí thư, Chủ tịch uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 6 diễn ra ngày 15/05/1950 tại xã Phú Phong, BCH có 15 người đồng chí Hà Văn Nghị được bầu giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Dương Đức Cơ- Phó Bí thư, Chủ tịch uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 7 diễn ra ngày 15/07/1951 tại Tân Hương (Hương Bình) bầu BCH 24 người (cả bổ sung) đồng chí Hà Văn Nghị giữ chức vụ Bí Thư, đồng chí Nguyễn Văn Cung - Phó Bí thư, Phó chủ tịch Uỷ ban, đồng chí Ngô Xuân Áng - chủ tịch uỷ ban hành chính.
+ Do những xáo trộn về công tác cán bộ trong và sau cải cách ruộng đất thời kỳ 1953-1956, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng bộ, từ tháng 7 đến tháng 11-1956, Huyện uỷ lâm thời được thành lập lại do Khu uỷ và Tỉnh uỷ chỉ định. Ban Thường vụ Huyện uỷ lâm thời gồm có 8 đồng chí, đồng chí Trần Đình Hậu được cử làm Bí thư, đồng chí Đặng Minh Lương - Uỷ viên Ban Thường vụ được cử làm quyền Chủ tịch uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 8 (Hội nghị đại biểu) họp tháng 9/1959 tại Hương Phố, bầu BCH 19 người bao gồm cả dự khuyết, đồng chí Trần Đình Hậu giữ chức vụ Bí Thư, đồng chí Đặng Minh Lương - Uỷ viên Ban Thường vụ, quyền Chủ tịch uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 9 họp tháng 02/1960 tại Thị Trấn Chu Lễ (Hương Thuỷ), bầu BCH 23 người, đồng chí Nguyễn Văn Cung - Bí thư, đồng chí Nguyễn Tú- Phó Bí thư, đồng chí Hoàng Mỹ - Thường vụ, Chủ tịch uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 10 diễn ra tháng 03/1962 tại Thị Trấn Chu Lễ (Hương Thuỷ), Đại hội bầu 28 uỷ viên BCH (cả dự khuyết) đồng chí Nguyễn Văn Cung được bầu làm Bí thư, đồng chí Nguyễn Tú - Phó Bí thư, đồng chí Lê Hữu Kính - Phó Bí thư, Chủ tịch uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 11 diễn ra tháng 07/1963 tại Thị trấn Chu Lễ (Hương Thuỷ) đại hội bầu 21 uỷ viên BCH (cả dự khuyết), đồng chí Nguyễn Tú giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Phan Văn Thành - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Đặng Minh Lương - Thường vụ, Chủ tịch Uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 12 diễn ra tháng 03/1965 tại xã Gia Phố đại hội bầu 23 uỷ viên BCH, đồng chí Đặng Tỵ, Tỉnh uỷ viên giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Lê Hữu Kính - Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban.
+ Đại hội lần thứ 13 diễn ra tháng 3/1967 tại xã Hương Bình đại hội bầu 25 uỷ viên BCH, đồng chí Đặng Tỵ, Tỉnh uỷ viên giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Lê Hữu Kính - Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 14 diễn ra ngày 19/12/1969 tại Hương Bình đại hội bầu BCH gồm 19 người, đồng chí Đặng Tỵ, Tỉnh uỷ viên giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Lê Hữu Kính - Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 15 diễn ra ngày 16/10/1971 tại Hương Bình đại hội bầu BCH gồm 19 người, đồng chí Nguyễn Văn Cung giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Phan Văn Đệ - Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính.
+ Đại hội lần thứ 16 diễn ra tháng 12/1973 tại Hương Bình đại hội bầu BCH gồm 21 người, đồng chí Nguyễn Văn Cung giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Phan Văn Đệ - Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban hành chính, đồng chí Đinh Duyệt - Phó Bí thư Thường trực
+ Đại hội lần thứ 17 diễn ra tháng 8/1975 tại Trường Đảng huyện (thuộc Thị Trấn ngày nay), đại hội bầu BCH gồm 29 người (2 dự khuyết), đồng chí Phan Văn Đệ giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Phan Xuân Bằng- Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban, đồng chí Nguyễn Xuân Hương- Phó Bí thư Thường trực
+ Đại hội lần thứ 18 diễn ra tháng 5/1976 tại Trường Đảng huyện (Thuộc Thị Trấn ngày nay), đại hội bầu BCH gồm 33 người, đồng chí Phan Văn Đệ giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Phan Xuân Bằng- Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, đồng chí Nguyễn Xuân Hương - Phó bí thư Thường trực.
+ Đại hội lần thứ 19 diễn ra ngày 28/5/1977 tại Thị trấn Hương Khê, đại hội bầu BCH gồm 29 người, đồng chí Phan Văn Đệ giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Xuân Hương - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Phan Xuân Bằng- Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân.
+ Đại hội lần thứ 20 diễn ra ngày 23/8/1979 tại thị trấn Hương Khê, đại hội bầu Ban Chấp hành 33 người (có 4 dự khuyết), đồng chí Phan Văn Đệ, Tỉnh uỷ viên giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Xuân Hương - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Trần Khoa - Phó Bí thư, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân.
+ Đại hội lần thứ 21 diễn ra tháng 12/1982. Đại hội bầu  BCH 36 người (cả dự khuyết) đồng chí Phan Văn Đệ, Tỉnh uỷ viên giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Xuân Hương - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Trần Khoa - Phó Bí thư, đồng chí Phan Xuân Bằng - Thường vụ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân.
(Đến tháng 9 năm 1984, đồng chí Phan Văn Đệ tỉnh điều đi làm chuyên gia nước bạn Lào, đồng chí Nguyễn Xuân Hương quyền Bí thư, đồng chí Trần Khoa thay đồng chí Phan Xuân Bằng đi nhận công tác khác. Đến ngày 2/8/1985, đồng chí Nguyễn Xuân Hương được bầu làm Bí thư Huyện uỷ. Giai đoạn 9/1984-9/1986: các đồng chí Lê Văn Trọng, Phan Văn Quý, Nguyễn Bá Bốn lần lượt được phân công giữ chức vụ Phó bí thư Thường trực Huyện uỷ)
+ Đại hội lần thứ 22 được tổ chức ngày 8/9/1986 tại Thị trấn Hương Khê, đại hội bầu BCH gồm có 41 người (6 dự khuyết) đồng chí Nguyễn Xuân Hương - Bí Thư, đồng chí Nguyễn Bá Bốn - Phó bí thư Thường trực, đồng chí Trần Khoa - Phó Bí thư, chủ tịch uỷ ban Nhân dân.
+ Đại hội lần thứ 23 diễn ra vào ngày 7/12/1988 tại Thị Trấn Hương Khê (Rạp chiếu bóng huyện). Đại hội bầu BCH gồm 43 người (6 dự khuyết), đồng chí Nguyễn Xuân Hương - Bí Thư, đồng chí Phan Văn Quý - Phó Bí thư thường trực, đồng chí Trần Khoa - Phó bí thư, Chủ tịch uỷ ban Nhân dân.
+ Đại hội lần thứ 24 diễn ra 2 vòng, vòng 1: tháng 3/1991; vòng 2: tháng 12/1991 tại Thị Trấn Hương Khê, Ban chấp hành gồm có 37 người (cả bổ sung giữa nhiệm kỳ) đồng chí Trần Khoa - Bí Thư, đồng chí Phan Văn Quý - Phó Bí thư thường trực, đồng chí Nguyễn Văn Chung - Phó bí thư, Chủ tịch uỷ ban Nhân dân.
(Tháng 5 năm 1994 đồng chí Nguyễn Văn Chung từ trần, đồng chí Phan Văn Quý làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Kim Kiệm làm Phó Bí thư)
+ Đại hội lần thứ 25 diễn ra ngày 25/3/1996 tại Thị trấn Hương Khê. Đại hội bầu BCH gồm 36 người (1 bổ sung sau) đồng chí Nguyễn Kim Kiệm - Bí thư, đồng chí Phan Văn Tích - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Phan Văn Quý - Tỉnh uỷ viên, Phó Bí thư, chủ tịch uỷ ban Nhân dân.
+ Đại hội lần thứ 26 diễn ra ngày 28/11/2000 tại Thị Trấn Hương Khê. Đại hội bầu BCH gồm có 33 người đồng chí Nguyễn Kim Kiệm, Tỉnh uỷ viên - Bí thư, đồng chí Phan Thị Tập - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Phan Văn Tích - Phó Bí thư, chủ tịch uỷ ban Nhân dân.
+ Đại hội lần thứ 27 diễn ra từ ngày 06 đến ngày 8/10/2005 tại Thị Trấn Hương Khê. Đại hội bầu BCH gồm 37 đồng chí. Đồng chí Phan Thị Tập (Tỉnh uỷ viên) giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Hoàng Hữu Diễn- Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Phó Bí thư, chủ tịch Nhân dân.
+ Đại hội lần thứ 28: từ ngày 20-22/7/2010 tại Thị trấn Hương Khê Đại hội bầu BCH Đảng bộ huyện gồm có 41 đồng chí. Đồng chí Hoàng Hữu Diễn giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Xuân Vinh - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Đinh Hữu Tân - Phó bí thư, Chủ tịch uỷ ban Nhân dân.
(Tháng 3/2011 đồng chí Hà Văn Hùng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Tỉnh đoàn được Tỉnh uỷ điều làm Bí thư Huyện uỷ Hương Khê, đồng chí Hoàng Hữu Diễn giữ chức vụ Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND huyện.
Tháng 5/2015 đồng chí Hà Văn Hùng - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ được điều về làm Phó Ban Dân Vận Tỉnh uỷ, đồng chí Đinh Hữu Tân được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Lê Ngọc Huấn, Phó Chánh thanh tra Tỉnh được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện)
+ Đại hội lần thứ 29 diễn ra từ ngày 11-13/8/2015 tại Thị Trấn Hương Khê (Trung tâm Văn hoá - Thể thao&Du lịch). Đại hội bầu BCH Đảng bộ huyện gồm có 41 đồng chí. Đồng chí Đinh Hữu Tân, Tỉnh uỷ viên - Bí thư, đồng chí Ngô Xuân Ninh - Phó Bí thư Thường trực, đồng chí Lê Ngọc Huấn - Phó bí thư, Chủ tịch uỷ ban Nhân dân.
* Đến nay toàn huyện có 6.856 đảng viên sinh hoạt tại 43 Đảng bộ, chi bộ trực thuộc với 350 chi bộ cơ sở.
Câu 3: Nêu những đóng góp của Đảng bộ và nhân dân huyện Hương Khê trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay?
          Sau ngày cách mạng thành công, trước vô vàn khó khăn của tình hình mới, quân và dân Hương Khê dưới sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào các công việc xây dựng chính quyền mới: cứu đói, tăng gia sản xuất, phát động “Tuần lễ vàng”; thực hiện giảm tô cho nhân dân, xoá nạn mù chữ; xây dựng nền dân chủ mới.
Tất cả những biện pháp trên làm cho chính quyền cách mạng ngày càng ổn định và từng bước vững mạnh. Ngày 20-12-1945, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hương Khê lần thứ hai được tổ chức đã kiện toàn bộ máy Đảng, chính quyền của huyện. Sau đó Đại hội Mặt trận Việt Minh cũng được tổ chức, củng cố khối đoàn kết toàn dân. Trước âm mưu của thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa, tình thế rất khó khăn.
 1. Hương Khê trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
 Từ tháng 12-1946, cùng với cả nước, nhân dân Hương Khê bước vào cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ độc lập dân tộc. Tháng 2 - 1947, Hương Khê chuyển toàn bộ hoạt động sang thời chiến, tiếp tục củng cố chính quyền và các đoàn thể, xây dựng lực lượng vũ trang; tăng cường công tác bố phòng, bảo vệ địa bàn, đưa lực lượng bố trí ở các điểm cao biên giới Việt - Lào; bảo đảm an toàn cho hoạt động của các đơn vị cơ quan An toàn khu, thực hiện tốt nhiệm vụ căn cứ địa, hậu phương cho Bình - Trị - Thiên. Tại đây, nhiều cơ quan, công xưởng của Trung Bộ, của các tỉnh bạn phía Nam đã ra đứng chân, hàng vạn nhân dân đã ra sơ tán. Từ giữa năm 1947 Trường Trung học Hương Khê Bình Trị Thiên với hơn 600 cán bộ và học sinh con em Bình Trị Thiên ra học tập và xây dựng khu căn cứ, đã trở thành một trong những trung tâm đào tại cán bộ cho cả nước về sau này. Cuối năm 1947, Xưởng bào chế hoá chất, Trường kỹ nghệ thực hành, Trường Trung học Hương Khê và nhiều công binh xưởng được thành lập trên địa bàn toàn huyện.
 Nhiều đoàn cán bộ, bộ đội của cách mạng Lào đã sang đứng chân, đặt cơ sở huấn luyện tại hương Khê. Nhiều nơi ở Hương Khê là địa điểm đóng cơ quan của lực lượng kháng chiến Trung Lào. Hương Khê là địa bàn tập kết của lực lượng Đại đoàn 325 và Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304 chiến dịch Trung Lào thời kỳ chiến lược Đông Xuân 1953-1954.
Thời kỳ này cơ bản huyện đã tự trang trải được lương thực và có phần đóng góp cho kháng chiến. Về văn hoá xã hội, Hương Khê có nền giáo dục phát triển với hệ thống trường học khá đều khắp, trong đó có trường Trung học, học đến lớp 7, là một trong số ít huyện ở Hà Tĩnh và Quân khu 4 có loại trường học này. Công tác vệ sinh, cứu chữa thương, bệnh binh được chú trọng. Hương Khê đã xây dựng lực lượng dân quân du kích, thành lập Tiểu đoàn Giải phóng quân Hương Khê ban đầu có 300 chiến sỹ làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ chính quyền cách mạng, là một trong những huyện có bộ đội địa phương mạnh nhất của Hà Tĩnh. Tiểu đoàn bộ đội tập trung của huyện đã đánh thắng quân địch nhiều trận ở vùng biên giới Việt - Lào, bảo vệ vững chắc địa bàn.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân Hương Khê đã hoàn thành nhiệm vụ hậu phương, củng cố vững chắc tổ chức Đảng, chính quyền và khối đoàn kết toàn dân, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
          2. Hương Khê trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH và kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, huyện Hương Khê cùng với các địa phương khác thuộc Quân khu 4 vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương, đế quốc Mỹ đã nhiều lần tung gián điệp, biệt kích phá hoại nội địa, sử dụng trên 4 vạn lần chiếc máy bay ném xuống đất Hà Tĩnh gần 200.000 tấn bom đạn các loại. Hương Khê là địa bàn đánh phá ác liệt nhất của giặc Mỹ trên đất Hà Tĩnh.
Nhưng với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, thấm nhuần chân lý "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, quân và dân Hương Khê vượt lên mọi khó khăn gian khổ ác  liệt và hy sinh, kiên cường chiến đấu. Trên 400 chiến sỹ đại đội chủ lực giao thông huyện đã làm nòng cốt bám trụ các bến phà Địa Lợi, Ngầm La Khê, Ngầm Lộc Yên, Cầu Khe Ác cùng quân dân toàn huyện hoàn thành xuất sắc nghiệm vụ bảo đảm giao thông thông suốt, được nhà nước tặng thưởng huân chương chiến công về đảm bảo giao thông. Phối hợp với các lực lượng phòng không bắn rơi 46 máy bay Mỹ tại địa bàn, trong đó lực lượng dân quân tự vệ Hương Khê độc lập bắn rơi 9 chiếc, bắt sống 11 giặc lái. Hình ảnh "O du kích nhỏ giương cao súng; thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu", mãi mãi là niềm tự hào của quân dân Hương Khê và của cả dân tộc Việt Nam trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tiêu biểu cho cuộc chiến đấu anh dũng của Hương Khê là các tập thể anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân các xã: Hương Đô, Hương Vĩnh, Phú Phong, Phúc Đồng, Phú Gia, Phúc Trạch, Hương Bình, Gia Phố, Hà Linh, Hương Thuỷ, Hương Trạch, Lộc yên, Hương Xuân, Hương Long, Hoà Hải, Nông trường 20-4 cùng các đơn vị Đồn biên phòng 571, tự vệ và công nhân đường goòng... Các cá nhân Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Võ Hồng Tuyên, Hán Duy Long, Hồ Đức Tự, Phan Châu Mỹ, Nguyễn Văn Đường và 118 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
Trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Hương Khê không chỉ làm tròn nhiệm vụ hậu phương, căn cứ địa của tỉnh và Quân khu 4, mà còn làm tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến. Trong kháng chiến chống Mỹ, Hương Khê đã có 6.550 thanh niên lên đường nhập ngũ, 9.786 người đi thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến dài ngày, trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường; huy động gần 3 triệu công của dân công trung, hỏa tuyến. Điều động công nghĩa vụ làm được 198.000m3 đất, 756m3 đá; đóng nộp hơn 31.000 cây tre làm cọc chống lầy. Trong số con em của Hương Khê đi bộ đội, thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường, có 1.734 đồng chí đã anh dũng hy sinh, 1.060 thương binh.
3. Hương Khê xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong các cuộc chiến tranh biên giới và tiến hành công cuộc đổi mới.
Đầu năm 1978, giữa lúc quân và dân ta đang tập trung xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất thì tình hình biên giới Tây Nam trở nên căng thẳng do tập đoàn Pôn Pốt-Iêng xa-ri phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Từ những chủ trương lãnh đạo của Đảng ủy quân sự tỉnh và của Huyện ủy Hương Khê, lực lượng vũ trang Hương Khê tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ trung tâm trước mắt là đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm chiến đấu thắng lợi, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trong toàn huyện. Góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu kinh tế năm 1978. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất tự túc lương thực, thực phẩm bảo đảm tự túc được từ 6 tháng trở lên; đồng thời chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phấn đấu tự túc 100% trong năm 1979. Nhanh chóng triển khai kế hoạch huấn luyện. Trong thời gian này Bộ chỉ huy quân sự tỉnh mở 3 lớp tập huấn cho 213 cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị các huyện, thị, thành phố.
Trong 6 tháng cuối năm 1978, số lượng dân quân tự vệ toàn huyện nhanh chóng được tăng lên từ 30 - 40% so với năm 1977. Hương Khê cùng với các đơn vị Hương Sơn, Đức Thọ, thành phố Vinh đã tổ chức được trung đoàn tự vệ chiến đấu. Lâm trường Chúc A của huyện thành lập được trung đoàn bộ binh cơ động biên giới và đường 15.
Đầu năm 1979, tình hình biên giới phía Bắc nước ta có nhiều diễn biến hết sức căng thẳng, đi đôi với các hoạt động xung đột vũ trang, Trung Quốc tập trung một lực lượng lớn cùng với nhiều phương tiện chiến tranh triển khai áp sát trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta. ở hướng biển Trung Quốc huy động một số tàu chiến vào tuyến chuẩn bị. Ngày 12 tháng 2 năm 1979, chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, buộc quân và dân biên giới phía Bắc nước ta phải cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Hương Khê cùng với các địa phương trong toàn tỉnh huy động được 76.000 thanh niên nhập ngũ và lực lượng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (trong đó tổ chức được Sư đoàn bộ binh 348 xong trong tháng 4 năm 1979, hai đội đặc công, khôi phục nhanh được 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương). Ngoài ra còn tổ chức được lực lượng phòng không nhân dân từ cấp xã, do đồng chí Phó chủ tịch xã làm Trưởng ban phòng không. Quân và dân Hương Khê cùng quân dân toàn tỉnh đang hướng ra tiền tuyến, luôn sẵn sàng về tư tưởng và tổ chức, có lệnh là lên đường chiến đấu. Tập trung củng cố xây dựng thế trận pháo đài quân sự huyện, tổ chức huấn luyện, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên vững mạnh, rộng khắp.
Đi đôi với lãnh đạo thực hiện tốt công tác quân sự địa phương, về lĩnh vực kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, đến cuối năm 1986, Hương Khê đạt được một số thành tựu quan trọng: diện tích gieo trồng đạt 15.600 ha (bằng 86% kế hoạch). Sản lượng lương thực đạt 18.500 tấn (bằng 75% kế hoạch). Tạo thêm được 14 hồ đập mới, làm cầu treo Địa Lợi. Diện tích rừng thông nhựa sau nhiều năm đã đạt tới 3.000 ha, giao được 20.000 ha rừng các loại cho 17 hợp tác xã. Lạc từ 500 ha năm 1980 lên 1.000 ha năm 1986. Trồng mới 200 ha dầu trẩu, 100 ha chè, thu mua 50 tấn dược liệu, 1 tấn trầm hương. Giá trị xuất khẩu đạt 180.000 rúp - đô la, bình quân đầu người 1,8 rúp - đô la. Làm nghĩa vụ lương thực bình quân từ 1.900 đến 2.000 tấn mỗi năm.
Câu 4: Trên địa bàn huyện Hương Khê đã có bao nhiêu di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh? Hãy nêu những thông tin về các di tích đó?
Hương Khê là huyện có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị. Hiện nay, toàn huyện có 60 di tích và phế tích, trong đó có 18 di tích được xếp hạng (5 di tích cấp quốc gia, 13 di tích cấp tỉnh). Cụ thể như sau:
1. Khu di tích lịch sử - văn hoá Rôộc cồn. Địa chỉ: Thôn 2, xã Phú Phong.
  Di tích Rôôc Cồn là nơi diễn ra cuộc biểu tình ngày 20.4.1931 trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Hương Khê. Đền cây Chay (còn gọi là Miếu Bà) là nơi cất dấu tài liệu, in ấn truyền đơn hội họp của Đảng bộ Hương khê trong thời kỳ phong trào cách mạng 1930 - 1931 nói chung và trận Roộc Cồn nói riêng.
Phía trong có điện thờ bà Đại Càn, bà Thánh Mẫu, bà Thánh Y Ngọc Nữ, bà Tiêm Giang. Theo truyền thuyết, bà Đại Càn đời Tống có công giúp vua nhà Trần nên nhân dân lập đền thờ bà.
Khu di tích lịch sử - văn hoá Rôộc cồn được công nhận di tích Quốc gia ngày 12/12/1994
2. Thành Sơn Phòng-Đền Trầm Lâm -Đền Công Đồng. Địa chỉ: Thôn Phú Thành và Thôn Phú Yên xã Phú Gia.
* Thành Sơn Phòng
  Thành Sơn Phòng là di tích gắn liền với tên tuổi của vị vua yêu nước Hàm Nghi và phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX. Đây là một tòa thành nhỏ, xây trên núi Ấu Sơn. Thành được xây dựng vào khoảng năm 1883. Nơi đây Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần thứ 2, đồng thời cũng là nơi nhà vua tiếp Phan Đình Phùng từ Đức Thọ lên yết kiến và được giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng tham gia chống Pháp. Trong số 15 quân thứ của nghĩa quân Phan Đình Phùng thì "Khê thứ" (nhánh quân ở Hương Khê) là số một. Nên người ta thường gọi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng là khởi nghĩa Hương Khê. Hiện nay ở xã Phú Gia vẫn còn lưu giữ các bảo vật, kỷ vật, sắc phong mà vua Hàm Nghi ban cho dân làng như: Voi vàng, bảo kiếm, sắc phong.
  Đền Trầm Lâm
  Đền Trầm Lâm dân gian thường gọi là miếu Trăm Năm, thờ Đức Thánh Mẫu từ thế kỷ XIV. Đền Trầm Lâm tọa lạc trên gò đồi rậm rạp, linh thiêng, phía trước có một hồ không rộng lắm nhưng rất sâu gắn với nhiều truyền thuyết.
  Đền Công Đồng
  Đền Công Đồng ở địa điểm gần thành Sơn Phòng.
  Đền Công Đồng thờ hai vị Đức Đại vương, hai vị đại tướng có công đánh giặc giữ yên bờ cõi, khai sơn phá trạch chiêu dân lập ấp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp giữ nước 1930 - 1931 là cơ sở hoạt động bí mật của chi bộ Đảng Phú Gia, đặc biệt trong phong trào giành chính quyền của huyện Hương Khê Đền Công Đồng có ý nghĩa rất lớn là địa điểm của nhân dân Phú Gia tập trung kéo lên huyện đường giành chính quyền cách mạng.
Thành Sơn Phòng- Đền Trầm Lâm-Đền Công Đồng được công nhận di tích cấp Quốc gia ngày 28/12/2001
  3. Địa điểm chỉ huy sở tiền phương tổng cục Hậu cần-Bộ tư lệnh Đoàn 559-Bộ Tư lệnh Đoàn 500. Địa chỉ: Thôn 7, xã Hương Đô.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước huyện Hương Khê nói chung và xã Hương Đô nói riêng có vị trí chiến lược quan trọng, là điểm nút tiếp nối đường quốc lộ 15A với đường 21, đường 22 đi vào đường 12 sang Lào và đường 10 ở Tây Trường Sơn. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng để trung chuyển quân, lương, vũ khí chi viện cho chiến trường Miền Nam và chiến trường Lào. Trong thời gian từ 1966- 1970 xã Hương Đô liên tục được chọn địa điểm đóng Chỉ huy Sở của 3 Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chỉ huy sở tiền phương Tổng cục hậu cần  
- Chỉ huy sở Bộ tư lệnh đoàn 559
- Chỉ huy sở Bộ tư lệnh đoàn 500.
Năm 2005 Di tích Chỉ huy Sở Tiền phương Tổng cục hậu cần, Bộ Tư lệnh 559, Bộ tư lệnh 500 được Bộ Văn hóa –Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Năm 2013 được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia đặc biệt trong hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.
4. Địa điểm chứng tích tội ác chiến tranh Trường cấp 2 Hương Phúc.
Địa chỉ: Xóm Tân Phúc, xã Hương Trạch.
Sự kiện đẫm máu vào lúc 16h30’ ngày 9/2/1966 một tốp máy bay F4 của lực lượng không quân Mỹ ném 58 quả bom xuống vùng dân cư, có 6 quả rơi vào khu vực trường cấp II Hương Phúc, trong đó có 2 quả rơi vào lớp 5A do thầy Thái Văn Nhậm đang giảng bài. Tổng số có 33 em bị chết tại chỗ, 24 em và thầy giáo Thái Văn Nhậm bị thương. Toàn bộ ngôi trường 2 gian bị bom Mỹ phá hủy.
Tin giặc Mỹ giết hại 33 em và làm bị thương 24 em học sinh trường cấp II Hương Phúc được truyền đi rất nhanh, gây nên làn sóng căm thù của nhân dân trong nước và nhân dân  tiến bộ toàn thế giới, Đế quốc Mỹ đã bất chấp dự luận, coi thường đạo lý, trắng trợn vi phạm công khai về nhân quyền trẻ em.
Khu di tích đã được chính quyền tỉnh Hà Tĩnh xây nhà bia tưởng niệm, quy tập 33 ngôi mộ các em vào khu di tích cùng với chứng tích là các hố bom sâu.
Địa điểm chứng tích tội ác chiến tranh tại Trường cấp 2 Hương Phúc được công nhận di tích Quốc gia ngày 28/12/2001
5. Đền Hợp Tự (Đền Voi Ngựa) và Chùa Phúc Linh. Địa chỉ: Thôn 3 (Phố Hoà), xã Gia Phố.
          Đền Voi Ngựa
          Đền Voi Ngựa là một ngôi đền hợp tự từ 3 đền làng của xã Gia Phố trước đây, đền còn có tên là đền Gia Phố. Địa điểm được chọn ở khu đất phía nam chùa Phúc Linh, cạnh nhà thánh mẫu, tạo thành một hệ thống liên hoàn khu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân địa phương với đủ tín ngưỡng văn hóa thờ Phật, Thánh và Thần. Sở dĩ có tên gọi là Đền Voi Ngựa, bởi vì trong đền có 2 con voi và 2 con ngựa được tạc bằng gỗ mít cao to. Đền Voi Ngựa đã bị hủy hoại hoàn toàn trong kháng chiến chống Pháp.
Chùa Phúc Linh  
          Chùa Phúc Linh (chùa Gia Phố) có từ đời nhà Trần cùng với sự hình thành của làng Gia Phố. Lúc đầu chùa có quy mô nhỏ, lợp tranh, đến đầu thời vua Tự Đức (1848 - 1853), chùa được đại trùng tu thành 3 gian nhà to bằng gỗ mít, có đầy đủ tượng Phật được sơn son thiếp vàng. Năm 1932, chùa bị đổ sập hoàn toàn do bão, năm 1933 được dân làng Gia Phố xây dựng lại. Năm 1999, nhân dân địa phương lại góp công của trùng tu, tôn tạo theo kiến trúc của những năm 1933.
Đền Hợp Tự (Đền Voi Ngựa) và Chùa Phúc Linh được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 23/01/2007
6. Chùa Hạ Phúc. Địa chỉ: Xóm Bình Phúc, xã Lộc Yên.
Chùa Hạ Phúc (Hạ Phúc tự), có tên cũ là chùa Thái Yên (Thái Yên tự). Năm Mậu Ngọ (1858), vua Tự Đức cấp tiền bạc để tôn tạo lại  nên đổi tên là Hạ Phúc, chữ Hạ Phúc ở đây có nghĩa là phúc đến, phúc ở lại.
Theo thần phả của làng Phúc Lộc xưa thì chùa Hạ Phúc được xây dựng vào thời nhà Lý - thế kỷ XII, tôn tạo vào thời hậu Lê, trùng tu vào thời nhà Nguyễn - năm Tự Đức thứ 11 (1858) và lần trùng tu gần đây nhất vào năm Bảo Đại thứ 8 (1933).
Chùa Hạ Phúc được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 14/8/2006
7. Đền Ngàn Trụ. Địa chỉ: Thôn Phú Lâm, xã Phú Gia. 
Đền Ngàn Trụ thờ tướng quân Dương Đô thời Hậu Lê. Di tích đền Ngàn trụ là nơi lưu giữ các tài liệu, hiện vật gốc giá trị liên quan đến cuộc đời, thân thế và sự nghiệp phò vua cứu nước, bảo vệ biên ải của tổ quốc của tướng quân Dương Đô vào thế kỷ XVII.
Đền Ngàn Trụ được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 31/01/2008.  
 8. Đền thờ Trần Phúc Hoàn và Chùa Bảo Lâm. Địa chỉ: Thôn Vĩnh Đại, xã Hương Vĩnh.
Trần Phúc Hoàn là một nhân vật lịch sử cuối thế kỷ XVII, người có nhiều công lao đóng góp cho đất nước trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, an ninh biên giới trong vai trò là Tri Châu Quy Hợp, tổng binh đồn Quy Hợp và thông sự với nước Lào láng giềng.
Công lao đóng góp của Trần Phúc Hoàn là hết sức to lớn, sau khi mất, ông được phong làm Phúc thần tước hiệu Đại Vương và lập đền thờ phụng tại quê hương, nhân dân quen gọi là đền cụ Quận. Theo tục truyền ngày 14/9 âm lịch hàng năm là ngày lễ tế Trần Phúc Hoàn.
Đền thờ Trần Phúc Hoàn và Chùa Bảo Lâm được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 26/11/2004
9. Đền Nhạ Sơn. Địa chỉ: Thôn Trường Sơn, xã Hương Xuân.
Đền được xây dựng trước thế kỷ XVIII và đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo.           Đền Nhạ Sơn không chỉ thờ một vị thần như nhiều đền khác mà có đến 12 vị thần. Những người có công với dân với nước, không kể họ là nhân thần, văn thần hay võ tướng đều được dân làng rước vào thờ trong đền
Đền Nhạ Sơn là nơi những người yêu nước ở địa phương tập hợp để tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp, phong trào cách mạng 1930 - 1931; đây cũng là địa điểm họp Chi bộ Đảng Cộng sản của xã Xuân Lũng.
Đền Nhạ Sơn được công nhận di tích cấp Tỉnh năm 16/9/2011.
10. Đền Tam Tòa. Địa chỉ: Thôn Tân Đình, xã Lộc Yên.
Tương truyền, đền được xây dựng thế kỷ XI, thờ Uy Minh vương Lý Nhật Quang sau khi ông qua đời, vị trí đền gần chùa Hạ Phúc hiện nay. Ngôi đền gốc có cấu trúc gồm một ngôi thượng 3 gian, hai nhà hạ đường, hai bên có nhà cầu, đều được làm bằng gỗ thiết mộc, đền có kết cấu kiến trúc thời Lý. Trước đây, di tích được dân làng tự nguyện chăm sóc, giữ gìn và quanh năm hương khói. Tuy nhiên, qua thời gian đền bị phá hủy hoàn toàn. Năm 1921, đền mới được xây dựng tại địa điểm hiện nay.
Đền Tam Tòa được công nhận di tích cấp Tỉnh 29/1/2013.
11. Mộ và Đền Thờ Ngô Đăng Minh. Địa chỉ: Thôn Châu Trúc (Thôn 1), xã Hà Linh
Ngô Đăng Minh là một danh nhân lịch sử dưới thời nhà Lê trung hưng. Năm Chính Hòa thứ 26, Giặc Bồn Nam xâm chiến bờ cõi, Ngô Đăng Minh cầm quân ra biên cương dẹp giặc. Thắng lợi trở về ông được sắc phong “Đặc tiến kim tứ, vinh lộc đại phu, tư lễ giám, tả đề điểm, án trung hầu, trụ quốc thượng liên”.
Dẹp giặc ở biên cương xong. Ông Ngô Đăng Minh chiêu mộ nhân dân khai khẩn, lập làng (nay là những xã Hương Long, Hương Bình, Phúc Đồng, Hà Linh). Ông mở lớp dạy chữ thánh hiền cho con em trong vùng, lập đền thờ cho nhân dân thờ phụng an hòa ý thức tâm linh, hướng tâm làm thiện, yêu nước, thương đồng bào, giữ biên cương không cho giặc ngoại xâm dòm ngó.
Sau khi ông qua đời tại Thăng Long, để tưởng nhớ công ơn của ông Nhà Vua đã cho đưa linh cữu ông về an táng tại quê nhà là làng Trúc Lâm, xây lăng mộ và lập đền thờ, đồng thời gia phong Thành hoàng bản xứ. Nhân dân trong vùng phụng thờ. Hàng năm vào các ngày 18 tháng 2 và 16 tháng 7 (âm lịch) nhân dân mở hội đền thờ.  
Mộ và Đền Thờ Ngô Đăng Minh được công nhận di tích Quốc gia ngày 18/3/1996.
12. Nhà thờ Họ Nguyễn Quốc. Địa chỉ: Thôn 9, xã Hà Linh.
Nhà thờ họ Nguyễn Quốc được xây dựng vào cuối thế kỷ XV để thờ 5 vị Tiên tổ có công tham gia đánh giặc Minh thời nhà Lê và thành lập làng ở Hà Linh. Đến cuối thế kỷ XVIII, có vị tổ là ông Nguyễn Chân Châu, một võ quan dưới triều vua Lê Cảnh Hưng, có công đánh giặc, được vua phong 2 đạo sắc trong một ngày (Cảnh Hưng Tứ thập tứ niên, Nhị Nguyệt, Nhị thập Lục Nhật - tức ngày 26 tháng 2 năm 1783 ). Hiện nay, 2 sắc phong này vẫn được bảo quản trong Nhà thờ họ Nguyễn Quốc.
Nhà thờ họ Nguyễn Quốc là nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên ở huyện Hương Khê.
  Bên phải nhà Bái đường có xây một Am thờ bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Đích, sinh năm 1867, có con độc nhất là Liệt sĩ Nguyễn Quốc Xán, hy sinh trong thời kỳ 1930 - 1945.
Nhà Thờ Họ Nguyễn Quốc được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 26/11/2004
13. Nhà Thờ Phạm Đình Ban, Phạm Đình Chân. Địa chỉ: Thôn 10, xã Hoà Hải
Phạm Đình Ban, Phạm Đình Chân là những nhân vật lịch sử có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai trong phong trào Cần Vương vào những năm cuối thế kỷ XIX. Hai ông đã anh dũng hy sinh tại vùng rừng núi Vũ Quang khi tuổi đời còn rất trẻ.
Nhà Thờ Phạm Đình Ban, Phạm Đình Chân được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 31/01/2008
          14. Nhà thờ Hồ Văn Hoa. Địa chỉ: Thôn Trung Thượng, Phương Mỹ.
 Hồ Văn Hoa, sinh vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII tại thôn Phương Mộ, Phương Trạch nay là xã Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh.
Ông là người có công lớn trong việc khai hoang phục hóa, mở ra mảnh đất phì nhiêu bên bờ tả ngạn sông Ngàn Sâu. Nghe theo tiếng gọi của quân Tây Sơn trong buổi đầu của cuộc khởi nghĩa có Hồ Văn Hoa xung phong đã vào Bình Định gia nhập đội quân Tây Sơn. Nhờ tín nhiệm ông được phong đứng đầu các tướng lĩnh. Ông cầm quân trong chiến dịch thần tốc tiến quân ra Bắc Hà đánh chiếm Thăng Long tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược năm Kỷ Dậu (1789).
Nhà Thờ Hồ Văn Hoa được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 22/06/2010.
          15. Nhà thờ Trần Bá Tước. Địa chỉ: Thôn 5, xã Hoà Hải. 
          Nhà thờ Trần Bá Tước có tên thường gọi là Nhà thờ họ Trần - Tri Bản .
          Nhà thờ họ Trần là nơi thờ nhân vật lịch sử Trần Bá Tước - người đã từng tham gia nghĩa quân Lam Sơn, có công trong việc giúp Bình Định Vương Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược vào những năm đầu thế kỷ XV và đã anh dũng hy sinh khi trực tiếp đánh quân Minh tại thành Nghệ An. Chính vì vậy, sau khi ông mất, nhân dân địa phương ghi nhớ công lao đã lập đền thờ. Các triều đại phong kiến ban sắc phong và cho thờ tự với nghi thức như một tướng quân.
Nhà thờ Trần Bá Tước được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 3/2/2016.
          16. Nhà thờ Mai Xuân Lâm. Địa chỉ: Thôn 5, xã Hương Long.
Nhà thờ họ Mai là nơi ghi nhận, lưu giữ những công lao to lớn của tổ tiên dòng họ Mai ở Hương Long, trong đó có nhiều người con ưu tú đã làm rạng danh dòng họ, tiêu biểu là ông Mai Xuân Lâm - người đã tham gia vào quân đội nhà Lê chinh phạt các thế lực thổ phỉ quấy nhiễu ở vùng biên cương phía tây Nghệ An vào thế kỷ XVIII, được vua Lê Cảnh Hưng ban sắc phong vinh danh công trạng.
Nhà thờ Mai Xuân Lâm được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 10/4/2015
          17. Nhà thờ Họ Đặng. Địa chỉ: Khối 15. Thị Trấn.
Ông Đặng Văn Quán, tổ đời thứ nhất của dòng họ Đặng Gia Phổ sinh năm 1736 đời nhà hậu Lê di cư lên huyện miền núi lập nghiệp, với nghề nông nghiệp, thợ rèn và buôn bán. Dần dần cuộc sống ngày càng phát đạt, có của ăn của để, có điều kiện cho con cái học hành chữ nghĩa. Ngài sinh hạ được một người con trai là Đặng Công Biên vào năm 1761, mất năm 1829.
Đặng Công Biên là người thông minh, có chí lớn lại được sự dạy bảo và chỉ giáo của người cha, cho nên ông sớm bộc lộ thiên bẩm về nghề y. Ông được thầy Lê Hữu Trác đưa đi chữa bệnh tại kinh đô Thăng Long thời bấy giờ. Sau đó trở về quê nhà, với kinh nghiệm chữa thuốc nam kết hợp với thuốc bắc, ông dã chữa trị và cứu nhân độ thế cho nhiều người trong vùng. Tiếng lành đồn xa, gia đình ông đã tích lũy được một số tài sản nhất định. Khi nước nhà có biến, gia đình ông đã mang số tài sản tiền bạc ra cứu nước giúp dân lành. Với những công lao đóng góp đó, Danh y Đặng Công Biên đã được triều đình vua Cảnh Hưng ban tặng sắc phong, thăng thưởng chức vụ.
Nhà thờ Họ Đặng được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 31/10/2013.
18. Nhà thờ Võ Đình Cận. Địa chỉ: Thôn 3, xã Hương Giang
Võ Đình Cận sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân vùng quê hẻo lánh, điều kiện học hành rất khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần yêu nước nồng nàn ông đã có nhiều cố gắng trong cuộc sống và đã sớm gia nhập đội quân của nhà Lê – Trịnh. Trải qua thời gian phục vụ trong quân đội của vua Lê chúa Trịnh, ông đã lập được nhiều chiến công, được chúa Trịnh ghi nhận, cất nhắc lên chức Phó Đội trưởng, Chánh đội trưởng, tả đội, chỉ dụ ghi rõ (nguyên văn chữ hán) được ban 3 sắc.
Sau 20 năm phục vụ cho nhà Lê – Trịnh, có nhiều công lao, nhưng ông đã xin giải ngũ về quê hương xây dựng cuộc sống mới, góp sức lực của mình vào việc phát triển kinh tế, mở mang dân trí, chăm lo cứu giúp đời sống dân nghèo. Ông đã vận động dân làng khai hoang lập làng tại vùng miền núi phía đông nam của huyện Hương Khê ngày nay, đào mương, đắp đập lấy nước tưới cho đồng ruộng xanh tốt bốn mùa. Người đã đi tiên phong mở đầu cho việc dẫn thủy nhập điền trên một vùng miền núi hẻo lánh mà những tác dụng của nó vẫn còn mãi với thời gian. Vì vậy để trưởng nhớ công ơn của ông, tên con đập được mang tên ông “Đập họ Võ”. Sau khi ông mất nhân dân địa phương đã lập đền thờ, dòng họ xây dựng nhà thờ ông.
 Nhà thờ Võ Đình Cận được công nhận di tích cấp Tỉnh ngày 14/3/2015.
Câu 5: Nêu những kết quả đạt được nổi bật của huyện Hương Khê sau 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới (1986- 2016)? Theo ông (bà), anh (chị)  cần thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp gì để xây dựng huyện Hương Khê ngày càng giàu đẹp, văn minh.           
Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cùng với cả nước tiến hành công cuộc đổi mới, sau 30 năm (1986- 2016), huyện Hương Khê đạt được những thành tựu nổi bật:
- Kinh tế có bước phát triển nhanh, đời sống nhân dân có sự thay đổi rõ rệt: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt từ 9-10% (trong 5 năm gần đây đạt 14,6%); đến năm 2016 thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng.
- Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỉ trọng  nông - lâm nghiệp, tăng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế toàn huyện, nông, lâm, thủy sản chiếm 42,9%; Công nghiệp, TTCN, xây dựng chiếm 34,1%; Thương mại, dịch vụ chiếm 23%.
- Các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế đều các bước phát triển khá. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt trên 10%; phát triển theo hướng thâm canhĐến nay toàn huyện có hơn 2.800  ha cây ăn quả trong đó cam các loại 1.300ha, Bưởi trên 1.500ha. Sản lượng lương thực năm 2016 đạt trên 35.000 tấn, sản lượng Bưởi Phúc Trạch, cam các loại trên 13.600 tấn; giá trị sản xuất/đơn vị diện tích đạt trên 71 triệu đồng/ha. Chăn nuôi đã chuyển dần từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển gia trại, trang trại, liên kết với doanh nghiệp. Toàn huyện hiện có 28 mô hình chăn nuôi lợn thịt liên kết quy mô từ 350- 1.800 con/ lứa, 02 mô hình lợn nái ngoại sinh sản (quy mô 600 con nái/mô hình). Năm 2016, tổng đàn trâu bò 43.500 con, đàn lợn 75.000 con, hươu 1.672 con, gia cầm 450.000 con. Thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác. Toàn huyện có 2.798 mô hình sản xuất kinh doanh, trong đó có 110 mô hình lớn, 179 mô hình vừa; 267 doanh nghiệp, 99 hợp tác xã, 236 tổ hợp tácTổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 61,13 tỷ đồng. Hoạt động tính dụng, ngân hàng phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn cho Nhân dân và các doanh nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng  đạt được nhiều kết quả, hàng năm tổng nguồn lực đầu tư xây dựng hàng năm khoảng 400 tỉ đồng, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; Tập trung hoàn thành và công bố nhiều quy hoạch như: Quy hoạch thủy lợi; Quy hoạch phân khu Thị trấn; Quy hoạch chi tiết xây dựng chợ Huyện; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Quy hoạch giao thông, Quy hoạch hệ thống lưới điện,...
Trong giai đoạn 1986 - 2016, huyện Hương Khê đã xây dựng được nhiều công trình quan trọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như: Công trình Thuỷ lợi sông Tiêm, Cầu Địa Lợi, nâng cấp mở rộng tuyến đường nối Thị trấn Hương Khê với Thành phố Hà Tĩnh, cầu Lộc yên, cầu Hương Đô, đường Hà Linh-Phúc Trạch, đường vượt lũ Hương Đô - Khe Mây; công trình Hồ Bình Sơn, công trình thuỷ lợi Khe Táy, Khe Con - Họ Võ, đập Đá Bạc, Đập Đá Hàn, các tuyến kè chống sạt lở bờ sông Tiêm, sông Ngàn Sâu; Trường THPT Hương Khê, THPT Hàm Nghi, THPT Phúc Trạch, trường Trung học Dân tộc Nội trú; nhà máy gạch tuy nen tại Phúc Đồng, Hương Bình và Phúc Trạch... Trong chiến dịch giao thông nông thôn hàng năm, Nhân dân toàn huyện đã làm được hàng ngàn km đường giao thông nông thôn giúp nâng cao kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ mặt nông thôn.
Văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện:  
- Thực hiện có hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư"; đến nay, có 23.155 gia đình văn hóa, đạt 78,5%; 12.094 gia đình thể thao, đạt 41,3%; có 143/237 làng, thôn, tổ dân phố văn hóa, đạt 60%. Bưu chính - Viễn thông, Công nghệ thông tin, Truyền thanh - Truyền hình tiếp tục được đầu tư mở rộng, đa dạng về loại hình dịch vụ, chất lượng từng bước được nâng lên. 100% xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị được kết nối Internet.
Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được quan tâm. Hàng năm, tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt trên 95%, THPT đạt trên 92%; trên 500 học sinh đậu đại học, cao đẳng, nhiều em đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia và cấp Tỉnh; đến nay có 36/63 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 57%, trong đó 3/3 trường THPT đạt chuẩn Quốc gia.
Chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng lên; có 19 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã, Bệnh viện Đa khoa Hương Khê tiếp tục được đầu tư nâng cấp, đạt bệnh viện hạng 2. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 30% (năm 1995) xuống còn 19,02% (năm 2016). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 14%.
- An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; có nhiều tiến bộ trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội. Triển khai thực hiện đề án bảo tồn, phát triển đồng bào dân tộc Chứt, bản Rào tre, xã Hương Liên.
- Công tác quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị được đảm bảo:
Duy trì nghiêm chế độ SSCĐ, tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ, chiến đấu trị an đạt kết quả tốt, đảm bảo an ninh biên giới. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển giao quân và nhiêm vụ bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chính sách tồn đọng sau chiến tranh.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn; kiềm chế được sự gia tăng của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông.
- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả bước đầu quan trọng: Đến nay, toàn huyện đạt 244 tiêu chí, có 4 xã về đích Nông thôn mới là xã Gia Phố, xã Hương Trà, xã Phú Phong và Phúc Trạch, không còn xã dưới 9 tiêu chí; có 2 khu dân cư kiểu mẫu cấp tỉnh, 7 khu dân cư kiểu mẫu cấp huyện,  có trên 80 vườn mẫu cấp tỉnh, 60 vườn mẫu cấp huyện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được quan tâm chú trọng. Đảng bộ huyện thường xuyên chăm lo công tác chính trị, tư tưởng, khối đoàn kết toàn dân. Chỉ đạo hoàn thành công tác nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng ở 17 địa phương, đơn vị; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hơn 15.000 lượt học viên/năm. Tập trung củng cố tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị. Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động các đoàn công tác chỉ đạo, giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy tại cơ sở và trên từng lĩnh vực.  Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được tăng cường; hằng năm kết nạp từ 250-300 đảng viên mới. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) "về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch, tổ chức học tập, quán triệtchuẩn bị nội dung và tổ chức kiểm điểm nghiêm túc từ huyện đến cơ sở, đồng thời xây dựng chương trình hành động khắc phục khuyết điểm, hạn chế đã chỉ raĐến nay đã đạt được những kết quả bước đầu. Gắn với đó là đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW (khóa XI) , Chỉ thị 05-CT/TW "(khóa XII ) của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với thực hiện Chỉ thị 35-CT/TU và kết luận 05-KL/TU về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính của Ban Thường vụ Tỉnh ủy có hiệu quả thiết thực. Hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từng bước được đổi mới, tăng cường. Tổ chức triển khai việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; sáp nhập, giảm 65 thôn, tổ dân phố. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đổi mới phương thức làm việc theo hướng sát địa bàn, đối tượng, cơ sở; chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, chi hội, xây dựng mô hình, mở rộng tập hợp các đối tượng quần chúng.

* Để xây dựng Hương Khê ngày càng giàu đẹp, văn minh, cần tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp sau:  
1. Tập trung thực hiện thành công các nội dung đột phá:
1.1. Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về đất đai; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; tăng cường liên liên kết hóa, doanh nghiệp hóa, xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển mạnh các sản phẩm hàng hóa chủ lực như: lợn, bò, hươu; bưởi Phúc Trạch, cam các loại, rau màu chất lượng cao, chè công nghiệp, cây lấy gỗ; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. 
1.2 Tập trung huy động mọi nguồn lực, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội; xây dựng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh, thành lập mới doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác; tạo chuyển biến tích cực về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.
1.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường đào tạo nghề và giải quyết việc làm; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
2. Cụ thể trên các lĩnh vực cần tập trung một số giải pháp sau:
2.1 Về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Nông thôn mới, xây dựng Thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị:
2.1.1 Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện các quy hoạch:
2.1.2 Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung rà soát tận dụng tối đa quỹ đất vườn hộ, bãi bồi ven sông, đất lâm nghiệp; chuyển đổi diện tích có hiệu quả kinh tế thấp sang phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp liên kết bền vững theo chuỗi giá trị, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực như: Lạc, ngô, đậu, bò, lợn, hươu; cây ăn quả: bưởi Phúc Trạch, cam các loại, rau, màu, chè công nghiệp; trồng rừng nguyên liệu chuyên canh.
2.1.3. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo chuyển biến tích cực về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Tập trung huy động nguồn lực để triển khai các công trình có tính chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để triển khai các dự án như: Chợ huyện, khu xử lý chất thải rắn, khu du dịch sinh thái thác Vũ Môn và Bãi Dài, cụm CN-TTCN Gia Phố ...
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác thu ngân sách, phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm tăng trên 45% và đến năm 2020 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 450 tỷ đồng.
- Tập trung làm tốt công tác GPMB, các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ và nguồn lao động địa phương như chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến mủ cao su, sửa chữa gia công cơ khí...
- Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ; mở rộng mạng lưới kinh doanh; thu mua, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa ở các vùng nông thôn. Đầu tư nâng cấp các chợ vùng sâu, vùng xa. Tăng cường công tác quản lý thị trường; tuyên truyền, vận động “Người Việt Nam ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam, hàng sản xuất trong tỉnh” và một số sản phẩm chủ lực của huyện. Phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa.
Chỉ đạo hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện, đảm bảo nguồn vốn cho vay để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của nhân dân và doanh nghiệp. 
Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
2.1.4  Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội.
- Tăng cường quản lý, trùng tu, tôn tạo, khai thác, quảng bá, giới thiệu và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, các danh lam, thắng cảnh.
- Nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sỹ. Làm tốt công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch, bệnh và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y - dược tư nhân. Thực hiện tốt lộ trình BHYT toàn dân.
- Xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp, cung cấp lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh; gắn đào tạo nghề với phát triển các loại hình doanh nghiệp, HTX.
Triển khai đồng bộ các chính sách bảo trợ xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
2.1.5. Quan tâm công tác quân sự địa phương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đề cao cảnh giác, nâng cao chất lượng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, cụm ATLC-SSCĐ đi vào chiều sâu.
- Xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp tồn đọng và giải quyết kịp thời các vụ việc nảy sinh từ cơ sởNâng cao chất lượng hoạt động Tư pháp, tránh oan, sai, bỏ lọt tội phạm.
2.1.6. Tập trung đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới:
3. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
3.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”:
3.2. Củng cố tổ chức đảng cơ sở đảng, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, thực hiện nghiêm công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí.
3.4. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường công tác giám sát, phản biện của MTTQ và các đoàn thể trên các lĩnh vực.
          3.5. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.


                                                                            BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

Không có nhận xét nào: