Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN MỚI: Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nông nghiệp và nông thôn của huyện Hương Khê và của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 .


Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, nông nghiệp và nông thôn của huyện Hương Khê và của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 . 
Đó là nội dung của các Quy định kèm theo  Quyết định số: 1035/2012/QĐ-UBND, của UBND huyện Hương Khê, Quyết định Số   24/2011/QĐ-UBND, quyết đinh 26 Số: 26/2012/QĐ-UBND, Quyết định 43/2012/QĐ-UBND; Quyết định 11/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về điều chỉnh Quyết định Số 24/2011/QĐ-UBND , Để quý vị tiện theo dõi chúng tôi đã tổng hợp nội dung các quy định và trích dẫn các nội dung trong quy định phù hợp với địa phương Hương Khê chúng ta. Sau đây chúng tôi xin đi vào nội dung chi tiết về các chính sách hỗ trợ:
Phần 1: Về chính sách hỗ trợ phát triển trồng trọt
1. Hỗ trợ sản xuất giống cây trồng:
-  Hỗ trợ Sản xuất giống nguyên chủng: Tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện sản xuất giống nguyên chủng theo quy định pháp luật hiện hành, sản xuất giống nguyên chủng phục vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua giống siêu nguyên chủng, mức hỗ trợ theo định mức sản xuất giống và giá hiện hành (chỉ được hỗ trợ một lần đối với một loại giống).
-  Hỗ trợ sản xuất giống xác nhận: Tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân và đủ điều kiện sản xuất giống theo quy định hiện hành, sản xuất giống phục vụ trên địa bàn huyện (chỉ áp dụng với giống lần đầu đưa vào sản xuất đại trà) được huyện hỗ trợ 20% kinh phí mua giống, mức tối đa không quá 30 triệu đồng/giống , được tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí, mức tối đa không quá 100 triệu đồng/giống (chỉ được hỗ trợ một lần đối với một loại giống).
-  Khảo nghiệm giống mới: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí khảo nghiệm sản xuất các loại giống mới được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyển chọn, tổng kinh phí mỗi năm 200 triệu đồng.
-  Sản xuất thử: Giống mới đã qua khảo nghiệm thành công đưa vào sản xuất thử được tỉnh hỗ trợ phần chênh lệch giữa giá giống mới và giá giống sản xuất chủ lực tại địa phương cấp huyện, mỗi năm ngân sách hỗ trợ không quá 300 triệu đồng trên địa bàn toàn tỉnh.
- Riêng với Lúa: Vùng sản xuất giống lúa xác nhận có quy mô từ 20 ha liền vùng trở lên (nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt) được hỗ trợ 50% kinh phí lập quy hoạch chi tiết, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/quy hoạch. Hỗ trợ 50% kinh phí bê tông hoá kênh mương nội đồng nhưng tối đa không quá 600 triệu đồng/vùng. Hỗ trợ 50% chi phí mua 01 máy sấy hạt giống, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/máy cho những vùng có thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác.

2. Hỗ trợ sản xuất các loại sản phẩm cây ăn quả đặc sản (áp dụng đối với bưởi Phúc Trạch, cam các loại có chất lượng):
-  Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật, mỗi năm huyện hỗ trợ không quá 100 triệu đồng; tỉnh hỗ trợ không quá 300 triệu đồng
-  Các hộ trồng mới vườn cây đạt tiêu chuẩn: Bưởi Phúc Trạch 0,1ha/vườn, Cam các loại 0,5ha/vườn trở lên, được huyện hỗ trợ  50.000 đồng/cây, mức tối đa không quá 2 ha/vườn.
-  Kinh phí phá bỏ vườn cây Cam Bù bị nhiễm bệnh Greenning, mức hỗ trợ của tỉnh là 50 nghìn đồng/cây. NếuTrồng mới: Tỉnh hỗ trợ giống cây 10 nghìn đồng/cây được trồng mới
-  Người sản xuất đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô tối thiểu 05ha/vùng (riêng rau tối thiếu 01ha/vùng theo quy định của huyện và 02 ha/vùng theo quyđịnh của Tỉnh), sau khi đã có phương án được UBND xã phê duyệt (có ý kiến thống nhất của UBND huyện) được huyện hỗ trợ 20 triệu đồng/ha, tối đa không quá 100 triệu đồng/vùng, tỉnh hỗ trợ không quá 150 triệu đồng để phân tích mẫu đất, nước, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất (mỗi cơ sở chỉ hỗ trợ một lần)
3. Trồng cao su tiểu điền:  Hộ gia đình có diện tích tối thiếu 01 ha trở lên nằm trong vùng quy hoạch trồng cao su, được huyện hỗ trợ khai hoang, mua cây giống, đo đạc, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mức hỗ trợ: Hộ không liên kết 6 triệu đồng/ha, tối đa 20 triệu đồng/hộ; hộ liên kết 3 triệu đồng/ha, mức tối đa 10 triệu đồng/hộ.
4.Sản xuất nấm (Tỉnh hỗ trợ)
1. Hỗ trợ kinh phí mua giống nấm: Hỗ trợ một lần chi phí mua giống sản xuất cho tổ chức, cá nhân đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất nấm, với quy mô tối thiểu 5.000 bịch nấm/lứa hoặc 200m2; mức hỗ trợ bằng 100% tiền giống tương ứng 20% tiền bịch giống (đối với giống nấm đóng bịch) hoặc 30 kg giống/100m2 (đối với nấm giống không đóng bịch).
2. Hỗ trợ kinh phí làm lán trại sản xuất nấm:
a) Đối với hộ gia đình sản xuất nấm có quy mô 200m2 lán trại tập trung trở lên được hỗ trợ một lần bằng 20% chi phí làm lán trại tương ứng 35.000 đồng/01 m2 diện tích lán trại cố định, mức tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ;
b) Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm tập trung có quy mô 1.000m2 lán trại trở lên và sản xuất được tối thiểu 20 tấn nấm tươi các loại/năm được hỗ trợ một lần với mức 30 triệu đồng cho một đơn vị sản xuất.
Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quy định cụ thể về quy cách lán trại sản xuất nấm, trong đó thời gian sử dụng tối thiểu 7 năm.
3. Hỗ trợ kinh phí mua máy móc thiết bị sản xuất giống; chế biến nấm.
a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư thiết bị, máy móc để sản xuất nấm giống có công suất đóng bịch bình quân từ 1.000 bịch giống/ngày hoặc từ 200kg giống sản xuất bình quân/ngày trở lên thì được hỗ trợ một lần bằng 30% chi phí mua máy móc thiết bị nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng cho một cơ sở. Trường hợp quy mô trên 2.000 bịch giống/ngày hoặc 400 kg giống bình quân/ngày được hỗ trợ một lần nhưng tối đa không quá 60 triệu đồng cho một cơ sở;
b) Các tổ chức, cá nhân đầu tư mua máy móc, thiết bị để chế biến nấm có công suất chế biến từ 50 tấn đến dưới 75 tấn nấm tươi/năm thì được hỗ trợ một lần bằng 30% chi phí mua máy móc thiết bị nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng cho một cơ sở. Trường hợp công suất chế biến trên 75 tấn nấm tươi/năm được hỗ trợ một lần tối đa không quá 60 triệu đồng, cho một cơ sở."
Phần 2: về hỗ trợ phát triển Chăn nuôi
1. Nuôi lợn.
- Cơ sở chăn nuôi lợn nái cấp bố mẹ có quy mô 10 nái trở lên (nái ngoại, nái Móng cái) sau khi đi vào hoạt động được nghiệm thu đủ số lượng (trọng lượng tối thiếu 50kg/con) đảm bảo yêu cầu chuồng trại được huyện hỗ trợ 15 triệu đồng/cơ sở (chỉ hỗ trợ 1 lần); quy mô 100- 200 nái ngoại được hỗ trợ 250 triệu đồng/cơ sở, trên 200 nái được hỗ trợ 350 triệu đồng để làm chuồng trại (chỉ hỗ trợ 1 lần).
- Cơ sở nuôi lợn thịt siêu nạc, lai F1 (liên kết hoặc không liên kết) nằm trong vùng quy hoạch sau khi đi vào hoạt động được nghiệm thu đủ số lượng (có trọng lượng tối thiếu 50 kg/con) đảm bảo yêu cầu chuồng trại được huyện hỗ trợ làm chuồng trại một lần, cụ thể:
+ Quy mô từ 100 con/lứa- 300 con/lứa được huyện hỗ trợ 30.000.000 đồng.
+ Quy mô từ 301 con/lứa- 500 con/lứa được huyện hỗ trợ 70.000.000 đồng.
+ Quy mô trên 501 con/lứa được huyện hỗ trợ 100.000.000 đồng.
 - Xây dựng lò giết mổ gia súc tập trung đảm bảo tiêu chuẩn kỷ thuật, vệ sinh môi trường, có quy mô giết mổ 50 con/ ngày trở lên được huyện hỗ trợ một lần xây dựng cơ sở vật chất với số tiền 100 triệu đồng/cơ sở.
Tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và chuồng trại (hỗ trợ một lần/cơ sở, sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động) được hỗ trợ 200 triệu đồng/cơ sở (chi hỗ trợ một lần), trong đó: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và chuồng trại 150 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng hệ thống công trình xử lý môi trường là 50 triệu đồng.
Trường hợp cơ sở chăn nuôi mở rộng quy mô trang trại đạt 500 con trở lên thì được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và chuồng trại (hỗ trợ một lần/cơ sở, sau khi hoàn thành việc mở rộng đưa vào hoạt động) được hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng/cơ sở nâng cấp, trong đó: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và chuồng trại 50 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng hệ thống công trình xử lý môi trường là 50 triệu đồng."
(Người sản xuất đủ điều kiện sản xuất giống gốc theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, cung ứng giống cấp bố mẹ, ông bà trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT ngày 13/12/2007 của Liên Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 2489/QĐ-BNN ngày 16/9/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
2. Chế biến sản phẩm chăn nuôi và chăn nuôi lợn vệ tinh:
-  Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi (thịt hộp, dăm bông, xúc xích, lạp sườn...), có công suất từ 15 ngàn tấn nguyên liệu/năm trở lên, ngoài được hưởng các chính sách về đất đai, thuế, tín dụng và quảng bá xúc tiến thương mại còn được hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng (nếu có).
- Tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo hướng liên doanh, liên kết trọn gói với hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (từ cung ứng giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm chính) được hỗ trợ sau thu mua, với mức 50.000 đồng/1 con lợn thịt.
3. Về Hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: Xây dựng mới cơ sở giết mổ tập trung có công suất từ 70 con gia súc hoặc 1.500 con gia cầm/ngày đêm trở lên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở. Khuyến khích xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn có công suất từ 500 con gia súc hoặc 10.000 con gia cầm trở lên, mức hỗ trợ 500 triệu đồng/cơ sở.
4. Hỗ trợ phát triển Bò lai Zêbu:
 - Hộ mua bò đực lai Zêbu có 75% máu ngoại được cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận, đảm bảo tiêu chuẩn đực giống được hội đồng nghiệm thu của huyện xác nhận, hỗ trợ 5 triệu đồng/con; một bò đực lai Zêbu, mỗi năm phối giống được 30 con bò cái có chữa được huyện hỗ trợ 3 triệu đồng/con bò đực.
- Phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo để đẻ ra bò lai zêbu, được huyện hỗ trợ 200.000 đồng/con bò nái có mang, trong đó: Kinh phí mua tinh bò và các điều kiện bảo quản tinh: 130.000 đồng/con; Tiền công cho kỹ thuật viên phối giống 20.000 đông/con; Bồi dưỡng hộ nuôi bò nái 50.000 đồng/con/hộ. Ngoài ra hỗ trợ của huyện, tỉnh hỗ trợ thêm 100.000đ/01 con bò lai Zêbu sinh ra.
- Người chăn nuôi bò cái lai sinh sản (50% máu Zêbu trở lên) phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, tạo bò ¾ máu ngoại trở lên, với tinh giống bò được chất lượng cao được ngân sách tỉnh hỗ trợ tiền tinh, vật tư, phí quản lý và một phần tiền công phối giống, mức hỗ trợ 200.000đ/01 con bò lai sinh ra
5. Nuôi hươu: Hộ nuôi mới 05 con hươu cái trở lên, được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ.; có quy mô 10 con hươu cái sinh sản trở lên, được tỉnh hỗ trợ một lần mua hươu cái hậu bị, mức hỗ trợ 1 triệu đồng/con, tối đa không quá 10 triệu đồng/cơ sở.
6. Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo
-  Đào tạo dẫn tinh viên: Những người có trình độ từ trung cấp chăn nuôi thú y trở lên, tuổi đời dưới 40 có nguyện vọng trở thành dẫn tinh viên gia súc được UBND cấp xã cử đi học được huyện hỗ trợ chi phí đào tạo nhưng mức tối đa không quá 2 triệu đồng/người,  được tỉnh hỗ trợ 100% chi phí đào tạo nhưng mức tối đa không quá 6 triệu đồng/người.
- Hỗ trợ mua bình bảo quản tinh cấp phát cho các điểm chuyển giao; dụng cụ phối giống trâu bò (bình ni tơ, súng bắn tinh) cấp cho dẫn tinh viên đó qua đào tạo, có chứng chỉ , mức huyện hỗ trợ 2 triệu đồng/dẫn tinh viên, tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/dẫn tinh viên
-  Ngân sách huyện Hỗ trợ 20%, tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí mua bổ sung lợn đực giống hàng năm cho các cơ sở thụ tinh nhân tạo đảm bảo các tiêu chuẩn quy định giống chuẩn Quốc gia và theo giá giống tại thời điểm.

Phần 3: Hỗ trợ Nuôi trồng thuỷ sản:
1. Sản xuất, ương nuôi giống: Người sản xuất được UBND huyện giao nhiệm vụ sản xuất và cung ứng giống trên địa bàn huyện đạt tối thiểu 1 triệu cá bột và 10 tấn cá giống/năm được Ngân sách hỗ trợ 20% kinh phí mua giống cá bố mẹ theo định mức (chỉ hỗ trợ 1 lần); hàng năm được hỗ trợ 50% phí dịch vụ nước thuỷ lợi phí nếu có hợp đồng sử dụng nước với tổ chức quản lý nước.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống nước ngọt đạt giá trị tương đương 5 triệu tôm giống, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng/1 triệu con giống, tối đa không quá 50 triệu đồng/cơ sở.
2. Nuôi trồng
- Đối với Nuôi trồng thử nghiệm giống mới: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí nuôi thử nghiệm các loại giống mới được UBND tỉnh chỉ định nhưng tổng kinh phí tối đa mỗi năm không quá 300 triệu đồng.
- Đưa giống mới vào nuôi trồng: với diện tích tối thiểu 0,5 ha đối với ao hồ hoặc 100 m2 đối với ô bể và 50 m3 đối với nuôi lồng, bè được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá giống mới, tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ hoặc cơ sở.
-  Người sản xuất đầu tư xây dựng mới ao, hồ nuôi thâm canh, nhận mặt nước hồ đập ( có hợp đồng với tổ chức chủ quản lý hồ) hoặc nâng cấp ao hồ từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh, có quy mô từ 01 ha trở lên được  hỗ trợ 20% chi phí mua con giống (hỗ trợ 01 lần), mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ hoặc cơ sở.
- Người sản xuất chuyển đổi đất từ mục đích sử dụng khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đảm bảo hiệu quả cao hơn, hoặc nhận mặt nước hồ đập để nuôi trồng thuỷ sản ( có hợp đồng với  tổ chức chủ quản lý hồ)với diện tích; 0,5ha trở lên, được Ngân sách hỗ trợ 1 lần, với mức 10 triệu đồng/1 ha, huyện hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/hộ,cơ sở.
-  Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng (loại lồng 10 m3 trở lên), quy mô 02 lồng được hỗ trợ 10 triệu đồng/lồng,từ lồng thứ 3 trở lên được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ, cơ sở. Ngoài ra nếu nuôi trồng có quy mô thể tích 90m3 (thể tích mỗi lồng 15m3 trở lên) được hỗ trợ 1 lần, cụ thể: nếu nuôi trên sông, đập, hồ lớn hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ. Giao sở Nông nghiệp ban hành văn bản hướng dẫn, quy mô, kết cấu, thiết kế lồng theo đúng quy định.
-  Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản trong bể xi măng, ao lót bạt có diện tích 200m2 trở lên, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% giá trị mua giống (hỗ trợ 1 lần), tối đa không quá 20 triệu đồng/ tổ chức, cá nhân.

Phần 4: Hỗ trợ về thú y:
- Các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy hoạch có diện tích từ 2 ha trở lên, được Ngân sách huyện hỗ trợ 50% kinh phí mua hóa chất để xử lý dập dịch đối với các bệnh thủy sản nguy hiểm (đốm trắng) ở thời điểm ngăn chặn không để dịch lây lan diện rộng. Tối đa không quá 5 triệu đồng/vùng
- Đối với xã, phường, thị trấn: 60 triệu đồng/địa phương (hỗ trợ 1 lần) để mua sắm tủ thuốc thú y, xét nghiệm, chỉ đạo, quản lý và thẩm định (đối với các xã, phường, thị trấn có chăn nuôi chiếm trên 40% cơ cấu trong kinh tế nông nghiệp).
- Các vùng, các cơ sở chăn nuôi ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ của huyện còn được tỉnh hỗ trợ kinh phí để xét nghiệm, chẩn đoán, xử lý dịch bệnh với mức từ 30 đến 60 triệu đồng.
-  Ngân sách tỉnh Hỗ trợ Xây dựng mới cơ sở giết mổ tập trung có công suất từ 70 con gia súc hoặc 1.500 con gia cầm/ngày đêm trở lên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở. Khuyến khích xây dựng cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn có công suất từ 500 con gia súc hoặc 10.000 con gia cầm trở lên, mức tỉnh hỗ trợ 500 triệu đồng/cơ sở, trong đó: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giết mổ tập trung 400 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng hệ thống công trình xử lý môi trường giết mổ tập trung 100 triệu đồng."
-  Trưởng ban chăn nuôi - thú y xã, phường, thị trấn được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu theo Quyết định số 25/2010/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 của UBND tỉnh về quy định chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.

Phần 5: Hỗ trợ phát triển lâm nghiệp:
1. Đầu tư rừng giống, vườn ươm
Tổ chức, cá nhân đầu tư vườn ươm sản xuất giống cây lâm nghiệp (cơ cấu các loại giống phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình UBND tỉnh quyết định theo từng giai đoạn, ưu tiên các giống dài ngày, chất lượng) tại các xã miền núi, quy mô tối thiểu 500 nghìn cây giống đạt tiêu chuẩn/năm, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 1 lần tối đa 200 triệu đồng/vườn và 30% giá trị công trình kết cấu hạ tầng được quyết toán.
2. Trồng rừng sản xuất
Tổ chức, cá nhân trồng rừng sản xuất ngoài được hưởng chính sách theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007, nếu trồng các loài cây gỗ lớn, các loài cây bản địa, đặc hữu, quý hiếm có giá trị cao (lim, pơ mu, sến, táu, dổi) và giống mới quý hiếm còn được tỉnh hỗ trợ 4 triệu đồng/ha nhưng không quá 80 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.

Phần 6:  Về hỗ trợ quy hoạch và Về đất đai, mặt nước:
- Ngân sách huyện hỗ trợ 30% kinh phí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt về khảo sát, lập quy hoạch chi tiết các vùng, khu: Trang trại, chăn nuôi tập trung, thâm canh lúa, rau, màu, cây ăn quả đặc sản, cơ sở chế biến nông sản, cơ sở sản xuất vật tư phân bón phục vụ ngành nông nghiệp; tối đa không quá 30 triệu đồng/khu; 70 triệu đồng/vùng.
- Các cơ sở chăn nuôi lợn thịt với quy mô trang trại lớn (500 con trở lên) được tỉnh hỗ trợ: Kinh phí xây dựng quy hoạch chi tiết với mức 40 triệu đồng.(có diện tích từ 5 ha trở lên đối với miền núi). Tỉnh Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và chuồng trại 100 triệu đồng/cơ sở (chỉ hỗ trợ một lần).
- Các cơ sở chế biến sản phẩm nông sản, sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp; chăn nuôi; thủy sản; cơ sở giết mổ gia súc gia cầm; sản xuất giống cây, con, có dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được giao đất, cho thuê đất được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của Nhà nước và được huyện hỗ trợ 30% tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, nhưng tối đa không quá 70 triệu đồng/cơ sở.
- Người sản xuất tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản hàng hóa có trang trại đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 27/2011 TT- BNN&PTNT được huyện hỗ trợ kinh phí, xây dựng bờ vùng, bờ thửa mức 3 triệu đồng/ha.

Phần 7:  Về đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào
Các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp; làng nghề; sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp; vùng sản xuất giống; vùng, khu chăn nuôi lợn tập trung (gọi tắt là cơ sở) doanh thu tối thiểu 2 tỷ đồng/năm; nếu người sản xuất tự bỏ vốn xây dựng theo thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được ngân sách huyện hỗ trợ như sau:
1) Đường giao thông: 20% của tổng chi phí, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở;
2) Đường điện: 20% của tổng chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.
3) Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt: 20% của tổng chi phí,  nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/cơ sở.
4) Hệ thống công trình xử lý môi trường đảm bảo tiêu chuẩn: 20%, cuả tổng chi phí,  nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/cơ sở.
5) Kiên cố hóa kênh mương: Đối với vùng sản xuất giống lúa tại các xã có quy mô từ 5 ha trở lên, nếu kênh tưới tiêu chưa được kiên cố hóa, được hỗ trợ 100% chi phí nhưng tối đa không quá 200 triệu/vùng sản xuất.
Tổng kinh phí hỗ trợ tại các 5 hạng mục trên không quá 400 triệu đồng/cơ sở.

Phần 8: Về củng cố và phát triển các loại hình tổ chức sản xuất
1. Hỗ trợ thành lập mới.
- Hợp tác xã (HTX): thành lập mới được huyện hỗ trợ 1 lần 10 triệu đồng/HTX.
- Tổ hợp tác (thuộc các loại hình sản xuất, dịch vụ): thành lập mới được huyện hỗ trợ 1 lần, với mức hỗ trợ 7 triệu đồng/Tổ hợp tác.
- Hiệp hội kinh tế ngành hàng, khi thành lập mới được huyện hỗ trợ 1 lần kinh phí thành lập, mức 20 triệu đồng/hiệp hội.
2. Các HTX chưa chuyển đổi khi chuyển đổi sang hoạt động theo Luật HTX năm 2003 được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/HTX
3. Đào tạo, tập huấn cán bộ HTX: Huyện hỗ trợ 100% học phí tập huấn nâng cao trình độ cho các chức danh Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán trưởng, cán bộ làm công tác Chuyên môn nghiệp vụ đương nhiệm, khi tỉnh, huyện mở lớp.
4. về Phát triển kinh tế trang trại
- Ngân sách huyện Hỗ trợ 30% kinh phí lập hồ sơ (đo vẽ bản đồ địa chính, phí lệ phí) để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ trang trại, nhưng tối đa không quá 3 triệu đồng/trang trại; Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí lập hồ sơ địa chính (đo vẽ bản đồ địa chính, phí, lệ phí) để cấp giấy chứng nhận trang trại nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/trang trại."
Trang trại đủ tiêu chí được cấp “Chứng nhận trang trại” được hỗ trợ kinh phí phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm (lùn sọc đen đối với lúa, ngô; lở mồm long móng đối với gia súc; tai xanh đối với lợn; H5N1 đối với gia cầm; đốm trắng) khi có nguy cơ phát dịch cao, mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/trang trại.
- Huyện hỗ trợ 100% kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho nông dân, các chủ trang trại theo các chương trình được cấp thẩm quyền phê duyệt.
5. Hỗ trợ xây dựng mô hình mẫu vườn hộ
Vườn hộ có: Diện tích sản xuất tối thiểu 1.000 m2/vườn (không tính diện tích làm nhà và các công trình phụ trợ); cây trồng chính (bưởi Phúc Trạch, cam các loại) chiếm trên 80% diện tích; giống cây đảm bảo chất lượng, đúng giống, cây già cỗi, còi cọc, sâu bệnh phải được trồng thay thế cây đúng tiêu chuẩn; trồng đảm bảo mật độ, khoảng cách, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật; có hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo; vườn phải được rào dậu đảm bảo an toàn, thẩm mỹ,... được huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/vườn để: Chỉnh trang vườn hộ, mua cây giống để dồn dặm, tạo tán, tỉa cành,, mua phân bón, nâng cấp tu bổ vườn,... Các xã điểm xây dựng nông thôn mới hoàn thành các chỉ tiêu  trước năm 2015 được hỗ trợ 5 mô hình/xã/năm; Các xã còn lại được hỗ trợ 2 mô hình/xã/năm.
6. Hỗ trợ tổ chức kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn:  Đối với tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, ngành nghề nông thôn, doanh thu tối thiểu đạt 1 tỷ đồng/năm, được hỗ trợ một lần 50% kinh phí xây dựng hạ tầng trong hàng rào theo thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không quá 30 triệu đồng/cơ sở.( chỉ hỗ trợ 1 lần)

Phần 9. Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ và Cơ giới hóa trong nông nghiệp
- Người sản xuất ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thành công được huyện hỗ trợ 30% kinh phí thực hiện đề tài để thuê Chuyên gia, mua tài liệu hướng dẫn chuyển giao công nghệ nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 50% giá chuyển giao và không quá 150 triệu đồng/1 công nghệ.
- Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp theo quy định tại Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009.
- Các xã hoàn thành quy hoạch nông thôn mới, hoàn thành dồn điền, đổi thửa, làm xong bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông nội đồng đúng tiêu chuẩn quy định về xây dựng nông thôn mới, có thành lập HTX hoặc Tổ hợp tác hoạt động dịch vụ theo quy định được tỉnh hỗ trợ một lần kinh phí mua 01 máy cấy và 01 máy gặt đập liên hợp; mức hỗ trợ bằng 40% kinh phí mua máy nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/máy và tổng kinh phí hỗ trợ cho một xã tối đa không quá 200 triệu đồng.
- Hỗ trợ mua máy chế biến: Ngoài chính sách hỗ trợ lãi vay theo quy định tại Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở chế biến có doanh thu từ 700 triệu đồng/năm trở lên được tỉnh hỗ trợ 50 triệu đồng/cơ sở, cơ sở chế biến được chủ động sử dụng số kinh phí trên mua máy móc, thiết bị hoặc hạ tầng thông tin liên lạc.

Phần 10: Về chính sách, tín dụng:
1. Đối tượng khách hàng vay vốn được hỗ trợ lãi suất.
Các khách hàng vay vốn sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh, đáp ứng các yêu cầu:
- Sản xuất nông nghiệp theo hướng Viet GAP (được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận); sản xuất rau, củ, quả quy mô 0,5 ha trở lên; sản xuất lạc quy mô 0,5 ha trở lên; sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô từ 5ha trở lên; sản xuất bưởi Phúc Trạch, cam chất lượng cao quy mô 0,5 ha trở lên; sản xuất chè quy mô 1 ha trở lên; trồng hoa quy mô 0,2 ha trở lên.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất lợn giống ông, bà quy mô 30 con trở lên; bố, mẹ quy mô 50 con trở lên. Chăn nuôi lợn thịt quy mô 300 con/lứa trở lên.
- Chăn nuôi tại hộ gia đình: Quy mô 20 - 30 con đảm bảo vệ sinh môi trường (có bể bioga, xử lý sinh học,...)
- Nuôi hươu có quy mô 05 con hươu cái sinh sản trở lên.
- Nuôi bò quy mô 10 con trở lên.
- Trồng rừng sản xuất quy mô từ 02 ha trở lên.
-. Trồng cao su quy mô từ 01 ha trở lên.
- Nuôi trồng thủy sản thâm canh có quy mô từ 1 ha trở lên; nuôi trồng thủy sản bằng lồng (loại lồng 15m3 trở lên) quy mô 03 lồng trở lên; nuôi trồng thủy sản trong bể xi măng, ao lót bạt có diện tích 200m2 trở lên.
 Các khách hàng hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh khác, như:
- Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công suất từ 100 con gia súc hoặc 1.000 con gia cầm/ngày đêm trở lên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các khách hàng đầu tư vào các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn như: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa máy và phụ tùng máy nông nghiệp, nông cụ sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống.
Hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng trên là bằng mức chênh lệch giữa lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cho vay ưu đãi 0,65%/tháng của Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Các Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp và được Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã xác nhận là trực tiếp sản xuất, chế biến và phục vụ sản xuất, chế biến. Các doanh nghiệp có ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân.Được Hỗ trợ 100% lãi suất vay các tổ chức tín dụng trong hai năm đầu, 50% lãi suất từ năm thứ ba trở đi.

2. Loại cho vay và thời hạn cho vay được hỗ trợ lãi suất.
Loại cho vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2015.
Thời hạn cho vay được hỗ trợ lãi suất tối đa cho mỗi món vay theo thời hạn vay vốn (trong hạn) của khách hàng thể hiện trên hợp đồng tín dụng với các tổ chức tín dụng, số tiền vay quá hạn trả nợ, được gia hạn nợ thì không được tính hỗ trợ lãi suất cho khoảng thời gian quá hạn, gia hạn nợ.
3. Nguyên tắc, phương thức và quy trình hỗ trợ lãi suất.
- Nguyên tắc hỗ trợ lãi suất: Các tổ chức tín dụng cho vay mới các nhu cầu vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đầu tư trực tiếp vào sản xuất, chế biến theo cơ chế tín dụng thông thường, thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định này. Không được từ chối hỗ trợ lãi suất nếu khoản vay đủ điều kiện vay và thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Nghiêm cấm việc cho vay đảo nợ và sử dụng vốn sai mục đích.
-  Phương thức và quy trình hỗ trợ lãi suất:
 + Khi vay vốn lần đầu, khách hàng vay gửi Giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất có xác nhận của Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã cho tổ chức tín dụng cùng các hồ sơ vay vốn theo quy định về thủ tục vay vốn của tổ chức tín dụng cho vay.
+ Khi thu lãi tiền vay, các tổ chức tín dụng thu toàn bộ lãi vay từ khách hàng vay, lập Giấy xác nhận số tiền lãi phải hỗ trợ cho khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất.
+ Định kỳ hàng tháng, tổ chức tín dụng lập danh sách chi tiết số lãi phải hỗ trợ của từng khách hàng theo từng xã, chuyển cho Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã.
+  Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã lập bộ chứng từ theo quy định của Kho bạc Nhà nước về quản lý ngân sách (kèm theo danh sách chi tiết do tổ chức tín dụng đã gửi) để nhận tiền hỗ trợ từ nguồn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
+ Chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản chính giấy xác nhận của tổ chức tín dụng do khách hàng mang đến và căn cứ danh sách chi tiết số lãi phải hỗ trợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng gửi, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã trực tiếp chi trả tiền hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng được hỗ trợ.
+ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã tổng hợp kết quả hỗ trợ lãi suất đã trả cho khách hàng, số lãi khách hàng phải hoàn trả lại (trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đối tượng phải hoàn trả tiền lãi) báo cáo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới cấp huyện.