Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Địa chí Hương Khê. Phần 1: Địa lý. Chương 2: Dân cư


Chương 2. DÂN CƯ

I.    DÂN CƯ
Sự hình thành dân cư ở Hương Khê diễn ra khá sớm vào. Thế kỷ XI, vùng đất Hương Khê đã có dấu tích của triều đại nhà Lý.
Vùng đất Thổ Hoàng Hương Khê xưa là địa đầu biên ải phía Tây Nam của Đại Việt thời Lý. Nơi đây có vị trí trọng yếu về quốc phòng. Vì vậy, khi vào trấn nhậm Hoan Châu, Hoàng tử Lý Nhật Quang đã cho lập các đồn binh, ải đạo nhằm xây dựng phòng tuyến vững chắc để kiểm soát và ngăn ngặn sự xâm nhập của quân Chăm-pa và Ai Lao sang cướp phá. Tương truyền, Đông Chính Vương (cũng là con Lý Thái Tổ, sau vụ án “Loạn Tam Vương” được Lý Thái Tông tha tội và giao cho Lý Nhật Quang quản lý) được cử vào đóng quân ở vùng Lộc Yên. Lũy Khe Táy được quân lính của ông đắp trong một đêm là hoàn thành, mặt lũy rộng 6 - 7m. Gần đó có vực sâu có thể dùng luyện tập thủy quân. Mặt khác, ông còn cho khai phá ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp, tích trữ lương thảo, khai thác lâm thổ sản, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Ngày nay, vết tích một đoạn lũy bằng đất dài khoảng 200m vẫn còn, được cho là có từ thời Lý. Đây cũng là ải cực Nam  chạy dài đến Tân Đức (quảng Bình). Sách An Tĩnh cổ lục viết về vùng đất này dưới thời Lý như sau: “Các biên niên sử của nhà Hậu Lý (1009 - 1225) có chép lại rằng xưa kia người Chăm-pa thỉnh thoảng có dùng con đường Thượng Đạo để đánh chiếm An - Tĩnh. Họ đi qua chỗ có nhiều đèo. Các đèo này mở đường đi giữa thung lũng Ngàn Sâu. Chính vào thời kỳ này, người An Nam đã đắp các thành lũy tại các vùng Quy Hợp và Tuyên Hóa để kiểm soát 12 động đá vôi. Các lũy nhỏ này dựa vào thành lũy của núi Vũ Thấp và Phúc Nhật”[1]. Bên cạnh đó, dưới thời Lý Nhật Quang trị nhậm Hoan Châu ông còn chủ trương khai phá ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Vì vậy, sau khi Uy Minh Vương qua đời, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ nhằm tri ân công đức của ông. Đền Tam Tòa xã Lộc Yên tôn thờ Lý Nhật Quang làm thần chủ minh chứng cho vùng đất Hương Khê thế kỷ XI đã là vùng đất trong yếu trong công tác quốc phòng.
 Đến cuối thế kỷ XVI, đất nước luôn có những biến động lớn, người từ phía Bắc liên tục đổ vào Nghệ An, từ Nghệ An sang vùng đất rừng núi này. Hương Khê trở thành đất tụ cư của người tứ xứ. Theo báo cáo điều tra thống kê, trên địa bàn huyện có dân của nhiều tỉnh, thành trong cả nước tụ về. Trong đó cư dân các huyện cận kề như Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên là nhiều hơn cả; ngoài ra còn có người dân các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Huế. Họ đến đây từ nhiều nguyên nhân khác nhau: do chiến tranh, tranh giành quyền lực thời phong kiến, người dân từ các vùng sông Mã, sông Cả về vùng đất Hương Khê để lập nghiệp; do mưu sinh trên đường lập nghiệp những người dân miền xuôi lên Hương Khê để trao đổi hàng hóa với cư dân bản địa, khai thác sản vật của rừng đưa về, lâu dần ở lại, lập ấp, vỡ đất trồng trọt, chăn nuôi… làm kế sinh nhai lâu dài; do điều động lao động của Nhà nước, vận động người dân miền xuôi lên các huyện miền núi xây dựng kinh tế mới ở Hương Khê, tạo nên phong trào khai hoang mở đất ở vùng đất này. Đặc biệt điểm nổi bật của cư dân Hương Khê là sự góp mặt của nhiều giáo viên trường Quốc học Huế đến vùng đất này và ở lại để dạy học và lập nghiệp… . Do đó, đã tạo nên thành phần cư dân ở Hương Khê rất đa dạng nhưng trong suốt quá trình phát triển, nhân dân trong huyện luôn đoàn kết, gắn bó cùng nhau chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, giặc dã để tồn tại và phát triển.
Đến năm 2016, cộng đồng dân cư Hương Khê có 5 dân tộc: Kinh, Mường, Lào, Chứt và Hoa (trước đây còn có cả người Xiêm - Thái Lan); trong đó dân tộc Kinh là đông nhất: chiếm 99% dân số. Các dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung ở các làng bản vùng cao như bản Phú Lâm (Phú Gia), Bản Giàng (Hương Vĩnh), bản Rào Tre (Hương Liên), bản Lòi Sim (Hương Trạch) .
II. DÂN SỐ
1. Quy mô dân số
Dân số Hương Khê khi mới thành lập huyện có khoảng 50.000 người, (theo con số chính xác là 49.833 người) sống thưa thớt dọc các thung lũng nhỏ hẹp, bên bờ các sông suối và giữa rừng đại ngàn.
Vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, dân số huyện Hương Khê khoảng 30.000 người; đầu những năm 40 có khoảng 50.000 người. Số dân tăng lên nhanh chóng là do dân các huyện Đức Thọ, Hương Sơn, Thạch Hà, Can Lộc và cả từ Nghệ An, Thanh Hóa di chuyển vào. Trong thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nửa đầu thế kỷ XIX, Quy Hợp, Trấn Ninh và Trấn Tĩnh là những xứ rất hoang vu, lính thú đóng giữ ở đây được coi là làm nhiệm vụ đặc biệt, cứ sau một tháng 15 ngày hoặc hai tháng thì cho đổi chỗ khác[2]. Tuy vậy, có nhiều người trong số các lính thú đó đã xây cơ, lập nghiệp, sống gắn bó với vùng đất Ngàn Sâu và trở thành cư dân bản địa.[3].
Theo số liệu Tổng điều tra dân số tỉnh Hà Tĩnh tháng 4/1999, dân số Hương Khê có 116.414 người, chiếm 9,2% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số là 63 người/km2. So với một số huyện lân cận, mật độ dân số của huyện Hương Khê thấp hơn. Cụ thể ( Kỳ Anh: 88 người/ km2, Hương Sơn: 117 người/km2,  Cẩm Xuyên: 241 người/km2)[4] và thấp so với mật độ trung bình toàn tỉnh là 209 người/km2. Đến năm 2016, dân số toàn huyện là 100.349 người, mật độ dân số 79 người/km2. Người Kinh chiếm đại đa số (do cư dân bản địa và các huyện lân cận di cư sang). Người Chứt là 49 hộ, 207 nhân khẩu, chiếm 0,17%, sống tập trung tại bản Rào Tre (xã Hương Liên), Bản Giàng II (xã Hương Vĩnh); Người Mường tập trung ở bản Lòi Sim (xã Hương Trạch) với 143 hộ, 516 khẩu, chiếm 0,5%; Người Lào sinh sống ở bản Phú Lâm (xã Phú Gia) có 61 hộ, với 256 khẩu, chiếm 0,24% dân số toàn huyện. Người Hoa chủ yếu sinh sống ở thị trấn, Hương Đô, Phúc Trạch, Hương Xuân có 22 hộ với 60 khẩu.
Như vậy, dân số Hương Khê có xu hướng giảm dần hàng năm do thực hiện tốt Chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba, số người xuất cư cao hơn nhập cư, chủ yếu là lao động rời quê đi làm ăn ở các địa phương khác.
Theo thống kê, số dân và mật độ dân số của huyện qua một số năm như sau:
Bảng 7: Thống kê dân số Hương Khê từ 1999 - 2016                
Năm/số liệu
Năm 1999
Năm 2005
Năm 2010
Năm 2016
Diện tích (km2)
1.850,50
1.299,12
1.263,50
1.262,93
Dânsố  (người)
116.414
106.556
100.435
100.349
Mậtđộ (người/km2)
63
82
79
79


Bảng 6: Dân số và mật độ dân số năm 2016

Diện tích tự nhiên
(Km2)
Dân số
(Người)
Mật độ dân số
(Người/km2)
A
B
C
D
TỔNG SỐ
1.262,93
100.349
79
Phân theo đơn vị cấp xã



 Thị trấn Hương Khê
5,3428
9.705
1.81,6
 Xã Phương Mỹ
49,80,50
2.737
55
      Xã Hà Linh
76,6317
6.035
79
      Xã Hương Thủy
55,626
4.104
74
      Xã Hòa Hải
158,587
5.545
35
      Xã Phương Điền
13,995
2.123
15,2
      Xã Phúc Đồng
21,445
4.590
21,4
      Xã Hương Giang
68,502
5.381
79
      Xã Lộc Yên
104,697
5.067
48
      Xã Hương Bình
35,532
3.622
102
      Xã Hương Long
14,720
4.820
32,7
      Xã Phú Gia
141,137
4.320
31
      Xã Gia Phố
11,549
4.861
42,1
      Xã Phú Phong
3,886
3.361
86,5
      Xã Hương Đô
21,102
3.870
18,3
      Xã Hương Vĩnh
64,264
3.706
58
      Xã Hương Xuân
28,306
3.831
13,5
      Xã Phúc Trạch
38,124
5.131
13,5
      Xã Hương Trà
15,015
2.246
15,0
      Xã Hương Trạch
112,301
7.138
64
      Xã Hương Lâm
171,364
5.942
35
      Xã Hương Liên
50,994
2.214
43

2. Sự phát triển dân số qua các thời kỳ
2.1. Gia tăng tự nhiên
Gia tăng dân số của huyện trong những năm trước chủ yếu là gia tăng tự nhiên. Do kết quả của việc thực hiện tốt Chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện Hương Khê có xu hướng giảm.
Bảng 8: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua một số năm
Các chỉ số
1995
2000
2005
2010
2015
2016
Trẻ mới sinh (người)
2.809
1.510
1.396
1.218
1.653
1.379
Tỷ lệ sinh thô (%)
23,57
15,54
13,5
12,13
16,26
13,4
Số người chết
614
544
534
580
616
639
Tỷ lệ chết (%)
5,15
4,66
5,01
5,75
6,06
6,42
Tỷ lệ tăng tự nhiên            (%0)
18,42
10,88
9,1
6,5
17,5
9,96

2.2. Gia tăng cơ học
Gia tăng dân số cơ học được xác định dựa vào hai yếu tố là xuất cư và nhập cư. Ở Hương Khê, gia tăng dân số cơ học không có sự thay đổi lớn.
Nhập cư: chủ yếu là các đợt dân di cư từ các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc lên, từ Nghi Lộc (Nghệ An), tỉnh Thanh Hóa vào xây dựng kinh tế. Đáng kể nhất là đợt di dân từ Đức Thọ lên đầu những năm 60 theo chủ trương dắm dân của tỉnh Hà Tĩnh.
Xuất cư: chủ yếu là lực lượng lao động trẻ đi tìm việc làm ngoài huyện và trong thời gian gần đây, nhiều người dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Từ năm 2013 - 2015, số lượng người xuất cư cao hơn nhập cư. Đây là một trong những nguyên nhân làm dân số Hương Khê có chiều hướng giảm.

Bảng 9: Thống kê số người nhập cư và xuất cư giai đoạn 2011 - 2016
Năm
Số người nhập cư
Số người xuất cư
2011
2.399
1.561
2012
2.026
1.868
2013
1.456
1.566
2015
1.207
2.268
2016
1.947
2.323

3. Kết cấu dân số
3.1. Kết cấu sinh học
3.1.1. Kết cấu theo giới tính
       Giai đoạn trước 1954, tỉ lệ nam và nữ không chênh lệch nhau nhiều. Giai đoạn từ 1954 - 1975, do hoàn cảnh chiến tranh, nữ nhiều hơn nam và tuổi thọ của nữ cũng cao hơn nam. Tuy nhiên, tỷ lệ giới tính thường có sự biến đổi tùy điều kiện xã hội cụ thể trong từng giai đoạn. Năm 1999, dân số toàn huyện là 116.414 người; trong đó nam là 61.234 người, nữ là 55.180 người (xu hướng này đang phát triển). Đến năm 2016, tổng số dân toàn huyện là 100.349 người, trong đó nam là 49.479, nữ là 50.870 người (lại có xu hướng nữ nhiều hơn nam)…
Bảng 10: Kết cấu dân số theo giới tính
                                                Đơn vị tính: người
Năm
Tổng số dân
Nam
Nữ
1999
116.414
61.234
55.180
2009
103.698
52.379
51.319
2015
101.657
50.104
51.553
2016
100.349
49.479
50.870


3.1.2. Kết cấu dân số theo độ tuổi
          Trước đây, trong cơ cấu dân số, nhóm tuổi 0 - 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao, về sau có xu hướng giảm do tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp và số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh.
          Hiện nay, huyện Hương Khê đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nghĩa là tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15 - 59) tuổi cao gấp đôi độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 và trên 60). Cụ thể: Theo thống kê dân số năm 2016, dân số toàn huyện là 100.349 người, trong đó từ 0 - 5 tuổi là 31.716 người, từ 15 - 59 tuổi là 62.701 người, từ 59 tuổi trở lên là 15.931 người.
3.2. Kết cấu theo lao động
          Về quy mô: Nguồn lao động của huyện tăng lên đáng kể. Năm 2005 là 40.074 người; năm 2010 là  44.515 người, năm 2016 là 62.701 người. Tuy nhiên, có sự phân bố không đều. Các xã có nguồn lao động lớn là Hòa Hải, Lộc Yên, Phú Gia, Hương Lâm…
 Phân theo giới tính: lao động nữ nhiều hơn lao động nam.
          Thường xuyên có sự điều chỉnh: Trước đây, nguồn lao động ở Hương Khê chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 2000, ở nông thôn là 105.997 người, thị trấn là 7.772 người; năm 2005, ở nông thôn 95.317 người, ở thị trấn 8.718 người; năm 2016, ở nông thôn là 92.221 người,  ở thị trấn là 9.436 người.
          Phân bố theo ngành nghề : Phần lớn là lao động trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản do nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông, lâm, thủy sản. Năm 2000, lao động ngành nông, lâm, thủy sản là 46.014 người; lao động công nghiệp là 618 người; lao động thương nghiệp là 650; lao động vận tải 150; lao động xây dựng là 155 người, lao động hành chính sự nghiệp là 2.506; lao động khác là 1.149 người. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ở Hương Khê diễn ra khá nhanh do chịu ảnh hưởng của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ lao động nông, lâm, thủy sản luôn giảm; lao động trong nhóm ngành thương mại, công nghiệp, xây dựng… tăng khá nhanh.
3.3. Kết cấu theo dân tộc
Theo số liệu thống kê năm 2016, người Kinh ở Hương Khê chiếm 99%, các dân tộc khác chỉ chiếm 1%: người Chứt có 207 khẩu, chiếm 0,17%; người Lào: 256 khẩu, chiếm 0,24%; người Mường: 516 khẩu, chiếm 0,5%, người Hoa có 22 hộ, 60 khẩu.
Sự phân bố các dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung ở một số xã. Người Chứt tập trung ở bản Rào Tre (Hương Liên), bản Giàng II (Hương Vĩnh); người Mường  chủ yếu sóng ở bản Lòi Sim (Hương Trạch); người Lào sống ở bản Phú Lâm (Phú Gia); người Hoa rải rác ở các xã Hương Đô, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Xuân và thị trấn…
Bảng 11: Bảng thống kê số hộ, số khẩu các dân tộc thiểu số qua một số năm.
Năm/Dân tộc
 1999
2005
 2016

Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
Số hộ
Số khẩu
Chứt
48
232
52
243
49
207
Mường (Nguồn)
48
217
50
223
143
516
Lào
21
110
34
164
61
256
Hoa




22
60
3.4. Kết cấu theo tôn giáo
Hiện trong huyện có 3 tôn giáo chính: Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Nho giáo. Sau 10 năm kể từ Tổng điều tra dân số 1999, đến năm 2009, kết cấu dân số theo tôn giáo ở đây đã có sự biến động: nhóm dân số theo Phật giáo giảm, theo Thiên Chúa giáo tăng 0,1%. Đến năm 2016, Phật giáo quy y có 665 người, Thiên Chúa giáo có khoảng 28.665 người, Nho giáo chiếm 28,5% dân số toàn huyện.

II. CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HƯƠNG KHÊ
1. Dân tộc Chứt
Nguồn gốc: Các tộc người Mã Liềng, Rục, Mày, Sách, Xá Lá Vàng, Arem, Xơ-lang và Umo đều thuộc nhóm thành dân tộc Chứt trong số 54 dân tộc của Việt Nam, có số dân khoảng 4.000 người, sống chủ yếu ở hai huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa của tỉnh Quảng Bình. Người Mã Liềng thuộc dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê, chủ yếu phân bố tại bản Rào Tre thuộc xã Hương Liên, Hương Lâm, bản Giàng - Hương Vĩnh và Phú Gia, họ chủ yếu sống trên vùng núi thấp phía Tây Nam của huyện ở độ cao trung bình 150 - 200m và dọc sông Tiêm - một nhánh của sông Ngàn Sâu (độ cao trung bình 145m).
Ñaëc ñieåm chung veà loái soáng cuûa nhöõng nhóm toäc ngöôøi naøy laø du canh du cö trong vuøng saâu, vuøng xa doïc bieân giôùi. Thöïc hieän chieán löôïc quoác phoøng vaø chính saùch ñoái vôùi ñoàng baøo daân toäc ít ngöôøi cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc, neân töø 1957, caáp uûy, chính quyeàn huyeän Höông Kheâ ñaõ cöû caùn boä veà cuøng aên, cuøng ôû, cuøng laøm vieäc ñeå höôùng daãn baø con ñoàng baøo daân toäc ôû ñaây laøm aên, sinh soáng theo neáp soáng môùi. Trong thôøi gian xaûy ra cuoäc chieán tranh phaù hoaïi cuûa Myõ mieàn Baéc, nôi baø con ñang sinh soáng thöôøng bò caùc toaùn giaùn ñieäp bieät kích tìm caùch thaâm nhaäp hoøng phaù hoaïi haäu phöông cuûa ta neân tính maïng cuûa baø con luoân bò ñe doaï. Tröôùc tình hình ñoù, caáp uyû, Uyû ban haønh chính tænh Haø Tónh ñaõ coù chuû tröông vaän ñoäng baø con di dôøi veà khu vöïc Baûn Giaøng 2 ñeå thuaän tieän cho vieäc thöïc hieän caùc chính saùch daân toäc ñoái vôùi ñoàng baøo. Nhöng do tính ñaëc thuø cuûa caùc toäc ngöôøi ôû ñaây veà vieäc xaây döïng gia ñình vaø duy trì noøi gioáng neân trong nhöõng naêm töø 1970 ñeán 1976, huyeän môùi vaän ñoäng ñöôïc ñoàng baøo chuyeån veà khe Ñaêng Ñaèng. Sau ñoù, vuøng ñaát Ka Ñay ñöôïc choïn laøm nôi xaây döïng baûn laøng ñeå ñoàng baøo sinh soáng vaø ñöôïc ñaët laïi teân laø baûn “Raøo Tre”. Töø sau Cách mạng tháng Tám, thöïc hieän chính saùch ñaïi ñoaøn keát toaøn daân toäc cuûa Ñaûng vaø Nhaø nöôùc, baø con daân toäc Chöùt cuøng baø con ngöôøi Kinh keà vai saùt caùnh beân nhau goùp söùc cuøng xaây döïng queâ höông. Ñaûng boä, chính quyeàn caùc caáp vaø nhaân daân huyện, Ñoàn Bieân phoøng 575 ñaõ kieân trì höôùng daãn baø con daân toäc laøm ruoäng nöôùc, laøm maøu, chaên nuoâi gia suùc, gia caàm, laøm ñöôøng ñi laïi trong baûn, laøm nhaø goã baùn kieân coá, daïy chöõ cho con em, chuù troïng coâng taùc veä sinh phoøng beänh...vaø ñaõ giaønh ñöôïc nhöõng thaønh töïu böôùc ñaàu quan troïng. Coâng taùc baûo toàn vaø phaùt trieån ñoàng baøo daân toäc ít ngöôøi laø moät thaønh töïu ñaùng töï haøo cuûa Ñaûng boä vaø nhaân daân Höông  Khê. Trong chuyến công tác về thăm và làm việc với Đảng bộ huyện Hương Khê, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã phát biểu: “Việc làm của tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là Bộ đội biên phòng, đã cứu cho một dân tộc thoát khỏi diệt vong, đây là việc làm có ý nghĩa to lớn về mặt nhân văn. Một việc làm cụ thể, ở một bản làng cụ thể, với một dân tộc cụ thể, nhưng có ý nghĩa to lớn đối với lịch sử loài người, có tầm quốc gia và tầm nhân loại”[5]. Đến nay, năm 2016, dân tộc Chứt ở Hương Khê có 49 hộ với 207 nhân khẩu. Ngày nay số nhân khẩu người Chứt ngày càng giảm tới mức báo động, do hậu quả của hôn nhân cận huyết thống. Do đó, trong những năm gần đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ, nhằm loại bỏ dần các phong tục lạc hậu, gìn giữ bản sắc văn hóa của người Chứt. Do vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của người Chứt ở bản Rào Tre và bản Giàng II là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nói chung, huyện Hương Khê nói riêng. Để bào tồn và phát huy được những tập quán của người Chứt thì cần có sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân các dân tộc khác trong huyện. Huyện ủy Hương Khê đã đề ra các giải pháp cụ thể:
Nâng cao trình độ dân trí, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống:
Tiếp tục vận động đưa con em đến trường đúng độ tuổi; hạn chế tối đa tình trạng bỏ học; nâng cao chất lượng học tập của con em trong bản; tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chứt; đưa nội dung văn hóa vào giáo dục ở nhà trường; bảo tồn tiếng nói; đưa nội dung văn hóa vào các chương trình phát triển của vùng miền núi - dân tộc; hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất, pháp lý để đồng bào bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc; thiết lập và củng cố các tổ chức chính trị - xã hội, đề cao vai trò cán bộ cơ sở, mở rộng giao lưu với cộng đồng xung quanh. Lựa chọn, bổi dưỡng, phát triển được 01 đồng chí trưởng bản có năng lực, có tiếng nói với dân bản, để dân bản nghe và làm theo.
Giải pháp về công tác đảm bảo sức khỏe và sức khỏe sinh sản, duy trì nòi giống:
 Kiểm soát tốt tình trạng hôn nhân cận huyết trong bản, đặc biệt cần xây dựng sơ đồ tộc hệ để quản lý tốt hơn vấn đề này; có các biện pháp hành chính thích hợp để chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống; thiết lập đường dây nóng giữa 2 địa phương (ở cả cấp huyện và xã) có đồng bào dân tộc Chứt sinh sống thuộc tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình. Cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích bà con dân tộc Chứt ở 2 tỉnh thường xuyên gặp gỡ, giao lưu, trong đó ưu tiên đối tượng thanh niên giữa đồng bào dân tộc Chứt sinh sống trên địa bàn 02 tỉnh Hà Tĩnh - Quãng Bình; hỗ trợ tổ chức đám cưới cho các đôi nam nữ của 02 bản kết hôn. Tăng cường giao lưu với các dân tộc thiểu số khác trong toàn quốc:  Khuyến khích hôn nhân khác tộc và không cận huyết thống: Các cặp hôn nhân khác tộc và không cận huyết thống sẽ được tạo điều kiện về đất đai, nhà ở và một số hỗ trợ khác nhằm ổn định đời sống và sản xuất; tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và sức khoẻ sinh sản cho dân bản.
Về bảo vệ môi trường: Dân tộc Chứt, bản Rào Tre quen sống lối sống hoang dã, việc sinh hoạt, phóng uế đều ra môi trường tự nhiên không qua xử lý. Do đó cần sớm hoàn thiện quy hoạch đất ở, đất sản xuất, xây dựng công trình vệ sinh công cộng hoặc tại hộ gia đình và hướng dẫn cho bà con dân bản trong quá trình sử dụng; nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, tuyên truyền, vận động và ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích rừng trồng phòng hộ các vùng đồi dốc, khe suối; khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường sinh thái.  Hướng dẫn và thu gom, xử lý rác thải hữu cơ theo đúng quy trình, nhằm giảm thiểu bệnh tật và tác hại cho môi trường; tiến tới thành lập HTX môi trường theo tiêu chí nông thôn mới.

Ngôn ngữ: Người Chứt có tiếng nói, ngôn ngữ riêng. Trong cuộc sống hàng ngày người Chứt thích sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi giao tiếp với người Kinh và người Khùa, họ sử dụng tiếng Khùa. Xét về nguồn gốc, ngôn ngữ dân tộc Chứt nói chung, có quan hệ xa với ngôn ngữ Môn - Khơ Me nhưng lại có quan hệ gần với ngôn ngữ Việt - Mường nên hiện nay được xếp là một trong những dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, ngữ hệ nam Á. Tuy có chung nguồn gốc và mối quan hệ thân thuộc với tiếng Việt nhưng giữa tiếng Việt và tiếng Chứt có nhiều điểm khác nhau về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Do sống tách biệt với người Kinh trong một thời gian dài nên người Chứt ít biết tiếng Việt. Không những thế khi phát âm, người Chứt còn phát âm không chuẩn một số âm tiếng Kinh như “ tr ” phát âm thành “ t ”, “ s ” phát âm thành “x”, một số từ không phát âm đầy đủ được các âm tiết, như  “ thuyền ” phát âm thành “ thuền ”. Từ vựng tiếng Chứt cũng khác biệt với tiếng Kinh, ví dụ: gấm (trời), a tắc (đất), chưng (mưa), mặt kôl (mặt trời), hóng (khe nước)...

2. Người Mường
Người Mường ở Hương Khê có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Bình. Năm 1948, họ di cư đến xã Hương Trạch, lập nên bản Lòi Sim. Lúc đầu bản chỉ có 18 hộ, sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy, săn bắn. Đến năm 2013, số người Mường bản Lòi Sim đã lên tới có 125 hộ, 468 nhân khẩu. Theo xác minh của các nhà nghiên cứu, bộ phận người Nguồn ở bản Lòi Sim có gốc là người Mường di cư vào miền trong. Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền, các cấp hiện nay đời sống đồng bào bản Lòi Sim đã có nhiều tiến bộ. Đến nay (2016) có 143 hộ với 516 khẩu. Các phong tục tập quán của người Mường cơ bản đã Kinh hóa. Trai gái người Mường kết hôn với người Kinh và ngược lại.
          So với người Kinh, ngôn ngữ của người Mường cũng có khác biệt. Cụ thể: tiếng Mường là an, tiếng Kinh là (ăn); tiếng Mường là oóng đác, tiếng Kinh là (uống nước), Tiếng Mường là vắc, tiếng Kinh là (mặc), tiếng Mường là ngáy, tiếng Kinh là (đi ngủ), tiếng Mường là gấu, tiếng Kinh là (gạo)...
3. Người Lào
           Người Lào ở Hương Khê chủ yếu sống ở bản Phú Lâm, xã Phú Gia; có nguồn gốc từ Làng Triều nay gọi là Vạng Chạng, xã Thà Phái Bản, huyện Na Kai, tỉnh Khăm Muộn (Lào). Họ di cư sang Việt Nam từ khoảng những năm 1940 đến 1945. Đến nay (2016), người Lào có 61 hộ, 256 nhân khẩu.
Trước đây, đời sống kinh tế của người Lào dựa vào săn bắt, hái lượm, làm nương rẫy. Họ sống hòa nhập với người Kinh, tham gia tốt các phong trào tại địa phương. Trong hai cuộc kháng chiến, một số người dân  đã đi bộ đội, đi dân công, tham gia lực lượng dân quân và các phong trào ở địa phương. Đến nay, người Lào đều nói được tiếng Việt; chỉ còn một số ít người nói được tiếng Lào nhưng ít dùng đến.
Ngôn ngữ của người Lào khác với người Kinh. Cụ thể: tiếng Lào (vá), tiếng Kinh (bố), tiếng Lào là vế, tiếng Kinh là (mẹ), tiếng Lào là Ava, tiếng Kinh là (cơm), tiếng lào là đớ, tiếng kinh là (nước), tiếng Lào là Pớ, tiếng kinh là (đi); tiếng Lào là ết, tiếng Kinh là (yêu); tiếng Lào là panh, tiếng Kinh là  (nhớ)…
4. Người Hoa
Người Hoa ở Hương Khê chủ yếu sống rải rác ở các xã Hương Đô, Phúc Trạch, Lộc Yên, Hương Xuân và thị trấn… Đến nay (2016), người Lào có người Hoa có 22 hộ, 60 khẩu. Họ sống hòa nhập với người Kinh, tham gia tốt các phong trào tại địa phương. Trong hai cuộc kháng chiến, một số người dân  đã đi bộ đội, đi dân công, tham gia lực lượng dân quân và các phong trào ở địa phương. Đến nay, người Hoa chủ yếu nói tiếng Việt.



[1] An Tĩnh cổ lục, sđd, tra 300

[2] Đại Nam thực lục… Đệ nhị kỷ, tiếng Việt, tập 9, Nxb Khoa học, H.1964, tr 126.
[3] Hương Khê - 135 năm…, sđd, tr 49.
[4]  Số liệu được trích từ kết quả chính thức Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/1999, tỉnh Hà Tĩnh, tr 23.
[5] Đặng Duy Báu, tr 116.

1 nhận xét: