Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

ĐỀN CÂY CHAY - XÃ PHÚ PHONG


Đền Cây Chay - Xã Phú Phong

Đền Cây Chay nằm trên địa phận xóm 1 và xóm 2 xã Phú phong, nơi đây là nơi tín ngưỡng linh thiêng của nhân dân. Chuyện kể của các cụ già trong làng, có một quả Bưởi từ dòng sông phía trước miếu Trầm Lâm (xã Phú Gia) khi trôi dạt về đến vực Cây Chay thì nổi lên, nên nhân dân lập đền thờ tại đây, gọi là Đền cây Chay, hay còn gọi là miếu Bà.
Phía trước cửa Đền giáp với sông Tiêm, chảy từ thác Vũ Môn đổ về, bước lên qua nền xây 7 cấp là hai cột nanh phía trên đắp nổi hình 2 con nghê. Bốn phía đắp nổi Rùa đội sen, rồng chầu mây, chim phượng, mình ngựa đầu rồng với chiều cao mỗi cột là 6,5m.
Nhà bái đường trước dây được xây dựng 3 gian, 2 hồi, mái lợp tranh cọ, cột gỗ. Nay đã được tu sửa lại gian điện chính để phục vụ tín ngường bà con nhân dân.
Phía trong Đền, có 3 điện thờ được xây dựng rất linh thiêng để thờ. Điện chính thờ Đức Thánh Đại càn, Đức Thánh Mẫu, Đức Thành Thanh y. Điện Phải thờ Đức Thánh Bản thổ quan cả, tả thái giám Ngô thượng tướng công. Điện trái thờ: Đức Thánh phong Sơn, Đức thánh Tiêm Giang.
Đền cây Chay nằm ở vị trí cảnh quan u tịch, cây cối um tùm, thiên nhiên đẹp đẽ, vị trí  lại thuận lợi đường sông, đường bộ, nên trong phong trào đấu tranh Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, Huyện uỷ Hương khê chọn nơi này làm trụ sở hội họp, là đầu mối giao liên, làm nơi in ấn tài liệu, truyền đơn, băng cờ, biểu ngữ. Từ Đền cây Chay các tài liệu của Đảng được chuyển về các chi bộ trong huyện an toàn. Đền Cây Chay là nơi xảy ra nhiều sự kiện liên quan đến trận đấu tranh Roộc Cồn ngày 20/4/1931, ở đây từng chứng kiến phiên họp Chi bộ Phú Phong ngày 20/4/1931, trước giờ phút bọn lính Pháp kéo về đàn áp phong trào cách mạng Roôc cồn. Tất cả các tài liệu của Đảng, truyền đơn, biểu ngữ phục vụ cho phong trào đấu tranh rộc cồn đều được cất dấu và liên lạc từ địa địa điểm này. Năm 1994 Đền Cây Chay được cấp bằng công nhận là Di tích Lích sử văn hoá.*

* Theo Hồ sơ di tích lịch sử văn hoá Rooc Cồn