Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

DÂN SỐ - KHH GIA ĐÌNH Ở HƯƠNG KHÊ SAU 10 NĂM THỰC HIỆN NQ 47TW

ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH                        ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HUYỆN UỶ HƯƠNG KHÊ               
                   *                                     Hương Khê, ngày 18  tháng 11 năm 2014
        Số     -BC/HU

BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyế­­­t số 47- NQ/TW, ngày 22/3/2005 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình

Hương Khê là huyện miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Hà Tĩnh; phía Bắc giáp các huyện Can Lộc, Vũ Quang; phía Nam giáp huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình; Phía Đông giáp các huyện Kỳ anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà; Phía Tây giáp nước bạn Lào (với gần 50km đường biên giới). Diện tích tự nhiên trên 127.000 ha, trong đó đất lâm nghiệp gần 100.000 ha (chiếm 78% tổng diện tích), đất nông nghiệp 14.000 ha (chiếm 11% diện tích tự nhiên), dân cư khoảng 11 vạn người, sống phân tán và phân bố không đồng đều, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn thấp kém. Trình độ dân trí và đời sống mọi mặt của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện đó có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương về Dân số, gia đình và trẻ em.
Tuy vậy, khắc phục những khó khăn, thử thách, phát huy nội lực; qua 10 năm thực hiện Nghị quyế­­­t số 47- NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp tổ chức thực hiện của các ngành, các tổ chức chính trị xã hội; công tác công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện Hương Khê có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo sự ổn định về chính trị, xã hội và sự phát triển bền vững của huyện nhà trong thời kỳ mới.
Phần thứ nhất
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP
1. Tổ chức quán triệt, học tập và triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết:
          Thực hiện Nghị quyết 47 của Bộ Chính trị, ngày 13/7/2005 Ban Thường vụ Huyện uỷ có Chỉ thị số 60-CT/HU về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số/KHHGĐ, xây dựng gia đình trong thời kỳ mới và Kế hoạch 657-KH/HU, ngày 01/6/2005 về triển khai nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết trong toàn đảng bộ.
Ngày 15 tháng 6 năm 2005, Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức Hội nghị triển khai học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW cho các đồng chí BCH Huyện uỷ, trưởng, phó các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể cấp huyện và lãnh đạo các Đảng bộ, chi bộ trực thuộc, đội ngũ báo cáo viên trên địa bàn toàn huyện.
          Các cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở đã xây dựng kế hoạch học tập và chương trình hành động thực hiện nghị quyết 47-NQ/TW trong từng địa phương đơn vị. Cùng với việc học tập, quán triệt nghị quyết của TW, các cấp uỷ cơ sở đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác dân số.
          Ban Tuyên giáo chỉ đạo các ngành trong khối tư tưởng văn hoá tổ chức tốt công tác tuyên truyền, học tập cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện.
 Qua học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 47 của Bộ Chính trị nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên; đại bộ phận cán bộ, đảng viên đã thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu thực hiện chủ trương, chính sách về công tác Dân số/KHHGĐ; công tác truyền thông, kế hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh, nhiều cặp vợ chồng đã mạnh dạn đến các cơ sở, tổ tư vấn để được hướng dẫn các hình thức, biện pháp tránh thai, giáo dục giới tính… Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm nhanh, số thôn xóm, khối phố, câu lạc bộ gia đình trẻ nhiều năm liền không sinh con thứ 3 được thành lập và sinh hoạt có hiệu quả thiết thực.
 2. Các văn bản của cấp ủy, chính quyền huyện ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết
Để triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, huyện đã ban hành các văn bản: Chỉ thị 60/CT-HU; Chỉ thị 03/CT-HU ngày 23/9/2010; Quyết định 1859/QĐ-UBND ngày 3/8/2009; Quyết định 80/2010/QĐ-UBND ngày 21/01/2010; Quyết định 2058/QĐ-UBND ngày 11/7/2012 về tăng cường công tác Dân số/KHHGĐ và nhiều văn bản chỉ đạo thường xuyên khác có tác động tích cực đến công tác này trên địa bàn huyện.
Sau 10 năm quán triệt và học tập Nghị quyết 47-NQ/TW, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, quy mô gia đình có một hoặc hai con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, tốc độ gia tăng dân số bước đầu được kiểm soát, tỷ suất sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tiếp tục giảm, chất lượng dân số từng bước được nâng cao góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập bình quân hàng năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống cho nhân dân
II.KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 47-NQ/TW
1. Kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu
Với mục tiêu tổng quát là: “Nhanh chóng đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hai con), tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta ở mức 115-120 triệu người vào giữa thế kỷ XXI.  Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, tinh thần, cơ cấu nhằm đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết, nhận thức của cán bộ, Đảng viên và người dân về công tác Dân số/KHHGĐ được nâng lên rõ rệt, qui mô và cơ cấu dân số dần được ổn định, qui mô gia đình nhỏ (từ 1-2 con) đã được nhiều người chấp nhận, tỷ suất sinh và chất lượng dân số ngày càng được nâng lên.
1.1. Về mức giảm sinh và ổn định qui mô dân số:
- Quy mô dân số: Năm 2005 là 106.046 người, đến tháng11/2014 là 11.000 ng­ười
- Tỷ suất sinh thô: Năm 2005 là 15,1%, năm 2013 là 15,2%, giảm 0,1%.
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: Năm 2005 là 27,5%, đến năm 2013 là 28,6%, tăng 1,1% .
- Tỷ lệ gia tăng Dân số tự nhiên năm 2005 là 0,65%0; năm 2012 là 10%0, tăng 0,35%0.
-  Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại từ 83% (năm 2005) tăng lên 87,3% (năm 2013) tăng 4,3%.
1.  2. Về cơ cấu và chất lượng dân số:
Theo số liệu báo cáo, Dân số toàn huyện năm 2005 có 106.046 người, trong đó nữ 53.638 người, chiếm tỷ lệ 50,6%; năm 2014 có 110.000 người, trong đó nữ chiếm tỷ lệ gần 51,5%. Tỷ lệ giới tính có giảm, nhưng tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh những năm gần đây tăng, người trong độ tuổi lao động từ 16 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ trên 65 %, trẻ em dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ dưới 25 %. Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên, tuổi thọ người dân tăng lên, tỷ lệ người bị khuyết tật, trẻ em suy dinh dưỡng giảm dần hàng năm.
2. Kết quả thực hiện các giải pháp :
2.1.  Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của cấp uỷ, chính quyền các cấp:
Sau khi có Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng đề án 544/ĐA-UBND về cụ thể hoá Nghị quyết 47. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đem các chỉ tiêu về dân số vào nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đồng thời đem vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm để tổ chức chỉ đạo thực hiện và coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại thi đua cuối năm của các địa phương. UBND huyện và các cơ quan, đơn vị và các xã, thị có có chính sách động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác Dân số -KHHGGĐ, đồng thời có biện pháp xử lý kỷ luật theo quy định đối với  những tập thể và cá nhân vi phạm, chưa thực hiện tốt công tác này.
Bên cạnh việc quán triệt nghị quyết của TW, Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các hoạt động về công tác như tháng hành động vì trẻ em, ngày gia đình Việt nam 28/6, tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6, ngày Dân số thế giới 11/7, ngày Dân số Việt nam 26/12; triển khai các chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có tỷ lệ sinh và có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao. ..Ngành dân số đã chủ động tham mưu về nội dung, kế hoạch hoạt động cụ thể và phối hợp với các phòng, ban ngành, đoàn thể chỉ đạo cơ sở thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu về dân số hàng năm.  Các chương trình ký kết liên tịch giữa Trung tâm Dân số,  Ngành Y tế, Hội liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Công An huyện, Ngành GD-ĐT, Huyện đoàn … được ra đời và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt.
2.2. Công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục  
Trung tâm Dân số - KHHGĐ đã tăng cường phối hợp với các phòng, ban, ngành, các đoàn thể cấp huyện để tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như; Hội nghị biểu dương, Hội thị, tổ chức nói chuyện chuyên đề, truyền thông lưu động, tập huấn cung cấp thông tin, ... các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Dân số-KHHGĐ.
Mời các đồng chí chuyên môn của Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh tuyên truyền về Dân số SKSS/KHHGĐ cho các nhóm đối tượng là Phụ nữ, Nam nông dân, các cháu vị thành niên, thanh niên,... đã được tổ chức ở nhiều địa phương trong huyện với hàng nghìn lượt người tham dự.
 Đài truyền thanh-truyền hình huyện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các điển hình tiêu biểu về công tác Dân số/KHHGĐ trên hệ thống truyền thanh-truyền hình của huyện. Ngành văn hóa xây dựng và chỉnh trang lại các Panô, áp phích tuyên truyền lồng ghép về công tác Dân số/ KHHGĐ. Chỉ đạo Ban Dân số các xã, thị viết hàng trăm tin bài tuyên truyền về công tác Dân số/KHHGĐ, về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng như các Đề án, Mô hình nâng cao chất lượng Dân số phát trên hệ thống truyền thanh xã. Xây mới hàng chục Cụm Panô, Bảng tường và sữa chữa, làm mới, viết lại hàng trăm lượt nội dung tuyên truyền.
Trung tâm Dân số-KHHGĐ đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng nhân ngày Dân số Thế giới 11/7, ngày Dân số Việt Nam 26/12, tháng hành động Quốc gia về Dân số. Tổ chức, tham gia Liên hoan tuyên truyền viên giỏi về Dân số-KHHGĐ từ xã đến tỉnh, các Hội nghị biểu dương và Hội thi khác đạt kết quả tốt. Xây dựng Chương trình hành động và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015 huyện Hương Khê thực hiện Chiến lược Dân số/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn toàn huyện.
Các ấn phẩm như sách, báo, tranh ảnh, tạp chí, tờ rơi được tiếp nhận, nhân bản, cấp phát đến đông đảo đối tượng trong toàn huyện.
Đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dân số là lực lượng nòng cốt để tuyên truyền, vận động, tư vấn các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sinh đẻ lựa chọn, sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại.
Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục, thuyết phục, các cấp uỷ, chính quyền thực hiện các biện pháp xử lý kỷ luật đối với những tổ chức, cá nhân, đảng viên, cán bộ, nhân viên vi phạm các chính sách dân số, gia đình, trẻ em; các thôn xóm, làng, bản đưa các qui định cụ thể vào hương ước của làng xã, quy ước của làng xã được cộng đồng đón nhận và thực hiện.
Hoạt động truyền thông, giáo dục phong phú, hấp dẫn gắn với các biện pháp xử lý kỷ luật, chặt chẽ, nghiêm túc nên đã vận động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia, góp phần làm chuyển biến được nhận thức, chuyển đổi hành vi về DS/KHHGĐ và trách nhiệm đối với việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH, gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
2. 3. Việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ và nâng cao hiệu lực quản lý 
Bộ máy cán bộ làm công tác Dân số/KHHGĐ từ năm 2005 lại nay có nhiều biến động đặc biệt là từ năm 2008 sau khi có Quyết định tách nhập, giải thể Ủy ban Dân số - Gia đình & Trẻ em các cấp; Thông tư số 05/TT-BYT ngày 14/5/2008 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy làm công tác Dân số /KHHGĐ ở địa phương; Quyết định 612/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết chế độ đối với cán bộ Dân số cấp xã, phường, thị trấn nghỉ việc do không đạt chuẩn. Bộ máy cán bộ làm công tác Dân số/KHHGĐ từ huyện đến xã cơ bản thay đổi.
Ở cấp huyện thành lập Trung tâm Dân số-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở Y tế, đến tháng 8/2012 chuyển về thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, với đội ngũ hiện nay gồm 7 cán bộ công chức, viên chức.
Ở xã, thị 22/22 xã, thị có cán bộ Dân số có bằng chuyên môn từ Trung cấp trở lên, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đúng quy định về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.
Đội ngũ Cộng tác viên dân số đến thời điểm hiện tại có 307 người, trong đó có người kiêm y tế thôn bản, người kiêm chi hội phụ nữ, ...Hàng năm, huyện trích ngân nguồn kinh phí sự nghiệp của ngành để đào tạo, tập huấn cán bộ chuyên trách, cộng tác viên. Hệ thống tổ chức bộ máy làm cộng tác DS-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở cơ bản đáp ứng yêu cầu các công tác dân số, gia đình và trẻ em; hoạt động dân số, gia đình, trẻ em đã huy động được sự tham gia có nhiều hiệu quả các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội và đã trở thành hoạt động có tính xã hội hoá ngày càng cao.
2. 4. Chính sách đầu tư nguồn lực:
Việc thực hiện các chính sách về Dân số-KHHGĐ nhìn chung ngày càng  được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm tốt hơn, hàng năm từ huyện xuống xã, thị đều trích ngân sách để hỗ trợ cho hoạt động này. Công tác thi đua, khen thưởng động viên và xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm tốt hơn; Kỷ luật cán bộ thôi giữ chức vụ và thuyên chuyển công tác, hoãn nâng lương, hạ xếp loại thi đua đối với với các tập thể có cán bộ vi phạm,... Một số địa phương xây dựng hương ước và tổ chức thực hiện khá tốt như Phương Điền, Phú Gia.
Để tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và chỉ tiêu về Dân số-KHHGĐ, hàng năm Hội đồng nhân dân huyện đều phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động này trên địa bàn. Kinh phí phân khai hỗ trợ cho các năm từ 2005-2014 bình quân mỗi năm từ 10-30 triệu đồng.
Đối với các xã, thị hàng năm đều chi ngân sách hỗ trợ cho công tác Dân số-KHHGĐ của địa phương. Tuy nhiên, mức chi hỗ trợ có sự khác biệt rất lớn, từ 300.000 đồng-15.000.000đ/xã/năm.          
2.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình
Hằng năm, các chương trình mục tiêu quốc gia thay đổi hành vi, hệ thống chăm sóc SKSS-KHHGĐ được triển khai sâu rộng tới tất cả các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong địa bàn. Hàng năm, Trung tâm Dân số - KHHGĐ phối hợp với các phòng, ban, ngành tổ chức các đợt chiến dịch “Tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ” đến người dân. Để đáp ứng tốt nhu cầu và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ các  đơn vị đã bố trí đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cung cấp các dịch vụ về khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Ngoài ra, các đơn vị còn mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho vị thành niên trong và ngoài nhà trường, xây dựng các câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên; tổ chức đội tuyên truyền lưu động cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ xuống tận nhân dân.
          Đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số/KHHGĐ từ huyện đến xã, thị trình độ ngày càng được nâng lên, đảm bảo có đủ kỹ năng, nghiệp vụ thông qua lựa chọn kiện toàn cán bộ, các đợt tập huấn hàng năm. Thông qua đội ngũ này đã cung cấp các phương tiện tránh thai hiện đại kịp thời, đúng đối tượng, không lãng phí, chưa phát hiện có sai sót xảy ra.
2.6. Nâng cao chất lượng dân số:
Công tác xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc được các cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm, coi đây là công tác giải quyết các vấn đề xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh ở các khu dân cư, khối phố. Phong trào “cán bộ, đảng viên gương mẫu, tiên phong”; “Ông , bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” thực hiện công tác DS-GĐ&TE. Đến hết năm 2013, toàn huyện có 18.121 gia đình văn hóa, đạt 90,6% ( so với năm 20006 là 71,2%); gia đình thể thao từ 7.625, đạt 89%  Số gia đình hộ giàu, kinh tế khả giả ngày càng tăng.
          Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ em được các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các tổ chức xã hội quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, nâng cao chất lượng dạy và học.  Đến nay, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, thị đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS vững chắc.
Các chương trình Quốc gia hoạt động có hiệu quả như chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ 98%, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương trình phòng chống HIV đều hoàn thành mục tiêu đề ra, hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi từ 26,5% (năm 2006) xuống còn 19% (năm 2013).
Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ngày càng được các ngành chức năng liên quan quan tâm rõ rệt, trong những năm qua bằng các biện pháp giáo dục pháp luật, ký cam kết hộ gia đình……Tình trạng trẻ bị xâm hại, trẻ em lang thang cơ nhỡ được giảm hẳn.
III. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân :
          Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết 46 về công tác Dân số-kế hoạch hoá gia đình còn bộc lộ một số tồn tại khó khăn cần được tập trung khắc phục và tháo gỡ.
          - Công tác tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền nghị quyết chưa sâu rộng đến tận các đối tượng. Hình thức, phương pháp giáo dục chưa đổi mới kịp với yêu cầu đòi hỏi của các đối tượng. Chưa tạo được chuyển biến nhận thức một cách đồng đều trong các tầng lớp nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu trong thực hiện chính sách dân số, gia đình, trẻ em, kết quả, chưa đạt mục đích yêu cầu đề ra, cá biệt có nhiều nơi chậm chuyển biến trên một số lĩnh vực.
          - Công tác giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em thiếu đồng bộ, chưa chăm lo đến các điều kiện vui chơi hoạt động của trẻ em, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vấn còn cao, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chưa được chăm lo thường xuyên. Đạo đức học đường của trong bộ phận học sinh có biểu hiện sa sút, trẻ em vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng; vấn còn tình trạng ngược đãi và xâm hại  đối với trẻ em.
          - Công tác Dân số/KHHGĐ tuy có nhiều chuyển biển, nhưng tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở một số địa phương vấn còn cao, qui mô chất lượng dân số chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.
          - Sự phối hợp lồng ghép trong tổ chức chỉ đạo thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương còn có biểu hiện ỷ lại và chưa thấy hết trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, từng địa phương đối với việc thực hiện nhiệm vụ dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Nguyên nhân:
Về khách quan: Là huyện miền núi có địa bàn phức tạp trình độ dân trí và đời sống mọi mặt của nhân dân còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách của các địa phương còn thấp, chưa có đủ điều kiện đầu tư cơ bản cho các hoạt động dân số nên có ảnh hướng rất lớn đến các hiệu quả tổ chức triển khai và hoạt động về công tác dân số, kế hoạch hóa, gia đình.
Về chủ quan:
Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp, các ngành chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác Dân số/KHHGĐ trong tình hình hiện nay; đặc biệt đã xuất hiện tư tưởng chủ quan thỏa mãn với kết quả đạt được, dẫn đến buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức và bộ máy làm công tác Dân số/KHHGĐ, nhất là cấp xã thiếu ổn định, năng lực và hiệu quả còn hạn chế. Công tác tuyên truyên, vận động, giáo dục chưa đủ mạnh; xử lý các vi phạm về chính Dân số-KHHGĐ chưa nghiêm túc, thiếu quyết liệt và kịp thời
- Ngân sách các cấp chi cho các hoạt động dân số kế hoạch hóa gia đình hàng năm còn thấp; chế độ phụ cấp hàng tháng cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số quá thấp so với yêu cầu công việc.
- Người dân chưa nhận thức được áp lực dân số đông trong việc đáp ứng các dịch xã hội như: giáo dục, y tế, giao thông…Bên cạnh đó, quan niệm phong kiến lạc hậu trọng nam khinh nữ, phải có nếp, có tẻ cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến việc gia tăng dân số.
 Bài học kinh nghiệm:
 1. Tuyên truyền quán triệt đầy đủ những quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình và Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình trong từng cán bộ, Đảng viên để nâng cao ý thức và tạo ý thức tự giác của mỗi người dân đối với việc thực hiện chính sách dân số -kế hoạch gia đình.
          2. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải cụ thể hoá chủ trương của Đảng và nhà nước về về dân số, kế hoạch hóa gia đình thành các chủ trương mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp hàng năm để tổ chức thực hiện đồng thời tạo sự phối hợp, thực hiện có hiệu quả của các cấp, các ngành đối với công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
3. Xây dựng các mô hình gia đình thực hiện tốt công tác dân số/KHHGĐ, mô hình nuôi con khỏe, dạy con ngoan, mô hình làm kinh tế giỏi, mô hình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo…Các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bọ gia đình trẻ, câu lạc bộ tiền hôn nhân…nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, kịp thời biểu dương các gia đình tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt.
4. Củng cố bộ máy làm công tác Dân số/KHHGĐ từ huyện đến cơ sở, tăng chế độ phụ cấp cho đội ngũ làm công tác dân số.
5. Xây dựng quy chế, quy ước và các hình thức khen thưởng, xử lý đối với những trường hợp vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

                Phần thứ hai:
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Phương hướng chung:
Tiếp tục quán triệt thực hiện các quan điểm cơ bản của Nghị quyết 47 của Bộ Chính trị,  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII; phấn đấu đạt các mục tiêu về quy mô, đồng thời từng bước nâng chất lượng dân số. Thực hiện chủ trương mô hình gia đình ít con, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con để nuôi dạy con tốt.
2. Mục tiêu:
Kiên trì thực hiện mục tiêu “mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 hoặc 2 con”, nỗ lực giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh trên 2 con, tiến tới đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
3. Nhiệm vụ, giải pháp:
Để tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác dân số kế hoạch hóa gia đình theo tinh thần Nghị quyết 47, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số nội nhiệm vụ giải pháp sau:
3.1. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng các quan điểm chỉ đạo và nhiệm vụ trong Nghị quyết 47 trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tạo sự chuyển biến đồng đều về nhân thức đối với việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ về dân số.
3.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; phải xác định đây là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, kế hoạch công tác của địa phương, đơn vị và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân. Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; khen thưởng, biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
3.3. Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.. Chú trọng các hoạt động truyền thông có hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, ưu tiên vùng đông dân, có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng đồng bào có đạo. Kết hợp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số, tuyên truyền viên của các ngành, đoàn thể; tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại như internet, truyền thông đa phương tiện.
3.4.  Kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình và trẻ em các cấp đảm bảo đủ phẩm chất năng lực và sự say mê đối với nhiệm vụ được giao.
3.5. Tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp trên lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình. Trên cơ sở nghị quyết của TW, các ngành, các cấp xây dựng chương trình hoạt động phối hợp trong từng thời gian có hiệu quả nhằm thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá của đảng trên lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình.

3.6. Nâng cao hiệu quả công tác cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cung cấp đầy đủ, kịp thời phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản; Triển khai có hiệu quả dịch vụ kỹ thuật các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số như tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.