Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

VŨ MÔN - NƠI CÁ CHÉP HOÁ RỐNG



Núi Giăng Màn,tên chữ Hán là khai trướng, là một trong những dãy núi dài nhất, lớn nhất không chỉ ở Hương Khê mà của cả nước. Đó là dãy Trường Sơn vĩ đại, một dãy núi tiêu biểu của nước ta về về chiều dài, về vẻ đẹp hùng vĩ và tráng lệ. Trong lịch sử chống ngoại xâm thế kỷ XX, Trường Sơn đã trở thành biểu tượng cho tinh thần trường kỳ, bất khuất. Đoạn qua Hương Khê cao sừng sững, bao bọc toàn bộ huyện về phía Tây như một bức tường thành vĩ đại. Đại Nam nhất thống chí miêu tả núi này như là danh sơn, như là trung tâm phát xuất của các mạch núi nhánh khác của Nghệ Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh).

Câu chuyện cá Chép hoá rồng không biết có từ thời nào, nhưng sách Đại Nam nhất thống chí đã ghi lại là: "Tương truyền hàng năm, cứ đến ngày Tám tháng Tư, cá Chép vượt suối này, con nào vượt được thì hoá Rồng. Phường Chài thường bảo nhau mấy ngày trước không bủa chài lưới. Đúng ngày ấy thì chỗ này mây mù dày đặc, không ai dám đến gần". Theo Đào Duy Anh thì ở Trung Quốc cũng có câu chuyện nói về khúc núi có tên là Vũ Môn ở miền thượng du sông Trường Giang (Tứ Xuyên), dưới chân núi có vực sâu, đến mùa nước lớn cá đua nhau đến đó nhảy thi, con nào nhảy được thì hoá thành Rồng.

Câu chuyện cá Chép hoá rồng không biết có từ thời nào, nhưng sách Đại Nam nhất thống chí đã ghi lại là: "Tương truyền hàng năm, cứ đến ngày Tám tháng Tư, cá Chép vượt suối này, con nào vượt được thì hoá Rồng. Phường Chài thường bảo nhau mấy ngày trước không bủa chài lưới. Đúng ngày ấy thì chỗ này mây mù dày đặc, không ai dám đến gần". Theo Đào Duy Anh thì ở Trung Quốc cũng có câu chuyện nói về khúc núi có tên là Vũ Môn ở miền thượng du sông Trường Giang (Tứ Xuyên), dưới chân núi có vực sâu, đến mùa nước lớn cá đua nhau đến đó nhảy thi, con nào nhảy được thì hoá thành Rồng.


Vũ môn -Tứ xuyên -  Trung quốc ?


Điều khác biệt ở đây là, câu chuyện ở Hương Khê nói rõ ngày, tháng cá vượt thác, và đặc điểm đến ngày đó "mây mù dày đặc" 
Điều quan trọng là huyện thoại cá chép hoá rồng gần với điều kiện thời tiết, thiên nhiên và do đó gắn với đời sống của nhân dân nơi đây. Nếu vào ngày đó trời mưa, nước thác về nhiều thì cá vượt thác và hoá rồng được, đồng nghĩa với mưa thuận gió hoà, được mùa năm đó. Nếu không thì ngược lại, một năm đại hạn khốn khó, phải phòng bị
Mồng Tám tháng Tư có mưa
Cha con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng Tám tháng Tư không mưa
Cha con sắm sửa sọt sưa đi Lào (Ca dao)
Nói đến vùng đất địa linh trước hết là nơi có địa hình sông suối tôn nghiêm, yếu tố phong thuỷ đặc thù, gắn với những huyền thoại, những cổ tích dân gian và là nơi hiểm yếu đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử. Vùng đất Hương Khê xa xưa  vốn có một phần thuộc huyện Thâm Nguyên cũ mà Ngũ man phong thổ ký đã nói đến: "Huyện Thâm Nguyên dân cư 36 bạn(thổ âm gọi thôn là bạn), ruộng đất và khe động xen lẫn nhau, ruộng nhiều người ít, không cày cấy hết. Đường đi 4 phía: một đường về phía Đông Bắc đi một ngày thì đến Dịch Động...trông sang núi Giăng Màn, thấy có một xứ vách đá tường gạch, màu đỏ màu trắng xen nhau, tục gọi là Thần phá đảng , ai đi qua đó cũng phải kính sợ, không dám trông lên ". (Đại Nam nhất thống
chí, T. II, Tr. 138).


Ngày nay chúng ta không tìm thấy cái kiến trúc cổ "vách đá tường gạch" trên núi Giăng Màn, nhưng nếu đi lên thác Vũ Môn, đi vào khu vực "Trìm, Trẹo" thì quả nhiên là rất "kính sợ" vì vẻ hoang dã, tôn nghiêm và hoành tráng của toàn bộ công trình thiên tạo ấy. Những vách đá, những vòm cây cao vời vợi hiện ra trong âm thanh trầm hùng của những cột nước từ trời cao dội xuống càng làm cho núi rừng tăng thêm sức mạnh chế ngự.
Gần đây các nhà địa chất học đã phát hiện ra Trường Sơn (Giăng Màn), chính là một nhánh rễ của Hymalaya - Mái nhà của thế giới. 

(Biên tập dựa theo Nguyễn Bá Thành, trong cuốn Hương Khê Văn hoá - Danh thắng, xuất bản 2007)
Nguồn trích dẫn (0)

Không có nhận xét nào: