Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

Địa chí Hương khê. Phần 1 : Địa Lý. Chướng 3: Hành chính


Chương 3. ĐỊA LÍ HÀNH CHÍNH
         

          I. ĐỊA DANH, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH

1. Địa danh Hương Khê qua một số thư tịch cổ[1]
           Cho đến nay, chúng ta chưa tìm thấy trong các bộ lịch sử cổ mục huyện Hương Khê. Ngay cả bộ lịch sử đồ sộ và chính thống của Quốc gia thời Nguyễn như Khâm định Việt sử thông giám cương mục cả tiền biên và chính biên với 52 quyển và hàng vài ngàn trang viết thì cũng không thấy có địa danh Hương Khê với tư cách là một huyện[2].
           Đại Nam nhất thống chí đời Tự Đức được coi là bộ sách địa lý học Việt Nam đầy đủ nhất dưới thời phong kiến, cũng không thấy nói về huyện Hương Khê. Mặc dù trong đó có nói đến 3 huyện thuộc đạo Hà Tĩnh là huyện Thạch Hà, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và 4 huyện thuộc tỉnh Nghệ An là huyện Can Lộc, huyện Nghi Xuân, huyện Hương Sơn và huyện La Sơn. Vậy là 7 trong số 8 huyện của Hà Tĩnh đã được các sách địa chí, lịch sử thời trước nghiên cứu. Duy chỉ còn Hương Khê là chưa được viết riêng. Về địa chí, có lẽ chỉ có Đồng Khánh địa dư chí Nghệ An ký là sách nói về Hương Khê tương đối cụ thể hơn cả.
           Trong số sách lịch sử của các vương triều, ta thấy có một bộ sách nhắc đến Hương Khê. Đó là bộ Đại Nam thực lục, chính biên. Nhưng quyển sách này không khảo cứu về Hương Khê mà chỉ nói về việc thành lập huyện Hương Khê.    
           Hương Khê là một huyện mới thành lập. Huyện vừa ra đời thì đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Hai căn cứ chống Pháp lớn nhất nhì trong cả nước cuối thế kỷ XIX là căn cứ của vua Hàm Nghi ở Phú Gia và căn cứ của Phan Đình Phùng ở Vũ Quang đã nói lên phần nào tầm quan trọng của vùng đất Hương Khê trong lịch sử. Nhưng Hương Khê thực sự chưa được nghiên cứu và giới thiệu nhiều. Ngày nay, muốn nghiên cứu Hương Khê, chúng ta phải tìm hiểu các địa danh khác có phần đất Hương Khê hiện nay. Đó là các địa danh như Nghệ An, Thâm Nguyên, Thổ Hoàng, Thổ Lội, Quy Hợp, Hương Sơn… mà Đại Nam thực lục nói đến ở trên.
           - Về tên gọi “Nghệ An”
           Nguyễn Trãi nói về Nghệ An như sau: “Nghệ An xưa là bộ Hoài Nam, sau đổi làm quận Nhật Nam, gọi là Hoan Châu. Thời Đinh và thời Lê gọi là Trại, thời Lý đổi gọi là Nghệ An… Có 9 lộ phủ, 25 thuộc huyện, 3 châu, 479 xã. Đấy là phên dậu thứ ba ở Phương Nam vậy”[3].
           Địa danh Nghệ An được Khâm định Việt sử thông giám cương mục đề cập đến một cách đầy đủ và chi tiết hơn:
           “Đời Hùng Vương xưa, Nghệ An thuộc đất Việt Thường; nhà Tần, thuộc Tượng quận; nhà Hán là huyện Hàm Hoan thuộc quận Cửu Chân đặt làm Cửu Đức; nhà Tấn, nhà Tống vẫn theo như nhà Ngô; nhà Lương chia đặt làm Đức Châu, Lỵ Châu và Minh Châu; nhà Tùy năm Khai Hoàng thứ 8 đổi Đức Châu làm Hoan Châu, Lỵ Châu và Trí Châu; năm Đại Nghiệp thứ 3 hợp cả Minh Châu, Trí Châu và Hoan Châu đổi lệ thuộc quận Nhật Nam; nhà Đường, niên hiệu Vũ Đức, chia quận Nhật Nam đặt làm Nam Đức Châu, Lạo Châu, Minh Châu và Hoan Châu, năm Trinh Quán nguyên niên (627) đổi Đức Châu lại làm Hoan Châu, Hoan Châu đổi làm Diễn Châu…
           Nhà Đinh, nhà Lê gọi là Hoan Châu; nhà Lý đổi làm Trại[4]; năm Thiên Thành thứ 2 (1029) đổi tên là Nghệ An,… nhà Trần… đổi Diễn Châu làm Diễn Châu lộ, chia Hoan Châu làm 4 lộ: Nhật Nam, Nghệ An Nam, Nghệ An Bắc, Nghệ An Trung… Thời thuộc Minh đổi lại hai phủ là Diễn Châu và Nghệ An… Bản triều năm Gia Long nguyên niên (1802) lại đặt làm Nghệ An trấn; năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) chia đặt làm 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh; năm Tự Đức thứ 6 (1852), đổi tỉnh Hà Tĩnh làm đạo, hợp vào Nghệ An, năm thứ 29 (1875) lại đặt tỉnh Hà Tĩnh như cũ”[5].
           Qua đoạn trích trên đây, chúng ta thấy rằng, tại thời điểm đặt thêm huyện Hương Khê thì Hà Tĩnh đã trở thành một đạo, không còn là một tỉnh. Và đạo Hà Tĩnh lúc ấy chỉ quản ba huyện là Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Chính vì vậy, ba huyện này đã được Đại Nam nhất thống chí viết thành các mục riêng.
           Vậy là, trước lúc được chính thức lập thành một huyện, phần lớn vùng đất Hương Khê đang thuộc sự quản lý của huyện Hương Sơn, nằm trong phủ Đức Thọ (tức là phủ Đức Quang) thuộc tỉnh Nghệ An. Đức Thọ hay Đức Quang vốn có nguồn gốc từ chữ Cửu Đức. Cửu Đức được Khâm định Việt sử thông giám cương mục đề cập đến và giải thích rằng đó là cái tên được đặt từ thời nhà Ngô, tồn tại suốt cả nhà Tần, đến nhà Tống.
            - Tên chữ Cửu Đức cũng có quan hệ đến vùng đất Hương Khê. Nhất là sau khi tham khảo cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh. Trong cuốn sách này, Đào Duy Anh có dẫn Thủy kinh chú (q.36) chép rằng: “Từ Hàm Hoan (Bắc Nghệ An) vào Nam, hươu hoẵng đầy gò, kêu gọi vang đồng, chim công bay liệng, che rợp quanh núi. Vượt qua Trị Khẩu đến Cửu Đức… Cửa sông Cửu Đức phía trong qua suối Việt Thường, suối Cửu Đức, suối Nam Lăng. Theo Tấn thư địa đạo ký thì quận Cửu Đức có huyện Nam Lăng do nhà Tấn đặt”. Tiếp đó, Đào Duy Anh nhận xét: “Như vậy, thì chỉ thấy huyện Việt Thường và huyện Nam Lăng đều ở phía Cửu Đức mà đều có suối, sông chảy xiết. Có lẽ Nam Lăng là tương đương với phía Nam huyện Hương Sơn ngày nay ở Hà Tĩnh”.
           Nếu ý kiến của Đào Duy Anh là đúng, thì vùng đất Hương Khê (Nam Hương Sơn) đã được đề cập đến từ trong các sách lịch sử, địa lý cổ của Trung Hoa từ thời xa xưa. Theo tác giả Nguyễn Bá Thành - Hương Khê 135 năm, Sđd, trang 20-21 cho rằng suối hay sông Cửu Đức, huyện Nam Lăng là những địa danh có liên quan đến vùng đất hạ huyện Hương Khê ngày nay, tức là vùng gần Cửa Rào xuống Đức Thọ, bởi vì sông Cửu Đức có thể chính là sông Ngàn Sâu ngày nay. Sách Đại Nam nhất thống chí khi viết về sông La có nói về nguồn sông Ngàn Sâu là “46 dặm đến xã Chu Lễ thì hợp với sông Tiêm, lại chảy 31 dặm đến xã Bào Lăng hợp với sông Trúc làm thành sông Cửu Khúc, gọi thế bởi vì hai bờ sông thế núi quanh co, dòng sông lượn thành chín khúc”[6]. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chua thêm là Dư địa chí đã để “khuyết nghi” hai bộ là Bình Văn và Cửu Đức, nhưng “nay khảo ở sách Tấn chí, quận Cửu Đức, do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh”[7]. Vậy thì quận Cửu Đức là có liên hệ đến sông Cửu Đức và sông Cửu Khúc hay sông Cửu Đức là một chăng? Cửu Khúc là tên gọi dựa vào thế uốn lượn của sông Ngàn Sâu (vùng Phương Điền, Phương Mỹ ngày nay) trước khi xuống Cửa Rào.
           - Dòng sông Ngàn Sâu còn được gọi là Thâm Giang và có một vùng đất của Hương Sơn cũ gọi là Thâm Nguyên. Thâm Nguyên và Phố Nguyên hay Ngàn Sâu và Ngàn Phố chính là “hai ngã” của huyện Hương Sơn, vì quá xa nhau mà quan tỉnh Nghệ An đã xin chia làm hai huyện. “Thượng lưu đạo Thâm Nguyên thông đến châu Minh Chính Quảng Bình” chính là vùng đất thượng huyện Hương Khê ngày nay. Vùng La Khê, Tân ấp là vùng địa phận huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) giáp giới với Hương Khê (Hà Tĩnh).
           Từ tên gọi Thâm Nguyên có thể tham khảo thêm hai địa danh rất quen thuộc nữa là châu Quy Hợp và huyện Thâm Nguyên ở phủ Trấn Tĩnh thuộc tỉnh Nghệ An. Đại Nam nhất thống chí trong mục nói về phủ Trấn Tĩnh có khảo về huyện Thâm Nguyên như sau: “Trước là tên động, năm Minh Mệnh thứ 9 đổi làm huyện, cho thổ mục là Tạo Phiến làm thổ tri huyện, cho họ là Ân, tên là Phấn, lại cho Thiệt Tây làm thổ huyện thừa. Lãnh 4 tổng, số dân 2.360 người, năm Minh Mệnh thứ 15 bị người Xiêm cướp phá, dân phải xiêu tán, chưa trở về hết[8]. Sách Đại Nam nhất thống chí còn trích Ngũ man phong thổ ký để nói về huyện Thâm Nguyên, dân cư 36 bạn (thổ âm gọi thôn là bạn), ruộng đất và khe động xen lẫn nhau, ruộng nhiều người ít, không cày cấy hết. Đường đi bốn phía: một đường về phía Đông Bắc đi một ngày thì đến Dịch Động… trông sang núi Giăng Màn, thấy có một xứ vách đá tường gạch và nhà ngói, màu đỏ màu trắng xen nhau, tục gọi là “Thần phá đảng”, ai đi qua đó cũng phải kính sợ không dám trông lên”[9].
           Cho đến nay, chưa xác định được phần đất nào của huyện Hương Khê đã từng là địa phận của huyện Thâm Nguyên xưa. Nhưng rõ ràng phủ Trấn Tĩnh thì chắc chắn có một phần là thuộc huyện Hương Khê ngày nay. Thâm Nguyên trước khi trở thành một huyện thì chỉ là một động thuộc về châu Quy Hợp. Rất nhiều địa danh của châu Quy Hợp sau này là tên xã của huyện Hương Khê: Trừng Thanh, Vụ Quang, Chúc A, Thanh Lãng… Xin trích ra đây phần nói về châu Quy Hợp để chúng ta cùng suy ngẫm về một vùng đất thuộc thượng huyện Hương Khê ngày nay.
           - Đại Nam nhất thống chí nói về Quy Hợp như sau: “Xét: Về châu Quy Hợp theo sự ghi chép trong Nhất thống chí của Lê Quang Định, thì châu này gồm 12 sách động, 8 sách là Vụ Quang, Thanh Lãng, Chúc A, Phù Dung, Trà Nha v.v… 4 động là Thâm Nguyên, Mộng Sơn, Yên Sơn, Động Dịch; đầu thời Gia Long đặt bảo Quy Hợp, năm thứ 18, đem sách Thanh Lãng lệ vào Quảng Bình, năm Minh Mệnh thứ 7 lại đem 3 dũng người Man Lão… đổi lệ vào Quảng Bình; năm thứ 13, ba huyện (Yên Sơn, Thâm Nguyên, Mộng Sơn) đều chia đặt tổng, còn 7 sách động châu Quy Hợp chưa lệ vào đâu, cho nên để thuộc Nghệ An như cũ, năm thứ 19 (1838) đổi động sách làm , đặt tổng Quy Hợp. Có một cai tổng theo viên quan trấn để làm công việc, lãnh 7 xã là Trừng Thanh, Trú Cẩm, Vụ Quang, Chúc A, Động Dịch, Phù Lưu và Trà Lũ lệ vào huyện Hương Sơn”[10].
           Quy Hợp là một địa danh rất quan trọng ở huyện Hương Khê cũng được Khâm định Việt sử thông giám cương mục nhắc đến 5 lần. Lần thứ nhất nói rằng Quy Hợp thuộc phủ Lâm An quản lý. Lần thứ hai nói rằng quan châu Quy Hợp xin cho bọn Thiều Mang Khoa (Man Lạc Hòn) đem voi đực và sản vật địa phương vào chầu ở Kinh sư”, lần thứ 3 là khi Nghệ An bị nạn đói (vào khoảng những năm 1777 đến 1782), triều đình đã cho “mở đường châu Quy Hợp cho phép dân được thông hành buôn bán”[11]. Đồn Quy Hợp cũng là nơi quân Tây Sơn giao chiến với quân triều đình trên đường tiến ra Bắc[12]. Cũng theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì Quy Hợp xưa là Tồn Bồn Man hay còn gọi là Bồn Man: “Cầm Lư Thị nối đời làm thổ tù. Khi Lê Thái Tổ đã khai quốc, Bồn Man mới bắt đầu đến triều cống. Dưới triều Lê Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ 5 (1447), Bồn Man đến cống voi và xin phụ thuộc. Nhà vua xuống chiếu cho đổi Bồn Man làm châu Quy Hợp lệ thuộc vào phủ Lâm An”[13].
           Ngoài một số địa danh đã đề cập ở trên (Nghệ An, Cửu Đức, Thâm Nguyên, Quy Hợp), còn có hai địa danh khác được Đại Nam nhất thống chí nhắc đến mà sau này trở thành những địa danh rất tiêu biểu ở Hương Khê. Đó là Thổ Hoàng (vùng hạ huyện) và Chu Lễ (huyện lỵ cũ của Hương Khê).
           - Thổ Hoàng và Chu Lễ: Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Lại xét An Nam chí, núi Khai Môn ở huyện Cổ Đỗ hình thể kéo dài, chắn dọc bờ sông Kim Lũng. Đời Lý thường đặt quan ải, ở đây lại có khoáng sơn huyện Thổ Hoàng sản xuất sắt, núi Trúc Bài cũng ở huyện này, vách đá cao, dốc, kéo dài đến vài mươi dặm, là nơi hiểm yếu. Tương truyền ngày xưa người man Đạo Lận cùng người man Cá Lăng, Kiều Năng cướp phá lẫn nhau, bên nào cũng giữ chỗ hiểm, không phân được thua, sau đều lấy núi Trúc Bài làm ranh giới. Lại xét, hiện nay huyện Hương Sơn chỉ có sơn phận xã Chu Lễ là nơi sản xuất sắt, thế thì An Nam chí chép khoáng sơn ở huyện Thổ Hoàng có lẽ chỉ chỗ này, còn huyện Cổ Đỗ và Thổ Hoàng tức là huyện Hương Sơn ngày nay”[14].
Chu Lễ là huyện lỵ của Hương Khê từ khi thành lập huyện cho đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX (nghĩa là hơn trăm năm). Còn Thổ Hoàng là tên huyện có từ thời thuộc Minh (1407 - 1427) mà cho đến nay vẫn được dân địa phương sử dụng để chỉ vùng Phương Mỹ. Hiện còn nhà thờ Thổ Hoàng nằm trên địa phận xã Phương Mỹ. Theo Đại Nam nhất thống chí thì Thổ Hoàng là tên huyện được đặt vào thời thuộc Minh. Nói thêm về tên gọi Thổ Hoàng trong cuốn An Tĩnh cổ lục (Le vieux An - Tĩnh) có ghi: Tất cả những con đường nhỏ từ các đồng bằng ven biển Hà Tĩnh đều chạy về con đường từ Linh Cảm đến Ba Đồn. Từ phía Đông vào Hương Khê chỉ có một chỗ đi qua dễ dàng, đó là đèo Thượng Bạc; đường hàng tỉnh số 53 đi qua chỗ này nối liền tỉnh lị với huyện lị Hương Khê, đồn Chu Lễ. Tất cả miền Thượng Bạc xưa kia đều có thành lũy bao bọc, ngày nay đã hoang phế và chìm ngập trong rừng rậm hoang vu. Trong thời kỳ đô hộ của quân Minh (1407 - 1428), Hương Khê là huyện Thổ Hoàng. Xứ này về sau sáp nhập vào Hương Sơn và chỉ trở thành huyện Hương Khê vào thời Tự Đức năm thứ 20 (1867)[15].

           - Địa danh Hương Sơn là một địa danh rất quan trọng gắn liền với sự hình thành và phát triển của địa lý, lịch sử huyện Hương Khê. Hương Sơn là tên huyện được đặt vào khoảng năm Quang Thuận thứ 10 (1469), năm Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, đổi đạo Nghệ An thành thừa tuyên Nghệ An, nhân đó đổi tên huyện Đỗ Gia thành huyện Hương Sơn trên cơ sở sáp nhập hai huyện Cổ Đỗ và Thổ Hoàng. Như trên đã xét, phần lớn vùng đất Hương Khê hiện nay trước khi thành lập huyện là hai địa danh: Thổ Hoàng và Quy Hợp. Đó cũng chính là phần lớn của huyện Hương Sơn cũ.
           Sách Đại Nam nhất thống chí chép về huyện Hương Sơn như sau: “Huyện Hương Sơn cách phủ 11 dặm về phía Tây[16]; Đông Tây cách nhau 95 dặm, Nam - Bắc cách nhau 77 dặm, phía Tây đến núi Giăng Màn giáp địa giới Quảng Bình 88 dặm, phía Nam đến địa giới huyện Thạch Hà 59 dặm, phía Bắc đến địa giới huyện Thanh Chương 18 dặm; đời Đường là châu Phúc Lộc, đời Lý là hương Đỗ Gia; khoảng năm Quang Thuận đổi tên hiện nay; bản triều vẫn theo như thế. Năm Minh Mệnh thứ 20 đổi trấn Quy Hợp làm tổng Quy Hợp cho lệ vào huyện này. Nay lãnh 10 tổng, 57 xã thôn”[17].
           Như vậy, có thể tóm tắt là, từ thời kỳ Bắc thuộc trở về trước, tên gọi của vùng Hương Khê hiện nay chưa xác định được. Chỉ biết đó là một vùng đất thuộc phía tây nam của nước Việt cổ, sau đó thuộc tượng quận thời Tần, rồi thuộc huyện Hàm Hoan của quận Cửu Chân thời Hán, từ thời Ngô thì thuộc quận Cửu Đức, sau đó là Đức Châu, cho đến thời nhà Tùy thì thuộc Hoan Châu và sau đó là Nhật Nam. Thời thuộc Đường thì thuộc Nam Đức Châu, từ thời Lý được gọi là hương Đỗ Gia thuộc Nghệ An (1029).
           - Tên gọi hương Đỗ Gia hay Đỗ Gia hương tồn tại trong khoảng 400 năm, từ 1029 đến hết đời Trần. Thời thuộc Minh thì chia làm 2 huyện: Cổ Đỗ và Thổ Hoàng, đầu đời Lê đổi lại là huyện Đỗ Gia như trước, đến năm 1469 thì đổi thành huyện Hương Sơn. Huyện Hương Sơn lúc ấy vẫn chưa bao hàm Quy Hợp, mà đến khoảng năm 1838 thì mới sáp nhập Quy Hợp vào huyện Hương Sơn. Cho đến năm 1867 (tức là gần 400 năm sau khi đặt tên huyện Hương Sơn) thì chia thành Hương Sơn và Hương Khê. Huyện Hương Khê khi mới thành lập thì thuộc Nghệ An quản lý. Từ năm 1875, sau khi tái lập tỉnh Hà Tĩnh thì Hương Khê mới thuộc Hà Tĩnh quản lý.
                   - Địa danh Hà Tĩnh
           Là một tỉnh mới thành lập và chưa được nghiên cứu nhiều, những sách viết vào thế kỷ XIX về lịch sử và địa lý ở Việt Nam chưa đặt Hà Tĩnh thành một mục riêng mà thường đặt trong mục Nghệ An. Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết vào năm 1856 và hoàn thành vào năm 1881 (thời gian ấy Hà Tĩnh thuộc Nghệ An quản lý và mới tái lập từ 1875), cho nên Hà Tĩnh không được biên chép đến như các tỉnh khác. Đại Nam nhất thống chí viết về đạo Hà Tĩnh với 3 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh như sau:
           “Xưa là đất Việt thường thị, đời Tần thuộc Tượng quận, đời Hán thuộc là quận Nhật Nam, đầu đời Đường là Minh Châu, Trí Châu, sau sáp vào huyện Việt Thường, thuộc Châu Hoan. Nước ta đời Tiền Lê là châu Thạch Hà; đời Trần là châu Nhật Nam; thời thuộc Minh là Tĩnh Châu; đời Lê gọi là phủ Hà Hoa thuộc xứ Nghệ An, lãnh hai huyện là Thạch Hà và Kỳ Anh; bản triều, vẫn theo như thế; năm Minh Mệnh thứ 12, trích lấy hai phủ là Đức Thọ và Hà Hoa thuộc tỉnh Nghệ An đặt làm tỉnh Hà Tĩnh ở dưới quyền tổng đốc An Tĩnh; năm thứ 18 đặt thêm huyện Hoa Xuyên (nay là Cẩm Xuyên); năm Tự Đức thứ 6 bỏ tỉnh, đem phủ Đức Thọ lệ vào tỉnh Nghệ An và đổi phủ Hà Thanh (tức Hà Hoa) làm đạo Hà Tĩnh”, “Năm 29 (Tự Đức) đặt lại tỉnh Hà Tĩnh như cũ” [18].
           Khoảng năm Minh Mạng thứ 12 đặt tỉnh Hà Tĩnh, nhưng từ tháng 6 năm 1853 (Tự Đức năm thứ 6) thì đổi trở lại làm đạo. Lý do đổi trở lại và địa vị hành chính của đạo Hà Tĩnh được Đại Nam thực lục chính biên lý giải là vì tỉnh nhỏ và triều đình đã tham khảo ý kiến của bọn thí sinh thi đình. Vào thời điểm đó, Hà Tĩnh được đổi làm đạo cùng với 2 tỉnh nữa là Quảng Trị và Phú Yên:
           “Bấy giờ đình thần bàn, phần nhiều nói, 3 tỉnh đều là tỉnh nhỏ, việc ít, nên đổi làm đạo, để giảm bớt quan lại. Khoa thi đình năm ấy, những người trúng cách, đến kỳ phúc hạch, cho làm bài luận về việc tách nhập 3 tỉnh ấy. Bọn Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Văn Giao đều nói việc hợp tỉnh là tiện. Vua y cho.
           Bèn chuẩn cho đổi tỉnh làm đạo, nhưng lấy tỉnh thành cũ làm lỵ sở, đặt mỗi đạo một quản đạo (tong tứ phẩm), đổi cấp ấn triện… Viên quản đạo Hà Tĩnh kiêm lý 2 huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thống hạt huyện Kỳ Anh… Đạo Hà Tĩnh để chữ Nghệ An lên đầu”[19].
           Nghiên cứu về Hà Tĩnh một cách toàn diện từ lịch sử đến địa lý và nhân văn, kinh tế là quyển La province de Hatinh của tác giả người Pháp Roland Bulateau từ năm 1925. Tuy là quyển sách bàn về “tỉnh Hà Tĩnh” của một người Pháp ở thời kỳ Pháp đang đô hộ nước ta, và quan điểm coi thường dân bản xứ không phải là không có, nhưng về mặt tư liệu có thể có những ý nghĩa thông tin nhất định.
           Roland Bulateau đã nghiên cứu lịch sử Hà Tĩnh theo các tài liệu mà chúng ta đã nhắc đến ở trên. Về cơ bản, lịch sử Hà Tĩnh là theo lịch sử Nghệ An từ thời cổ cho đến năm 1875, năm lập lại tỉnh Hà Tĩnh. Tác giả Roland Bulateau đã đi sâu vào phần địa lý kinh tế, nói về trồng trọt, chăn nuôi, thương mại, công nghệ, ngân sách và tài chính. Quyển sách cũng bàn về những vấn đề chính trị và chính quyền, bàn về cả địa lý tự nhiên, phong tục tập quán, nhân văn của tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng khác với sách địa lý cổ của phương Đông thường hay chú ý đến địa hình phong thủy, La province de Hatinh chú ý nhiều hơn đến khả năng kinh tế, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, kinh tế du lịch v.v… Chẳng hạn Roland Bulateau viết về vùng Hương Khê, Hương Sơn như sau: “Về phía Tây trên Trường Sơn có nhiều khu rừng rậm, có những thung lũng bằng phẳng đất đai màu mỡ, dân làm ăn giàu có, nhưng nhiều vùng chưa khai phá, khí hậu độc, chưa có người ở. Miền này có những đỉnh núi quan trọng như núi Bà Mụ, Kim Cương, Cây Gạo, Truông Bát, động Cơn Bộp…”[20].

2. Địa danh, địa giới hành chính đến năm 1867[21]
Trước năm 1867, vùng đất Hương Khê thuộc huyện Hương Sơn.
Thời xa xưa, dải đất Đời Lý, tên gọi Kẻ/Cổ Đỗ lại được viết thành chữ Hán là Đỗ Gia để gọi đơn vị cư dân này là hương Đỗ Gia/Nhà Đỗ (Kẻ, Nhà là những tiếng Nôm thuần Việt), thường dùng để gọi tên đất thời xưa (ngoài Đỗ Gia, có sách còn chép Đỗ Xá, cũng có nghĩa là Nhà Đỗ). Thời thuộc Minh (1414 - 1427), Đỗ Gia chia làm hai huyện, Cổ ĐỗThổ Hoàng (tên Thổ Hoàng mới có đời Trần). Nhà Lê lại gọi là huyện Đỗ Gia.
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước, đổi huyện Đỗ Gia thành huyện Hương Sơn. Địa danh Hương Sơn bắt đầu từ đó[22]. Huyện Hương Sơn thuộc phủ Đức Quang, đạo Thừa Tuyên Nghệ An, có 34 xã 1 thôn (có sách chép 34 xã), Bắc giáp huyện Thanh Giang (Thanh Chương), Đông giáp các huyện La Giang (La Sơn - Đức Thọ), phủ Đức Quang và Thạch Hà, Kỳ Hoa phủ Hà Hoa (Nghệ An); Nam giáp châu Bố Chính phủ Tân Bình (nay là tỉnh Quảng Bình); Tây giáp phủ Trấn Ninh (đặt từ năm 1473, nay là tỉnh Khăm Muộn, nước Lào).
Đời Nguyễn, huyện Hương Sơn có những thay đổi lớn. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) đổi tên Quy Hợp làm tổng Quy Hợp gồm 7 xã, cho lệ vào huyện Hương Sơn. Đến đời Tự Đức, Hương Sơn có 9 tổng, 57 xã, thôn, phường, trại, giáp, vạn.
Tháng mười năm Đinh Mão Tự Đức thứ 20 (1867), vua chấp thuận lời tâu của quan tỉnh Nghệ An cho chia Hương Sơn làm hai huyện để tiện việc cai quản.
 Lấy hai tổng Thổ Hoàng, Thổ Lỗi chia làm ba tổng: Phương Điền, Chu Lễ, Phúc Lộc; tổng Bào Khê đổi làm tổng Hương Khê và tổng Quy Hợp, tất cả là 5 tổng lập huyện mới Hương Khê. Như vậy, năm 1867, huyện Hương Khê chính thức thành lập gồm có 5 tổng: Phương Điền, Chu Lễ, Phúc Lộc, Hương Khê và Quy Hợp.
Trong cuốn “Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí”, tác giả Ngô Đức Thọ dịch (năm 1977) có ghi cụ thể về địa danh các làng xã ở Hương Khê sau khi thành lập huyện[23]:
“Hương Khê là huyện thống hạt thuộc phủ Đức Thọ. Huyện lỵ đặt ở địa phận xã Chu Lễ. Thành huyện trồng tre làm hàng rào, mỗi chiều dài 22 trượng, chu vi 88 trượng. Có một cửa ở mặt tiền. Huyện này, phía đông giáp địa giới đạo Hà - Tĩnh, phía tây giáp đất Man Lạo (Lào), phía nam giáp địa giới tỉnh Quảng Bình, phía Bắc giáp Hương Sơn. Đông - Tây cách nhau 250 dặm, nam bắc cách nhau 140 dặm.
Ruộng đất công tư các hạng: 4.170 mẫu 8 sào 12 thước 9 tấc 5 phân 3 ly. Trong đó, ruộng: 1.902 mẫu 7 sào 1 thước 9 tấc 9 phân 3 ly. Thuế hàng năm nộp bằng thóc: 1.599 hộc 12 bát, 6 vốc 3 nắm.
Huyện có 5 tổng:
1. Tổng Chu Lễ, 9 xã, thôn: xã Chu Lễ, Nam Trạch, Đông Ấp, Loan Dã, Hà Linh, Xuân Lũng, Tri Bản, thôn: Trung Định, thôn Phúc Ấm.
2. Tổng Phúc Lộc, 7 xã, thôn: Lộc An, Đô Khê, Hà Đông, Phúc Trạch, Thịnh Lạc, thôn La Khê, thôn Bái Đức,
3. Tổng Phương Điền, 10 xã, thôn, phường: Phương Điền, Trúc Lâm, Mỹ Khê, Thượng Bình, Phúc Hội, Văn Đồng, Phú Gia, phường Phương Trạch, phường Khả Gia, phường Phương Tân.
4. Tổng Hương Khê, 7 xã, thôn: Hương Khê, Vân Cù, Hòa Duyệt, Đan Trai, Hương Thụ, Lâm Thao, thôn Khê Thượng.
5. Tổng Quy Hợp, 4 xã: Trừng Thanh, Chúc A, Vụ Bản, Vũ Quang.
Ngoài ra còn có 2 xã Hoạch Cẩm và Trà Lũ người dân hai xã này làm phiêu tán di cư đến ngoài vùng biên giới[24].
3. Địa danh, địa giới hành chính từ năm 1867 đến nay
Theo sách Đồng Khánh địa dư chí, thì Hương Khê sau khi thành lập huyện có 5 tổng, 37 xã, thôn, phường.
Năm 1925, trong cuốn Laplovincede Hà Tĩnh của tác giả người Pháp Rolang Buylato (bản dịch của Bùi Đình Thiện) viết: Hương Khê có 5 tổng, 41 làng.
Năm 1940, Hương Khê gồm có 5 tổng 43 xã với 49.833 người: tổng Chu Lễ có 13 xã; tổng Hương Khê có 8 xã; tổng Phúc Lộc có 9 xã; tổng Phương Điền có 10 xã; tổng Quy Hợp có 3 xã.
Sau Cách mạng tháng Tám, huyện Hương Khê được chia thành 15 xã và bỏ đơn vị tổng. Các xã ở Hương Khê do địa hình miền núi đất rộng người thưa cho nên ngay từ khi mới thành lập vốn đã là những xã có diện tích rộng. Năm 1946, do yêu cầu tổ chức các đơn vị bầu cử cũng như thiếu cán bộ điều hành nên các xã nhỏ nhập lại thành các xã lớn, các xã mới thường là bao gồm 2-3 xã cũ. Toàn huyện lúc này được chia thành 15 xã[25] như sau:
- Xã Song Hương (gồm các xã Hương Khê, Hương Thụ)
- Xã Vân Thượng (gồm các xã Khê Thượng, Vân Cù, Đan Trai)
- Xã Phương Mỹ (gồm các xã Mỹ Khê và Phương Điền)
- Xã Vĩnh Hương (gồm các xã Đông Ấp, Vĩnh Hòa, Hà Linh, Trúc Lâm)
- Xã Phúc Đồng (gồm  các xã Vân Đồng, Phúc Hội)
- Xã Hương Thủy (gồm các xã Hà Đông, Trung Định, Thượng Thạch)
- Xã Gia Ninh (gồm các xã Gia Phổ, Ninh Cường)
- Xã Tây Hồ (gồm các xã Lộc Yên, Khả Gia, Yên Lập)
- Xã Phúc Trạch (gồm các xã Phúc Trạch, Đô Khê, Tân Thành, La Khê)
- Xã Nam Hương (gồm các xã Chúc A, Vĩnh Cư)
- Xã Phú Xuân (gồm các xã Phú Phong và Xuân Lũng)
- Xã Cao Thắng (gồm các xã Loan Dã, Trừng Thanh, thôn Hưng Thịnh)
- Xã Hàm Nghi (gồm các xã Phú Gia, Phúc Ấm, Thượng Bình)
- Xã Tân Hương (gồm các xã Nam Trạch, Trung Hà, Tri Bản)
- Xã Thịnh Lạc (gồm các xã Nội Nại, Hương Mai, Thịnh Lạc).
Năm 1949, Hương Khê có 11 xã: Hương Lĩnh, Tây Hồ, Phú Xuân, Hiệp Phố, Hương Thủy, Hương Châu, Phúc Đồng, Tân Hương, Hương Giang, Cao Thắng và Hàm Nghi.
Thời kỳ 1954 - 1972, Hương Khê[26] có thị trấn Chu Lễ và 37 xã, gồm: Hương Quang, Hương Minh, Hương Điền, Hương Đại, Hương Thọ, Hương Nam, Hương Mỹ, Hương Trung, Hương Thái, Hương Luyện, Hương Thu, Hương Thanh, Hương Hà, Hương Châu, Hương Đồng, Hương Hòa, Hương Hải, Hương Bình, Hương Tân; Hương Thủy, Hương Long, Hương Phú, Hương Vĩnh, Hương Thịnh, Hương Giang, Hương Phố, Hương Xuân, Hương Phong, Hương Đô, Hương Lạc, Hương Lĩnh, Hương Phúc, Hương Trạch, Hương Lộc, Hương Mai, Hương Liên, Hương Lâm.
Thời kỳ 1972 - 1976: nhiều xã nhỏ được sáp nhập thành xã lớn như Hương Hà, Hương Thanh, Hương Thu thành Hà Linh; Hương Trung, Hương Mỹ, Hương Nam thành Phương Mỹ; Hương Lĩnh, Hương Lạc thành Phúc Trạch; Hương Lộc, Hương Mai thành Lộc Yên; Hương Thịnh, Hương Phố thành Gia Phố,… Huyện lỵ Hương Khê được chuyển từ Chu Lễ đến vùng giáp giới giữa Hương Phong và Gia Phố.
Thời kỳ 1976 - 2000, Hương Khê có 2 thị trấn và 25 xã:
- Thị trấn huyện lỵ;
- Thị trấn Nông trường 20/4;
- Các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Liên, Hương Lâm, Hương Xuân, Phú Phong, Phú Gia, Hương Vĩnh, Gia Phổ, Hương Long, Hương Bình, Hòa Hải, Phúc Đồng, Hương Thủy, Hương Giang, Phương Điền, Phương Mỹ, Hà Linh, Hương Thọ, Hương Đại, Hương Minh,  Hương  Quang và xã Vụ Quang.
Từ tháng 8/2000 đến 2016: Hương Khê cắt 5 xã phía Bắc là Hương Quang, Hương Minh, Hương Điền, Hương Đại, Hương Thọ có diện tích gần 50.000 ha để thành lập huyện Vũ Quang. Tuy vậy, Hương Khê vẫn là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Đơn vị hành chính của huyện Hương Khê lúc này có 2 thị trấn và 20 xã:
-              Thị trấn Hương Khê;
-              Thị trấn Nông trường 20/4;
20 xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Liên, Hương Lâm, Hương Xuân, Phú Phong, Phú Gia, Hương Vĩnh, Gia Phổ, Hương Long, Hương Bình, Hòa Hải, Phúc Đồng, Hương Thủy, Hương Giang, Phương Điền, Phương Mỹ, Hà Linh.
Đến năm 2004, Thị trấn Nông trường 20/4 chuyển thành xã Hương Trà.
Từ đó đến năm 2017, Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Hương Khê, Hương Trà, Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Liên, Hương Lâm, Hương Xuân, Phú Phong, Phú Gia, Hương Vĩnh, Gia Phố, Hương Long, Hương Bình, Hòa Hải, Phúc Đồng, Hương Thủy, Hương Giang, Phương Điền, Phương Mỹ và Hà Linh.


II. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH HUYỆN, XÃ QUA CÁC THỜI KỲ
Sách Đồng Khánh địa dư chí viết vào những năm cuối thế kỷ XIX (1890), nghĩa là khoảng hơn 20 năm sau khi thành lập huyện Hương Khê, các xã, thôn của Hương Khê đã được ghi chép tương đối đầy đủ và bản đồ của huyện Hương Khê. Trong bản đồ có những sông núi chính, những thôn xã và cả một số nơi còn chi đền, như ở Hà Đông, Chu Lễ, Trúc Lâm, Phúc Hội... Căn cứ vào sách Đồng khánh địa dư chí, ta thấy Hương Khê bấy giờ có 37 xã, thôn được chia thành 5 tổng. Nếu đối chiếu với “Đại Nam nhất thống chí” thì thấy rằng, trước khi huyện và xã, thôn trở thành các cấp quản lý hành chính có động, sách, dũng là những danh từ chỉ đơn vị hành chính thay thế. Chẳng hạn, Đại nam nhất thống nhất chí chép (năm Minh Mệnh thứ 9) “Đem đất 3 động Thâm Nguyên, Yên Sơn và Mông Sơn đặt làm 3 huyện cho lệ vào phủ này” (phủ Trấn Tĩnh); “Năm thứ 19 (1838), đổi động sách làm xã, đặt tổng Quy Hợp”. Như vậy các cấp hành chính đến thời Nguyễn đã có nhiều thay đổi so với trước về cơ bản là xóa bỏ các động, sách dũng mà lập ra huyện, tổng và xã. Còn trên huyện thì có phủ và trên phủ có tỉnh. Đến thời kỳ sau cách mạng tháng Tám, xóa bỏ cấp phủ và cấp tổng, chỉ còn lại 3 cấp (địa phương) là tỉnh, huyện và xã[27].
Theo sách Đồng Khánh địa dư chí, huyện Hương Khê sau khi thành lập có 5 tổng và 37 xã thôn và phường. Về khái niệm thôn ở đây là thôn độc lập tương đương với xã về phương diện hành chính, nhưng về địa dư thì nhỏ hơn. Còn khái niệm phường thì không phải theo ý nghĩa hiện đại (phố phường) mà theo nghĩa nhóm hay tập thể nhỏ có tính nghề nghiệp. Cho đến nay, chưa có tư liệu để xác định nội hàm khái niệm phường trong cơ cấu hành chính thời xưa. Cuối thế kỷ XIX, huyện Hương Khê gồm các xã thôn và phường như sau:
1. Tổng Chu Lễ, 9 xã, thôn: xã Chu Lễ, Nam Trạch, Đông Ấp, Loan Dã, Hà Linh, Xuân Lũng, Tri Bản, thôn: Trung Định, thôn Phúc Ấm.
2. Tổng Phúc Lộc, 7 xã, thôn: Lộc An, Đô Khê, Hà Đông, Phúc Trạch, Thịnh Lạc, thôn La Khê, thôn Bái Đức.
3. Tổng Phương Điền, 10 xã, thôn, phường: Phương Điền, Trúc Lâm, Mỹ Khê, Thượng Bình, Phúc Hội, Văn Đồng, Phú Gia, phường Phương Trạch, phường Khả Gia, phường Phương Tân.
4. Tổng Hương Khê, 7 xã, thôn: Hương Khê, Vân Cù, Hòa Duyệt, Đan Trai, Hương Thụ, Lâm Thao, thôn Khê Thượng.
5. Tổng Quy Hợp, 4 xã: Trừng Thanh, Chúc A, Vụ Bản, Vũ Quang[28].
Toàn huyện có 5 tổng, gồm 39 xã, thôn, phường. Số dân (người lớn): 2.266 người. Số lính: 232 người (đã tính chung trong số dân).
Dưới thời thuộc Pháp, trong khuôn khổ “cải lương hương chính” vua Bảo Đại ra Dụ số 86 ngày 19/2/1935 quy định lý trưởng do đại biểu dân thôn, hoặc đại biểu dòng họ (tộc biểu) bầu bằng phiếu kín, được tỉnh (Tuần phủ) cấp bằng chứng nhận. Xã lớn cử thêm một, hai phó lý giúp việc. Giúp Lý trưởng còn có tri bộ coi sổ sách sinh, tử, giá thú, và kiểm đốc coi việc tuần phòng.
Cơ cấu hành chính tổng, làng, xã Hương Khê dưới thời Pháp đô hộ không có sự thay đổi. Nếu như giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đơn vị hành chính là tổng, xã, thôn, phường thì đến giai đoạn này cũng vậy, chỉ có điều số phường ít hơn. Giai đoạn này, Hương Khê có các tổng, phường và xã như sau:
Tổng Chu Lễ có 13 xã: Gia Phổ, Loan Dã, Nam Trạch, Ninh Cường, Phúc Ấm, Phú Gia, Phú Phong, Thượng Bình, Thượng Trạch, Tri Bản, Trung Định, Trung Hà, Xuân Lũng.
Tổng Hương Khê có 8 xã: Đan Trai, Hòa Duyệt, Hương Khê, Hương Thụ, Khê Thượng, Kim Quang, Lâm Thao, Vân Cù.
Tổng Phúc Lộc có 9 xã: Đô Khê, Hà Đông, Khả Gia (phường), La Khê, Lộng Cơ, Phúc Trạch, Tân Thành, Thịnh Lạc, Yên Lập.
Tổng Phương Điền có 10 xã: Đông Ấp, Hà Linh, Mỹ Khê, Phúc Hội, Phương Điền, Phương Bài, Phương Trạch, Trúc Lâm, Văn Đồng, Vĩnh Hòa (phường).
Tổng Quy Hợp có 3 xã: Chúc A, Trừng Thanh, Vĩnh Cư[29].
Đây là số liệu đầu những năm 1940. Theo đó, số dân của toàn huyện là 49.833 người, trong đó, số tráng đinh (thanh niên khỏe mạnh có thể làm nhiệm vụ nhà nước) là 10.192 người. Trong số hơn 40 xã của 5 tổng trên đây thì các xã có dân số đông (trên 2.000 người) lúc bấy giờ là Gia Phổ, Phú Gia, Xuân Lũng, Đô Khê, Hà Đông và Phúc Trạch. Trong đó, một số xã như Hà Linh, Chúc A, Trung Định, Ninh Cường, số dân chưa đến 1.000 người[30].
Ngày 05/01/1942, vua Bảo Đại lại ra Dụ số 89 về việc quản trị cấp xã, được Khâm sứ Trung Kỳ ra Nghị định chuẩn y ngày 10/01/1942. Theo đó, Hội đồng kỳ mục, thường gọi Hội đồng đại hào mục là cơ quan quản trị của xã, thôn. Hội đồng gồm các kỳ lão (người cao tuổi có uy tín), chức sắc (người có chức tước, sắc bằng sống ở làng), tư văn (người đỗ đạt, có học vấn Hán học, Tây học), hào mục (cựu tổng lý, hương hào) và chức dịch (lý, hương đương chức). Đứng đầu Hội đồng là Thủ chỉ (hay Tiên chỉ). Hội đồng cử ra Ban Thường trực có Chánh, Phó Trưởng ban đứng đầu. Ban Thường trực thay mặt Hội đồng làm việc hàng ngày với chức dịch.
Hội đồng bầu ra Lý trưởng, cử Phó lý và Ngũ hương báo lên huyện, tỉnh, được Tuần phủ cấp giấy chứng nhận. Lý trưởng là đại diện của chính quyền xã, thôn trước quan trên và luật pháp. Phó lý giúp lý trưởng phụ trách các thôn, đôn đốc thi hành mọi công vụ.
Ngũ hương là năm chức danh mới đặt, gồm: Hương bộ (coi việc hộ tịch); Hương bản (coi ngân sách); Hương kiểm (coi việc trị an); Hương mục (coi việc xây dựng, quản lý đường sá, cầu cống); Hương dịch (coi việc hành chính, lễ nghi, vệ sinh công cộng); lý trưởng, phó lý và ngũ hương họp lại là Hội đồng chức dịch.
Bộ máy hành chính xã thôn như vậy là khá hoàn chỉnh nhưng trong thực tế lại rất cồng kềnh, hay trục trặc, kém hiệu quả.
Mỗi đơn vị hành chính xã, thôn đều có ba con dấu đồng (đồng triện - trước kia là con dấu gỗ - mộc triện): dấu của Ban Thường trực Hội đồng kỳ mục hình vuông; dấu của Lý trưởng hình chữ nhật; dấu của Hương bộ hình bầu dục.
Mỗi đơn vị có ba bộ sổ: sổ đinh (ghi số dân đinh trong độ tuổi làm nghĩa vụ, là đàn ông từ 18 đến 59 tuổi, không tàn tật), sổ điền (ghi số ruộng đất phải chịu thuế) và sổ hương ẩm (ghi số con trai nhỏ từ khi nộp tiền vọng cho làng xã đến ông già để được mời ăn hoặc được chia phần khi làng có cỗ). Đàn bà không được tham gia mọi tổ chức và công việc của làng xã. Bộ máy hành chính ở Hương Khê giai đoạn này cũng như vậy.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử đất nước ta. Hiến pháp mới quy định hệ thống tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước có bốn cấp: Trung ương, tỉnh, huyện và xã. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và thành viên khác là cơ quan hành chính cao nhất. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước và của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội là năm năm.
Ở các cấp tỉnh, huyện, xã đều có Hội đồng nhân dân, do nhân dân bầu ra, và Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra. Đứng đầu Ủy ban nhân dân các cấp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Phó Chủ tịch và Ủy viên giúp việc.

III. BỘ MÁY CHỦ CHỐT HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN QUA CÁC NHIỆM KỲ TRONG GIAI ĐOẠN  1945[31] - 2017
Hội đồng nhân dân được tổ chức theo Sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 do Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký ban hành. Theo sắc lệnh này, Hội đồng nhân dân được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân khi đó chỉ 2 năm. Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp huyện không được điều chỉnh và áp dụng theo Săc lệnh này. Bởi thế, một số tư liệu về Hội đồng nhân dân huyện Hương Khê được phản ánh ở đây gắn với từng giai đoạn, nhiệm kỳ cụ thể.
Giai đoạn 1945 - 1955
Ngay từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 1946, Trung ương đã quán triệt nguyên tắc bầu cử là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ngoài ra, Trung ương còn quy định ngày bầu cử, số lượng đại biểu, tiêu chuẩn người ứng cử, cơ cấu thành phần... để Quốc hội và Hội đồng nhân dân đảm bảo điều kiện quan trọng nhất là tổ chức đại diện cao nhất cho quyền lợi và tiếng nói của nhân dân từng cấp.
Trong giai đoạn 1945 - 1955, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện và xã) có những đặc điểm cần chú ý: Năm 1946 là năm đầu tiên cả nước tổ chức bầu Quốc hội (ngày 06/01/1946). Đến 24/02/1946, cả nước bầu cử Hội đồng nhân dân 2 cấp: tỉnh và xã (trừ Hà Nội). Như vậy, cấp huyện không tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân trong đợt bầu cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ năm 1947 đến năm 1955, cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp nên không tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân huyện và tỉnh. Vì thế, trong suốt thời gian này, ở Hương Khê nói riêng và cả nước nói chung không có Hội đồng nhân dân huyện. Như vậy, việc tổ chức Ủy ban hành chính và chức danh Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện trong từng giai đoạn do Huyện ủy chỉ đạo Ủy ban hành chính huyện lập tờ trình lên Hội đồng nhân dân tỉnh khóa I quyết định.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Hương Khê dưới đây được thực hiện trên nguyên tắc này.
Nhiệm kỳ 1945 - 1946: Đồng chí Nguyễn Tuy - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện2.
Nhiệm kỳ 1946 - 1947: Đồng chí Nguyễn Sáng - Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
Nhiệm kỳ 1947 - 1948:
Nhiệm kỳ 1949 - 1950: Đồng chí Dương Đức Cơ - Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
Nhiệm kỳ 1951 - 1952: Đồng chí Ngô Xuân Áng - Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
Nhiệm kỳ 1953 - 1954: Đồng chí Nguyễn Kim Dự - Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
Năm 1955- 1956: Đồng chí Đặng Minh Lương - Quyền Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện.
Nhiệm kỳ 1957 - 1958
Ngày 20/7/1957, Chính phủ đã ban hành Sắc luật số 04-SLt về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp. Trên cơ sở này, sau hoàn thành sửa sai Cải cách ruộng đất, Hương Khê tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện và xã1. Sau bầu cử, Hội đồng nhân dân huyện đã họp và bầu Ủy ban hành chính huyện gồm 8 đồng chí và phân công như sau:
Đồng chí Hồ Sỹ Định - Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Văn Tứ - Phó Chủ tịch tài mậu,
Đồng chí Đặng Minh Lương - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phạm Triện - Phó Chủ tịch kinh tế,
Đồng chí Lê Vinh Tường - Ủy viên thư ký,
Đồng chí Phan Đức - Ủy viên nội chính,
Đồng chí Hán Duy Châu - Ủy viên văn xã,
Đồng chí Hoàng Mỹ - Ủy viên, Trưởng Công an.
Nhiệm kỳ 1959 - 1962
Từ năm 1959 - 1960, công tác bầu cử chủ yếu dựa vào Sắc luật số 04-SLt. Sau bầu cử, Hội đồng nhân dân huyện họp và bầu Ủy ban hành chính huyện. Ủy ban hành chính huyện gồm 10 đồng chí, được phân công như sau:
Đồng chí Hoàng Mỹ - Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Văn Tư - Phó Chủ tịch trực;
Đồng chí Phạm Triện - Phó Chủ tịch Kinh tế,
Đồng chí Đặng Minh Lương - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Lê Vĩnh Tường - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Nguyễn Như Hãn - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Lê Hữu Kính - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Hà Văn Kỷ - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Phan Văn Đệ - Ủy viên Kinh tế,
Đồng chí Phan Đức Ủy viên Nội chính.
Nhiệm kỳ 1963 - 1965
 Đến giai đoạn này, bầu cử Hội đồng nhân dân huyện thực hiện theo Pháp lệnh bầu cử Hội đồng nhân dân ngày 18/01/1961 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được quy định tại Khoản 4, Điều 11: "…Châu và huyện miền núi và hải đảo có từ 10.000 nhân khẩu trở xuống bầu cử 30 đại biểu; có trên 10.000 nhân khẩu, thì ngoài số 30 đại biểu tính cho 10.000 nhân khẩu đầu tiên, cứ thêm từ 1.500 đến 20.000 nhân khẩu thì được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 50 đại biểu".
Đợt bầu cử lần này được tổ chức vào tháng 4/1963 theo Nghị quyết 153/NQ-TVQH ngày 23/01/1963 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Có 38 đại biểu trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện.
Hội đồng nhân dân huyện họp phiên đầu tiên đã bầu Ủy ban hành chính huyện gồm 9 đồng chí và phân công như sau:
Đồng chí Lê Hữu Kính - Chủ tịch,
Đồng chí Đặng Minh Lương - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phạm Triện - Ủy viên,
Đồng chí Lê Vĩnh Tường - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Ủy viên Thương nghiệp,
Đồng chí Hà Văn Kỷ - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Nguyễn Đào - Ủy viên Nông thôn,
Đồng chí Nguyễn Như Hãn - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Đặng Văn Dụ - Ủy viên Thống kê - Kế hoạch.
Nhiệm kỳ 1965 - 1967
Từ 02/1965, cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay và tàu chién của Mỹ đã diễn ra miền Bắc. Mặc dù máy bay Mỹ đánh phá dữ dội nhiều nơi trong huyện nhưng công tác bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp (cùng một lúc) vẫn được tiến hành một cách nghiêm túc. Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ này có 39 đại biểu. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng đã bầu Ủy ban hành chính huyện, gồm 9 đồng chí và phân công như sau:
Đồng chí Lê Hữu Kính - Chủ tịch,
Đồng chí Đặng Minh Lương - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Đình Dưỡng - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Ủy viên Tài mậu,
Đồng chí Lê Vĩnh Tường -  Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Phan Văn Quý - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Hà Văn Kỷ - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Phan Huy Suyền - Ủy viên,
Đồng chí Võ Lan - Ủy viên, Trưởng Công an.
Nhiệm kỳ 1967 - 1968
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt nhưng cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ này vẫn diễn ra nghiêm túc và đã có 41 đại biểu trúng cử. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng đã bầu Ủy ban hành chính huyện gồm 9 đồng chí, trong đó lần đầu tiên có có một nữ tham gia và phân công như sau:
Đồng chí Lê Hữu Kính - Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Đệ - Phó Chủ tịch Nông nghiệp,
Đồng chí Đặng Văn Dụ - Phó Chủ tịch Công nghiệp,
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Phó Chủ tịch Tài mậu,
Đồng chí Trịnh Lưu - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Lâm Văn Vị - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Võ Lan - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Phan Văn Quý - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Trần Tùng - Ủy viên Thủy lợi.
Nhiệm kỳ 1968 - 1971
Từ tháng 4/1968, Mỹ ném bom hạn chế từ Vĩ tuyến 19 trở vào. Mức độ ném bom trên địa bàn Hương Khê vô cùng tàn khốc nhưng cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp vẫn được tiến hành. Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này có 42 đại biểu. Phiên họp đầu tiên đã bầu Ủy ban hành chính, gồm 9 đồng chí và phân công như sau:
Đồng chí Lê Hữu Kính - Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Đệ - Phó Chủ tịch Nông nghiệp,
Đồng chí Đặng Văn Dụ - Phó Chủ tịch Công nghiệp,
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Phó Chủ tịch Tài mậu,
Đồng chí Trịnh Lưu - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Phan Toản - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Trần Đường - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Lê Công Kích - Ủy viên Giao thông,
Đồng chí Trần Tùng - Ủy viên Thủy lợi.
Nhiệm kỳ 1971 - 1973
 Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này có 42 đại biểu. Phiên họp đầu tiên của Hội đồng đã bầu và phân công các chức danh của Ủy ban hành chính gồm 10 đồng chí như sau:
Đồng chí Lê Hữu Kính - Chủ tịch (tháng 10/1971, tỉnh điều động lên làm nhiệm vụ khác),
Đồng chí Phan Văn Đệ - Phó Chủ tịch (tháng 10/1971 được bầu làm Chủ tịch),
Đồng chí Đặng Văn Dụ - Phó Chủ tịch Công nghiệp,
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Phó Chủ tịch Tài mậu,
Đồng chí Trịnh Lưu - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Trần Văn Thuyết - Ủy viên Nông nghiệp,
Đồng chí Trần Tùng - Ủy viên Thủy lợi,
Đồng chí Phan Văn Quý - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Phan Toản - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Trần Đường - Ủy viên, Trưởng Công an.
Nhiệm kỳ 1973 - 1975
Ngày 27/01/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết. Hòa bình được lập lại trên miền Bắc, nhân dân càng tin tưởng và nâng cao trách nhiệm trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ này 42 đại biểu, Trong phiên họp đầu tiên, Hội đồng đã bầu Ủy ban hành chính huyện, gồm 12 đồng chí, trong đó có thêm một nữ và phân công như sau:
Đồng chí Phan Văn Đệ - Chủ tịch,
Đồng chí Trần Khoa - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Văn Miền - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Đặng Văn Dụ - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu - Ủy viên Thương nghiệp,
Đồng chí Bạch Thị Mai - Ủy viên văn xã,
Đồng chí Lương Đình Ứớc - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Phan Văn Quý - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Trịnh Lưu - Ủy viên Thủy lợi,
Đồng chí Trần Tùng - Ủy viên Giao thông,
Đồng chí Mai Hanh - Ủy viên Nông nghiệp.
Nhiệm kỳ 1975 - 1977
Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này 42 đại biểu tham dự. Hội đồng đã bầu Ủy ban hành chính gồm 12 đồng chí và phân công như sau:
Đồng chí Phan Văn Đệ - Chủ tịch (đến tháng 6/1975 được phân công làm Bí thư Huyện ủy),
Đồng chí Phan Xuân Bằng - Phó Chủ tịch (đến tháng 6/1975 được chuyển lên làm Chủ tịch),
Đồng chí Trịnh Lưu - Phó Chủ tịch Nông lâm,
Đồng chí Phan Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Đậu Đức Mạnh - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Nguyễn Văn Quán - Ủy viên Thống kê,
Đồng chí Trần Văn Thuyết - Ủy viên Nông nghiệp,
Đồng chí Mai Lam - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Lương Đình Ước - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Trần Đường - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Nguyễn Thị Liễu -  Ủy viên Thương Nghiệp,
Đồng chí Nguyễn Hữu Vị - Ủy viên Tổ chức.
Nhiệm kỳ 1977 - 1979
Sau hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc và tổ chức bầu cử Quốc hội khóa VI (25/4/1976), nhiệm kỳ 1976 - 1981, trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội đã ra Nghị quyết đổi tên nước ta thành Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định hệ thống quản lý nhà nước các cấp bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này 42 đại biểu. Hội đồng đã bầu Ủy ban nhân dân gồm 11 đồng chí:
Đồng chí Phan Xuân Bằng Chủ tịch,
Đồng chí Trần Khoa -  Phó Chủ tịch,
Đồng chí Trịnh Lưu - Phó chủ tịch,
Đồng chí Đậu Đức Mạnh - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Trần Đường - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Lương Đình Ước - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Từ Văn Toàn - Ủy viên,
Đồng chí Trần Văn Thuyết - Ủy viên, Trưởng phòng Nông nghiệp,  Đồng chí Mai Lam Ủy viên, Trưởng phòng Văn hóa,
Đồng chí Hồ Thị Hoàn - Ủy viên Kinh tế.
Nhiệm kỳ 1979 - 1981
Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ này 45 đại biểu. Hội đồng đã bầu Ủy ban nhân dân huyện gồm 12 đồng chí và phân công như sau:
Đồng chí Phan Xuân Bằng - Chủ tịch (đến tháng 5/1979 được cử đi học Trường Nguyễn Ái Quốc),
Đồng chí Trần Khoa - Phó Chủ tịch (từ 5/1979 được Hội đồng nhân dân bầu làm Chủ tịch),
Đồng chí Từ Văn Toàn - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Quý - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Đậu Đức Mạnh - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Nguyễn Hữu Vị - Ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức,
Đồng chí Lương Đình Ứơc - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Trần Đường - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Nguyễn Đình Đồng, Ủy viên, Trưởng phòng Thủy lợi,
Đồng chí Mai Lam - Ủy viên, Trưởng phòng Văn hóa,
Đồng chí Hồ Thị Hoàn - Ủy viên, Chủ nhiệm Thanh tra.
Nhiệm kỳ 1981 -  1984
Các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp từ đây được thực hiện theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1980.
Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ này kéo dài 4 năm và có 52 đại biểu tham dự. Hội đồng đã bầu được 14 đồng chí ủy viên Ủy ban nhân dân huyện và phân công các chức vụ như sau:
Đồng chí Phan Xuân Bằng - Chủ tịch,
Đồng chí Từ Văn Toàn - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Tích Phó Chủ tịch,
Đồng chí Đậu Đức Mạnh - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Trần Đường - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Lương Đình Ước - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Trịnh Ngữ - Ủy viên, Trưởng phòng Giáo dục,
Đồng chí Đặng Nguyên - Ủy viên, Trưởng phòng Tài chính,
Đồng chí Mai Lam - Ủy viên, Trưởng phòng Văn hóa,
Đồng chí Phan Văn Tài - Ủy viên, Trưởng phòng Kế hoạch,
Đồng chí Nguyễn Đình Đồng - Uỷ viên, Trưởng phòng Thuỷ lợi, Đồng chí Nguyễn Hữu Vị - Uỷ viên, Trưởng phòng Tổ chức,
Đồng chí Phan Văn Bá - Uỷ viên Nông lâm.
 Nhiệm kỳ 1984 - 1987
Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này có 48 đại biểu tham dự. Hội đồng đã bầu Ủy ban nhân dân gồm có 14 đồng chí, phân công như sau:
Đồng chí Trần Khoa - Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Nghĩa - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Từ Văn Toàn - Phó Chủ tịch, 
Đồng chí Phan Văn Tích - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Hồ Thường - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Đậu Đức Mạnh - Ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức,
Đồng chí Đặng Nguyễn - Ủy viên, Trưởng phòng Tài chính,
Đồng chí Mai Lam - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Trịnh Ngữ - Ủy viên, Trưởng phòng Giáo dục,
Đồng chí Phan Văn Tài - Ủy viên, Trưởng phòng Kế hoạch,
Đồng chí Nguyễn Thành Đồng - Ủy viên, Trưởng phòng Thuỷ lợi, Phan Văn Chương - Ủy viên, Chánh Thanh tra,
Đồng chí Phạm Minh Trí - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Trần Văn Yên - Ủy viên, Huyện đội trưởng.
Nhiệm kỳ 1987 - 1989
Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này có 49 đại biểu tham dự. Hội đồng đã bầu Ủy ban nhân dân gồm có 14 đồng chí và phân công chức vụ như sau:
Đồng chí Trần Khoa - Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Văn Chung - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Xuân Thai - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Quý - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Trần Xuân Thanh - Ủy viên Thư ký,
Đồng chí Phan Đức Cung - Ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức,
Đồng chí Đặng Văn Sỹ - Ủy viên, Trưởng phòng Tài chính,
Đồng chí Mai Lam - Ủy viên Văn xã,
Đồng chí Trịnh Ngữ - Ủy viên, Trưởng phòng Giáo dục,
Đồng chí Phan Văn Tài - Ủy viên, Trưởng phòng Kế hoạch,
Đồng chí Nguyễn Đình Đồng - Ủy viên, Trưởng phòng Thủy lợi,
Đồng chí Phan Văn Chương Ủy viên, Chánh Tranh tra,
Đồng chí Phạm Minh Trí - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Trần Văn Yên - Ủy viên Huyện đội trưởng.
Nhiệm kỳ 1989 - 1994
Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ này có 41 đại biểu tham dự. Trong phiên họp đầu tiên đã phân công các chức danh chủ chốt: 
Thường trực Hội đồng nhân dân gồm:
Đồng chí Phan Văn Quý - Phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch,
Đồng chí Trần Kim Thư - Huyện ủy viên - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Trần Xuân Thanh - Thư ký Hội đồng nhân dân (tháng 2/1992 chuyển sang Huyện ủy).
Ủy ban nhân dân gồm:
Đồng chí Trần Khoa - Chủ tịch (đến tháng 02/1992 chuyển lên làm Bí thư Huyện ủy),
Đồng chí Nguyễn Văn Chung - Phó Chủ tịch (đến tháng 02/1992 chuyển lên làm Chủ tịch),
Đồng chí Nguyễn Xuân Thai - Phó Chủ tịch (năm 1996 chuyển về tỉnh),
Đồng chí Nguyễn Bá Bốn - Phó Chủ tịch (đến tháng 12/1991 chuyển về tỉnh),
Đồng chí Đặng Văn Sỹ - Ủy viên, Trưởng phòng Tài chính,
Đồng chí Phan Đức Cung - Ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức,
Đồng chí Phạm Minh Trí  - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Trần Văn Yên - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Nguyễn Đình Đồng - Ủy viên, Trưởng phòng Thủy lợi,
Đồng chí Phan Văn Tài - Ủy viên Kế hoạch,
Đồng chí Hoàng Hữu Diễn - Ủy viên, Phó phòng Giáo dục.
Tháng 02.1992, Hội đồng bầu bổ sung đồng chí Phan Văn Tích làm Phó Chủ tịch huyện).
Nhiệm kỳ 1994 - 1999
Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ này có 35 đại biểu tham dự, trong đó các chức danh chủ chốt:
 Thường Trực HĐND gồm:
Đồng chí Nguyễn Kim Kiệm - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch (từ tháng 5.1996 chuyên trách Chủ tịch),
Đồng chí Phan Đức Cung - Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch,
Ban Pháp chế HĐND gồm:
Đồng chí Phan Thị Tập - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra - Trưởng ban,
Đồng chí Lê Xuân Huy - Chủ tịch UBND xã Hương Thủy - Phó ban,
Đồng chí Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Lộc Yên,
Đồng chí Phan Trọng Kính - Chủ tịch Hội Nông dân,
Đồng chí Nguyễn Tiến Lộc  - Trưởng phòng Tài chính.
Ban Văn hóa xã hội gồm:
Đồng chí Nguyễn Đình Thái - Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Trưởng ban,
Đồng chí Lê Bảo Ngọc - Trưởng phòng Giáo dục - Phó ban (đến tháng 6/1996),
Đồng chí Võ Văn Trình - Bí thư Huyện đoàn - Phó ban (từ tháng 6/1996),
Đồng chí Lê Hữu Hảo - Chủ nhiệm Hợp tác xã Hương Xuân,
Đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh - Giám đốc Lâm trường Trại Trụ,
Đồng chí Viên Quốc Đống - Phó Giám đốc Trung tâm y tế.
Ủy ban nhân dân huyện gồm:
Đồng chí Phan Văn Quý - Chủ tịch (tháng 9/1996, được chuyển về tỉnh),
Đồng chí Đặng Văn Sỹ - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Phan Văn Tích - Phó Chủ tịch (tháng 9/1998 làm Chủ tịch).
Đồng chí Trần Song Hào - Ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức,
Đồng chí Lê Xuân Trình - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Lê Hồng Mão - Ủy viên, Huyện đội trưởng (tháng 6/1998 chuyển về tỉnh),
Đồng chí Thái Bá Tài - Ủy viên, Trưởng phòng Giao thông - thủy lợi,
Đồng chí Đặng Quang Châu - Ủy viên, Chánh văn phòng,
Đồng chí Cao Xuân Hùng - Ủy viên, Chánh Thanh tra.
 Đến tháng 6/1996, bầu bổ sung đồng chí Lê Bảo Ngọc làm Phó Chủ tịch, đồng chí Trần Đình Lượng làm Ủy viên Quân sự;
Tháng 9/1998, bầu bổ sung đồng chí Phan Văn Tích làm Chủ tịch thay đồng chí Phan Văn Quý.
 Nhiệm kỳ 1999 - 2004
Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này có 35 đại biểu tham dự, trong đó  gồm các chức danh chủ chốt:
 Thường Trực HĐND gồm:
Đồng chí Nguyễn Đình Kiệm - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch,
Đồng chí Phan Đức Cung - Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch (đến tháng 10/2000 chuyển làm Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang),
Đồng chí Đặng Thị Vĩ - Phó Chủ tịch (từ tháng 10/2000 thay đồng chí Phan Đức Cung).
          Ủy ban nhân dân huyện gồm:
Đồng chí Phan Văn Tích - Chủ tịch,
Đồng chí Đặng Văn Sỹ - Phó Chủ tịch (đến tháng 5/2002 nghỉ hưu), Đồng chí Lê Bảo Ngọc - Phó Chủ tịch (đến tháng 5/2002 nghỉ hưu),
Đồng chí Trần Song Hào - Ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức (đến tháng 4/2003),
Đồng chí Lê Xuân Trình - Ủy viên, Trưởng Công an,
Đồng chí Trần Đình Lượng - Ủy viên, Huyện đội trưởng,
Đồng chí Thái Bá Tài - Ủy viên, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đến tháng 5/3003), 
Đồng chí Đặng Quang Châu - Ủy viên, Trưởng phòng Địa chính,
Đồng chí Cao Xuân Hùng - Ủy viên, Chánh thanh tra,
Tháng 8/2002, Hội đồng bầu bổ sung đồng chí Nguyễn Duy Nghị làm Phó Chủ tịch huyện. Tháng 4/2003, bầu bổ sung đồng chí Hồ Thế Thu làm Ủy viên, Huyện đội trưởng. Tháng 6.2003, bầu bổ sung đồng chí Hoàng Hữu Diễn làm Phó Chủ tịch huyện. Tháng 8/2003, bầu bổ sung đồng chí Võ Văn Trình làm Ủy viên, đồng chí Dương Thát làm Ủy viên, Chánh văn phòng UBND.
Ban Pháp Chế HĐND gồm các đồng chí: Nguyễn Kim Bích - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra, Trưởng Ban, Nguyễn Quang Sáng - Chủ tịch UBND Thị trấn, Phó ban, Nguyễn Văn Minh - Hạt phó Kiểm lâm huyện, Phan Trọng Kính - Chủ tịch Hội nông dân huyện, Trần Tiến Dũng - Phó Ban Chỉ huy Quân sự huyện (01/2003 về tỉnh).
 Ban Văn hóa xã hội của HĐND gồm các đồng chí: Hoàng Hữu Diễn - Trưởng Ban Tổ chức (đến 2/2003, Nguyễn Xuân Vinh - Trưởng Ban Tuyên giáo (tháng 6/2003), Lê Đức Khang - Trưởng trạm Vật tư nông nghiệp - Phó Ban, Lê Ngọc Minh - Trưởng phòng Giáo dục, Trần Thanh Long - Giám đốc công ty Thông, Nguyễn Văn Lượng - Chủ tịch UBND xã Gia Phố.

          Nhiệm kỳ 2004 - 2009; 2009 - 2011
 Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này gồm 26 đại biểu, trong đó các chức danh chủ chốt:
          Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm:
          Đồng chí Phan Thị Tập; Thái Bá Tài - Chủ tịch[32]
  Đồng chí Thái Bá Tài - Phó chủ tịch.
  Đồng chí Phan Trọng Kính - Ủy viên Thường trực.
          Ủy ban nhân dân gồm:
Đồng chí Hoàng Hữu Diễn - Chủ tịch (đến tháng 12/2009, Hội đồng nhân dân bầu đồng chí Nguyễn Văn Thanh làm Chủ tịch);
Đồng chí Nguyễn Duy Nghị - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Đinh Hữu Tân - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Lê Trần Sáng - Phó chủ tịch.


Nhiệm kỳ 2011 - 2016
Đại hội Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này gồm có 40 đại biểu, trong đó các chức danh chủ chốt:
Thường trực Hội đồng nhân dân gồm:
Đồng chí Nguyễn Xuân Vinh, Hoàng Hữu Diên Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch (đến tháng 11/2015, đồng chí Đinh Hữu Tân được Hội đồng bầu làm Chủ tịch);
Nguyễn Kim Tú - Phó Chủ tịch, Phan Thị Điều - Ủy viên Thường trực.
          Chủ tịch Ủy ban nhân dân gồm các đồng chí: Đinh Hữu Tân - Chủ tịch. Đến tháng 5/2015, đồng chí Lê Ngọc Huấn lên thay; Hoàng Công Lý -Phó chủ tịch, Nguyễn Văn Việt - Phó chủ tịch, Ngô Xuân Ninh - Phó chủ tịch.
Ban Văn hóa xã hội:
Ban Pháp chế:
Nhiệm kỳ 2016 - 2021
(Hai nhiệm kỳ cuối nhờ anh xem lại và bổ sung)
Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này gồm có 40 đại biểu, trong đó: 5
Thường trực Hội đồng nhân dân gồm:
Đồng chí Đinh Hữu Tân - Chủ tịch;
Đồng chí Nguyễn Kim Tú - Phó Chủ tịch;
Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Văn Hiệp - Ủy viên Thường trực.
Đồng chí Đặng Văn Toàn - Ủy viên
Chủ tịch Ủy ban nhân dân gồm:
Đồng chí Lê Ngọc Huấn - Chủ tịch;
Đồng chí Hoàng Công Lý - Phó Chủ tịch,
Đồng chí Nguyễn Văn Việt - Phó Chủ tịch.
Ban Văn hóa xã hội gồm:
Đồng chí Trần Quốc Bảo - Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo, Trưởng ban;
Đồng chí Hùng Quốc Nhã - Huyện Ủy viên, Bí thư ĐTN, Phó ban
Đồng chí Đậu Thanh Hùng -  Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Ủy viên
Đồng chí Trần Thị Hiên -  Hiệu trưởng trường THCS Hương Trạch, Ủy viên
Đồng chí Võ Minh Châu - Chủ tịch Hội nông dân, Ủy viên. Đến tháng 1/2019, đồng chí Đặng Văn Phú - HUV, Chủ tịch LĐLĐ huyện lên thay.
Ban Pháp chế gồm:
Đồng chí Nguyễn Quốc Thảo - Trưởng ban
Đồng chí Nguyễn Sỹ Lương - Phó ban
Đồng chí Hồ Sỹ Hòa - Phó ban….
Từ năm 1946 đến nay, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện Hương Khê đã luôn cố gắng làm tròn trách nhiệm là cơ quan đại diện cho quyền lợi và là tiếng nói của các cử tri trong huyện, hoàn thành tốt nhiệm vụ giám sát các hoạt động Ủy ban nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước; luôn lắng nghe và giải quyết tốt ý kiến và nguyện vọng của các cử tri, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân.















[1] Phần này trích lại từ Hương Khê 135 năm…, Sđd, từ trang 15 đến trang 40
[2] Khâm định Việt sử thông giám cương mục có hai lần nhắc đến xã Hương Khê, huyện Nông Cống, Thanh Hóa
[3] Nguyễn Trãi toàn tập, in lần thứ hai, Nxb. KHXH, H. 1976, tr. 231, 232
[4] Theo Địa dư chí (Nguyễn Trãi) thì nhà Đinh, nhà Lê gọi (Nghệ An) là Trại. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì nhà Đinh, nhà Lê gọi (Nghệ An) là Hoan Châu, đến nhà Lý đổi làm trại. Phải chăng Trại có từ nhà Đinh, nhà Lê, tồn tại đến đầu đời Lý (1029)?
[5] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập I, tr.1080
[6] Hương Khê 135 năm, Sđd, tr 21
[7] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập II, tr.75.
[8] Đại Nam nhất thống chí, tập II, tr.137
[9] Đại Nam nhất thống chí, tập II, tr.138
[10] Đại Nam nhất thống chí, tập II, tr.137
[11] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập II, tr.735
[12] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập II, tr.796
[13] Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập I, tr. 947
[14] Đại Nam nhất thống chí, tập II, tr.154
[15] Anh Tĩnh cổ lục (Le vieux An - Tĩnh), sđd, tr 298.
[16] Phủ ở đây là phủ Đức Thọ, đời Lê gọi là phủ Đức Quang, đời Nguyễn đổi là phủ Đức Thọ, quản 6 huyện: La Sơn, Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Cam Môn, Cam Cát
[17] Đại Nam nhất thống chí, tập II, tr. 127
[18] Hương Khê xưa và nay, Sđd, tr 28-29
[19] Hương Khê 135 năm…, Sđ d, tr.29-30
[20] Hương Khê 135 năm…, Sđ d, tr.30-31
[21] Năm 1867, huyện Hương Khê mới chính thức thành lập.Trước năm 1867, vùng đất Hương Khê thuộc Hương Sơn. Để năm rõ địa danh, địa giới hành chính của Hương Khê, trước hết chúng tôi sẽ nêu qua địa danh, địa giới của huyện Hương Sơn trước năm 1867.
[22] Địa chí Hương Sơn, sđd, tr 163,164.
[23]  Đoạn trích phía dưới là lấy từ Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí (Ngô Đức Thọ dịch và chú thích), sđd, tr 77,78,79.
[24]  Ngô Đức Thọ dịch và chú thích: Đồng Khánh ngự lãm dư địa chí, tr 77,78,79.
[25]. Hương Khê 135 năm sđd, tr 199, 200.
[26]  Xếp theo thú tự từ hạ huyện lên thượng huyện, trích trong cuốn Lịch sử đảng bộ huyện Hương Khê.
[27]  Hương Khê - 135 năm…, sđd, tr 64, 65
[28]  Ngô Đức Thọ dịch và chú thích 1977: Đồng Khánh ngữ lãm dư địa chí,
tr 49- 50.
[29] Hương Khê 135 năm (1867 - 2002), sđd, tr 67.
[30] Hương Khê 135 năm (1867 - 2002), sđd, tr 67.
[31] Tư liệu giai đoạn từ 1945 - 2004 trích trong Hương Khê 135 năm (1867 -  2002), sđd tr 167 - 185; giai đoạn từ 2004 -  nay (2017) do Phòng Nội vụ - UBND huyện Hương Khê cung cấp.
2 Năm 1945, ngay sau khi giành được chính quyền, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện được thành lập. Ngày 24/02/1946, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân ở các địa phương (không kể thành phố Hà Nội) chỉ tiến hành ở cấp tỉnh và xã nên sau bầu cử, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện được đổi thành Ủy ban hành chính huyện mà không qua bầu cử.
1 Tư liệu về các đợt bầu cử Hội đồng nhân dân huyện hiện chưa sưu tầm đủ nên chỉ giới thiệu được danh sách Ủy ban hành chính.
[32] Tháng 3 năm 2010 đồng chí Phan Thị Tập  chuyển về tỉnh, đồng chí Thái Bá Tài được phân công nhiệm vụ Quyền chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện.

Không có nhận xét nào: