Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Những nội dung cần chú ý khi giảng chương trình bồi dưỡng chuyên đề " Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam"


Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 60 - HD/BTGTW, ngày 17 tháng 11 năm 2008 của
Ban Tuyên giáo Trung ương


Chuyên đề 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM

I. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC: KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, Ý NGHĨA
Đây là phần quan trọng. Chú ý phân tích tập trung vào các khái niệm, làm cơ sở để học viên tiếp thu tốt các chuyên đề tiếp theo.
1. Khái niệm chủ nghĩa yêu nước
Trình bày và phân tích một số khái niệm về "yêu nước" và "chủ nghĩa yêu nước".
2. Vị trí, ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Phân tích rõ những ý:
- Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại.
- Chủ nghĩa yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó ăn sâu bám rễ trong lòng dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
- Chủ nghĩa yêu nước là giá trị thiêng liêng chung của toàn dân Việt Nam, của tất cả các dân tộc anh em, hiện đang sống trên lãnh thổ Việt Nam, cũng như của những người Việt Nam đang sống ở nước ngoài.
- Môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá thay đổi theo lịch sử, cho nên chủ nghĩa yêu nước ở mỗi thời đại khác nhau cũng có nội dung khác nhau, nó được quy định bởi những điều hiện kinh tế - xã hội.
- Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội để hoàn thành sự nghiệp vẻ vang này, một động lực quan trọng hàng đầu là phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
Phân tích và lấy dẫn chứng lịch sử để minh hoạ cho những cơ sở hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Câu hỏi thảo luận
1. Trình bày khái niệm về "yêu nước" và chủ nghĩa yêu nước"?
2. Phân tích vị trí và ý nghĩa của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam?
3. Nêu và phân tích cơ sở hình thànhchủ nghĩa yêu nước Việt Nam?
Chuyên đề 2
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
- Trọng tâm của bài là phân tích và chứng minh tư tưởng: "Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là sản phẩm của quá trình lịch sử lâu dài, từ những tình cảm yêu quê hương, đất nước phát triển dần thành một tư tưởng sâu sắc, toàn diện, đi đến chủ nghĩa yêu nước".
- Phân tích sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua những thời kỳ:
I. THỜI KỲ DỰNG NƯỚC (ĐỜI HÙNG VƯƠNG - AN DƯƠNG VƯƠNG)
- Nêu và phân tích những đặc điểm chung.
- Nêu và phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ dựng nước.
II. THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRÊN 1000 NĂM CHỐNG ÁCH ĐÔ HỘ CỦA PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
- Nêu và phân tích những đặc điểm chung.
- Nêu và phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập.
III. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN VIỆT NAM (TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1858)
- Nêu và phân tích những đặc điểm chung.
- Nêu và phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ giữ nền độc lập dưới chế độ phong kiến.
IV. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG THỜI KỲ CHỐNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN, ĐẾ QUỐC, GIÀNH LẠI ĐỘC LẬP DÂN TỘC, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC
- Nêu và phân tích những đặc điểm chung.
- Nêu và phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong thời kỳ chống thực dân, đế quốc.
III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
Phân tích và làm rõ nội dung thống nhất, xuyên suốt của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:
1. Yêu quê hương, xứ sở, gắn bó trong cộng đồng dân tộc.
2. Ý thức sâu sắc về độc lập, tự chủ, bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng xả thân cứu nước; cần cù, sáng tạo trong sản xuất.
4. Trọng nghĩa tình, nhân hậu, thủy chung, đại nghĩa hào hiệp, chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn.
Câu hỏi thảo luận
1. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam qua những thời kỳ khác nhau trong lịch sử?
2. Nội dung thống nhất, xuyên suốt của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam?
Chuyên đề 3
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CỦA CÁCH MẠNG
I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ TRONG NƯỚC HIỆN NAY
1. Bối cảnh quốc tế
Phân tích nêu rõ một số ý sau:
- Từ năm 1991 đến nay, cục diện thế giới đã có những biến động sâu sắc.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới chống chiến tranh và chạy đua vũ trang, chống áp đặt và can thiệp, chống mặt trái của toàn cầu hoá, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội có bước phát triển mới và diễn ra dưới nhiều hình thức mới.
- Tình hình khu vực Đông Nam Á thay đổi cơ bản.
2. Bối cảnh trong nước
Phân tích 4 ý:
- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô – Đông Âu đó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Chính sách của các nước lớn trong thế đấu tranh, hoà hoãn với nhau, vừa đặt nước ta trước những thách thức mới, đồng thời cũng tạo cho ta điều kiện để triển khai đường lối đối ngoại rộng mở.
- Nước ta chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chúng ta phải thường xuyên cảnh giác và có biện pháp ứng phó thích hợp với các thế lực phản động ở trong nước có sự liên kết, cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài.
II. PHÁT HUY MẠNH MẼ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Tập trung phân tích, nhấn mạnh những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong điều kiện mới thể hiện ở các điểm chủ yếu sau đây:
1. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân.
3. Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích, làm rõ bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước hiện nay?
2. Nêu rõ những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong tình hình mới ?

Chuyên đề 4
XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THẤM SÂU CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CỦA CÁCH MẠNG
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẨM CHẤT TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN TRONG XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
Phân tích làm rõ các ý:
- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm giáo dục con người. Với cán bộ, đảng viên, đặc biệt là khi đã có chức, có quyền.
- Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khái quát lại những tiêu chuẩn cơ bản của con người mới, từ đó công tác tuyên truyền, giáo dục phải hướng vào.
- Trung với nước, hiếu với dân là chuẩn mực đạo đức cơ bản đầu tiên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước, đồng thời cũng là sự thể hiện sâu sắc của chủ nghĩa yêu nước trong mỗi người cán bộ, đảng viên và mỗi con người Việt Nam.
II. XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THẤM SÂU CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
Nêu rõ các ý sau:
Trong nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những đức tính cao đẹp, thì đức tính bao trùm nhất là yêu nước.
Phân tích rõ năm biểu hiện thấm sâu chủ nghĩa yêu nước của con người Việt Nam, như: có lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc; có hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội; sẵn sàng làm mọi việc vì dân, vì nước với ý chí nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...
III. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THẤM SÂU CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
Phân tích, nêu bật các giải pháp sau:
1. Đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong toàn dân, trọng điểm là thanh, thiếu niên.
2. Không ngừng đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, "tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
3. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
4. Xây dựng môi trường văn hoá trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
5. Các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội có kế hoạch giáo dục thường xuyên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.

Câu hỏi thảo luận

1. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất trung với nước, hiếu với dân trong xây dựng con người mới?

2. Phân tích nội dung của yêu cầu con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam?

3. Trình bày các giải pháp xây dựng con người Việt Nam thấm sâu chủ nghĩa yêu nước việt nam?

15:1' 14/12/2008.
Nguồn : Tuyengiao.vn

Không có nhận xét nào: