Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

QUYẾT ĐỊNH 1652 /2013/QĐ-UBND CỦA UBND HUYỆN HƯƠNG KHÊ

    ỦY BAN NHÂN DÂN                                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  HUYỆN HƯƠNG KHÊ                                            Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Số:  1652 /2013/QĐ-UBND                   Hương Khê, ngày 17 tháng 5 năm 2013
          
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 1035/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Hương Khê
giai đoạn 2012-2015

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
          Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
          Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND&UBND ngày 13/12/2004;
          Căn cứ kết quả tổ chức triển khai thực hiện chính sách 1035/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND huyện trong năm 2012;
          Được sự thống nhất của Thường trực Huyện ủy;
          Xét đề nghị của các Phòng Tài chính - KH, Nông nghiệp&PTNT;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, một số nội dung tại Quyết định số1035/2012/QĐ-UBND, ngày 30/3/2012 của Ủy ban nhân dân huyện về việc Ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Hương Khê giai đoạn 2012-2015, như sau:
1. Mục h, điều 1: Sửa đổi như sau:
Vùng, khu sản xuất tập trung, là vùng, khu đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất, chăn nuôi trang trại đảm bảo các tiêu chí, cách xa khu dân cư tối thiểu 700 m và có diện tích trên 5 ha/vùng, 2 ha/khu; có quy mô đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng/vùng, 2 tỷ đồng/khu (khu: Phải có tối thiểu 01 cơ sở sản xuất; vùng: Phải có tối thiểu 03 cơ sở sản xuất)
2. Mục 2, điều 2: Sửa đổi như sau:
2. Ngân sách xã, thị trấn cân đối bố trí tối thiểu mức 5% tổng nguồn vốn thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn của huyện trên đại bàn xã, thị trấn.
3. Điều 5: Sửa đổi như sau:
Các cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp; làng nghề; sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp; sản xuất giống; chăn nuôi tập trung (gọi tắt là cơ sở) trong “vùng, khu tập trung” đáp ứng tiêu chí được quy định tại mục h, điều 1 nêu trên: nếu người sản xuất tự bỏ vốn xây dựng theo thiết kế, dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được hỗ trợ như sau:
a, Đường giao thông 20% của tổng chi phí, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/ cơ sở
b, Đường điện: 20% của tổng chi phí, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/ cơ sở
c, Nước phục vụ sinh hoạt 20% của tổng chi phí, nhưng tối đa không quá 20 triệu đồng/ cơ sở
d, Hệ thống môi trường đảm bảo tiêu chuẩn 20% của tổng chi phí, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/ cơ sở
e, Kiên cố hóa kênh mương: Đối với vùng sản xuất giống lúa tại các xã có quy mô từ 5 ha trở lên, nếu kênh tưới tiêu chưa được kiên cố hóa, được hỗ trợ 100% chi phí, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/ vùng sản xuất
Tổng kinh phí hỗ trợ tại các điểm a,b,c,d,e không quá 400 triệu đồng/cơ sở
4. Điểm 5, điều 7: Sửa đổi như sau:
Hỗ trợ xây dựng mô hình mẫu vườn hộ:Vườn hộ có diện tích tổi thiểu 1000 m2/vườn (không tính diện tích làm nhà và các công trình phụ trợ); cây trồng chính (bưởi Phúc Trạch, cam các loại) được trồng chiếm 80% diện tích; giống cây đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn; cây già cỗi còi cọc, sâu bệnh phải được trồng thay thế cây đúng giống, trồng đảm bảo mật độ, khoảng cách; chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật; vườn phải được quy hoạch, chỉnh trang; hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo; vườn phải được rào dậu đảm bảo an toàn, thẩm mỹ,... được hỗ trợ 10 triệu đồng/vườn, để: Chỉnh trang vườn hộ, mua cây giống để dồn dặm, tạo tán, tỉa cành, mua phân bón, nâng cấp tu bổ vườn,... Các xã xây dựng nông thôn mới về đích trước năm 2015 được hỗ trợ 10 mô hình/xã/năm; các xã còn lại 5 mô hình/ xã / năm.
         5. Điều 10: Sản xuất các loại sản phẩm cây ăn quả đặc sản (bưởi Phúc Trạch, cam các loại) và trồng nấm; được sửa đổi, bổ sung như sau:
 a, Cây đặc sản:
1. Tổ chức, cả nhân có tư cách pháp nhân, thực hiện nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật, chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hỗ trợ mỗi năm không quá 200 triệu đồng cho một chương trình.
        2. Các hộ trồng mới vườn cây đạt tiêu chuẩn: Bưởi Phúc Trạch trong vùng chỉ dẫn địa lý có có diện tích 0,1 ha/vườn trở lên được hỗ trợ 30.000 đồng/cây; cam các loại có diện tích trồng 0,5 ha/vườn trở lên được hỗ trợ 10.000 đồng/cây, mức tối đa không quá 2 ha/vườn.
          b. Trồng nấm: Tổ chức, cả nhân đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất nấm, thực hiện đảm bảo quy trình kỹ thuật được hỗ trợ một lần, gồm:
         - Kinh phí mua giống nấm: Quy mô 2500 bịch đến dưới 5000 bịch nấm/lứa hoặc 100 m2 đến dưới 200 m2 lán trại; hỗ trợ 100% tiền giống tương ứng 20% tiền bịch nấm (đối với giống nấm đã đóng bịch) hoặc 30 kg giống/100 m2 (đối với nấm giống không đóng bịch)
- Kinh phí làm lán trại:  
Quy mô 100 m2 đến dưới 200 m2 lán trại tập trung, được hỗ trợ: 50.000 đồng/m2 diện tích lán trại cổ định, mức tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ. Quy mô lán trại tập trung từ 200 m2 trở lên, được hỗ trợ: 70.000 đồng/m2 diện tích lán trại cổ định, mức tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ
Quy mô 1000 m2 lán trại trở lên và sản xuất tối thiểu 20 tấn nấm tươi các loại/năm, được hỗ trợ một lần với mức 30 triệu đồng cho một đơn vị sản xuất.
- Hỗ trợ 100% chi phí tài liệu tập huấn kỹ thuật: Trung tâm Ứng dụng TBKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện triển khai nội dung; xã, thị tổ chức lớp.
6. Điều 11, sửa đổi như sau:
Tổ chức, cả nhân sản xuất rau, củ quả sạch: Có quy mô tối thiểu 3 ha/vùng ( riêng rau tối thiểu 0,5ha/vùng), có quy mô đầu tư tối thiểu đạt 0,6 tỷ đồng/vùng, phù hợp với quy hoạch của xã; có quy hoạch chi tiết, phương án sản xuất được UBND xã phê duyệt (có ý kiến thống nhất của phòng Nông nghiệp&PTNT); có hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới; sau khi đi vào sản xuất được hỗ trợ 25 triệu đồng/ha, tối đa không quá 200 triệu đồng/cơ sở
7. Điều 13: Chăn nuôi
* Mục1: Sửa đổi, bổ sung, như sau:
a. Cơ sở chăn nuôi lợn nái cấp ông bà, bố mẹ (liên kết hoặc không liên kết), sau khi đi vào hoạt động được nghiệm thu đủ số lượng, cơ sở vật chất hạ tầng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, được hỗ trợ 1 lần cho một cơ sở, ngoài các khoản mục được hỗ trợ tại điều 5, còn được hỗ trợ theo các mức sau:
- Quy mô từ 10 đến dưới 300 con (nái ngoại, nái Móng Cái) được hỗ trợ 10 triệu đồng/cơ sở để làm bể Bioga;
        - Quy mô từ 300 đến dưới 500 con nái ngoại, được hỗ trợ 1 triệu đồng/con;    
        - Quy mô trên 500 con nái ngoại trở lên, được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/con.
c. Cơ sở nuôi lợn thịt siêu nạc, lai F1 (liên kết hoặc không liên kết), sau khi đi vào hoạt động được nghiệm thu đủ số lượng, cơ sở hạ tầng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (chuồng trại, xứ lý môi trường bằng bi oga,...), được hỗ trợ một lần, ngoài các khoản mục được hỗ trợ tại điều 5, còn được hỗ trợ theo các mức sau:
 cụ thể: Quy mô (con/lứa/cơ sở):
- Có 30 con đến dưới 300 con, được hỗ trợ 10 triệu đồng để xây dựng bể bioga;
- Có 300 con đến dưới 500 con, hỗ trợ 100 triệu đồng;
- Có 500 con đến 1000 con, hỗ trợ 200 triệu đồng;
- Có trên 1000 con, hỗ trợ 350 triệu đồng
* Mục 2, bổ sung như sau:
- Hộ chăn nuôi bò lai sin có quy mô từ 10 con  trở lên, chuồng trại đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường được ngân sách huyện hỗ trợ 1,5 triệu đồng/con, tối đa không quá 100 triệu
* Mục3, được sửa đổi, bổ sung:
Hộ nuôi Hươu mới: Từ 05 con đến 30 con, được hỗ trợ 2 triệu đồng/con; từ 31 con trở lên, được hỗ trợ 3 triệu đồng/con.
8. Mục d, khoản 2, điều 14: sửa đổi như sau:
d. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản bằng lồng (loại lồng 7 m3/lồng trở lên), quy mô 02 lồng được hỗ trợ 5 triệu đồng/lồng, từ lồng thứ 3 trở lên được hỗ trợ thêm 3 triệu đồng/lồng nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/hộ, cơ sở.”
9. Mục 7, điều 15, được sửa đổi, bổ sung:
          - Chủ động trích ngân sách xã, thị trấn, đảm bảo mức 5% tổng nguồn vốn thực hiện chính sách nông nghiệp, nông thôn hàng năm của huyện trên địa bàn xã để thực hiện
 - Kiểm tra, giám sát, xứ lý kịp thời các đối tượng lợi dụng chính sách của tỉnh, huyện sản xuất không hiệu quả: Mô hình của tổ chức, cả nhân sau khi được nghiêm thu, được hỗ trợ kinh phí, phải duy trì, hoạt động tối thiểu 12 tháng, nếu mô hình không đảm bảo quy định mà không có lý do chính đáng, thì phải thu hồi khoản kinh phí đã được hỗ trợ
Điều 2: Các nội dung khác giữ nguyên như Quyết định số1035/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
  Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện, Trưởng các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính- KH, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế - Hạ tầng, Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- UBND tỉnh;                                                                                                    - Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Sở Tài chính;                                   ( Báo cáo)
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực HĐND huyện;
- Chủ tịch, các PCT UBND huyện;
- Các đc Uỷ viên BCH Huyện uỷ;
- UBMT Tổ quốc, các đoàn thể cấp huyện;
- Ngân hàng CSXH,Ngân hàng NN&PTNT huyện;
- Các phòng, Ban UBND huyện;
- Đài PT& TH huyện;
- Đảng uỷ,UBND, Chủ nhiệm HTX các xã, thị trấn;
- Lưu: VT/UBND.
       TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
                    CHỦ TỊCH





     Đinh Hữu Tân