Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG KHU XỬ LÝ RÁC THẢI TẬP TRUNG HUYỆN HƯƠNG KHÊ (THÁNG 9/2019


   1.Tại sao phải xây dựng khu xử lý rác thải?  
           Trong những năm gần đây, kinh tế- xã hội huyện có bước phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, theo đó tình hình rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều nhưng chưa được thu gom xử lý theo quy định. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn huyện chưa có khu xử lý rác thải tập trung. Để xử lý rác thời gian qua chính quyền thị trấn và các xã lân cận đã vận động nhân dân tự đốt rác của gia đình mình. Tuy vậy số lượng rác nhiều, nhất là khu vực chợ, nhà hàng, khu đông dân cư không xử lý được. Để giải phóng rác tồn ứ đảm bảo mỹ quan và sức khỏe cho người dân, thời gian qua UBND Thị trấn đã trích ngân sách để thuê các đơn vị môi trường chở rác đi xử lý. Số tiền thuê xử lý rác từ đầu năm 2018 đến nay hơn 3.5 tỉ đồng.
         Nếu không sớm xây dựng điểm tập kết rác tạm thời và Khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung, dự báo trong thời gian tới tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ rất trầm trọng; ảnh hưởng đến sức khỏe Nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội. Nên, việc xây dựng Khu xử lý rác thải tập trung; điểm tập kết rác tạm thời là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và phải thực hiện.
2. Vị trí xây dựng khu xử lý rác ở đâu, phạm vi, quy mô của dự án như thế nào?
- Vị trí: Khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy
         - Tổng diện tích 14.143 m2,
         - Tổng mức đầu tư 23,3 tỷ đồng
         - Công nghệ sử dụng: Lò đốt SANKYO GF 1500 với công suất 1,0 tấn/giờ.
- Thời gian sử dụng:  15 năm.
         * Khu xử lý rác thải bao gồm các hạng mục như sau:
- Khu xây dựng công trình (gồm các hạng mục nhà trực, trạm cân, nhà điều hành, nhà phân loại và đặt lò đốt, khu vực xử lý nước thải, bể nước, bơm nước, trạm biến áp, hàng rào bao quanh...) với diện tích 1.648 m2;
- Khu chôn lấp tro xỉ: 1.800 m2;
- Đất giao thông (sân bê tông và đường giao thông): 2.988 m2;
- Đất cây xanh: 3.325 m2.
- Đất mái taluy: 921 m2;
- Đất phục vụ các hạng mục phụ trợ khác (hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, sân đường nội bộ, hệ thống cây xanh...): 3.461 m2
          - Đường hoàn trả dài 326,5 m (Điểm đầu: phía Đông của dự án, Điểm cuối: phía Tây của dự án).
3 . Công nghệ sử dụng là gì ??
Với đặc điểm Hương Khê là huyện miền núi, địa bàn rộng, có trên 90% dân số sản xuất nông nghiệp, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh không nhiều, do đó việc lựa chọn công nghệ xử lý bằng Lò đốt là phù hợp.
Theo đó, sẽ sử dụng Lò đốt SANKYO GF 1500 công suất 1 tấn/giờ, công nghệ Nhật Bản, xuất xứ từ Thái Lan; loại Lò này đã được lắp đặt ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước và đã được Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá phù hợp; Lò đốt này khi hoạt động có các thông số đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt (QCVN 61:2016/BTNMT).
4. Công nghệ Lò đốt có ưu điểm gì??
- Không xả nước thải ra môi trường: Theo tính toán thì nước rỉ rác hầu như không có, nhưng khi đầu tư Dự án vẫn xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác, nước vệ sinh khu vực Lò đốt để đảm bảo không thải ra ngoài. Nước rỉ rác và nước vệ sinh khu vực Lò đốt sau khi xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT sẽ được tái sử dụng để phục vụ tưới cây xanh trong khuôn viên Dự án và làm nguội tro xỉ trước khi đưa vào hố chôn lấp (Hố chôn lấp tro xỉ được thiết kế xây dựng theo TCXDVN 261:2001 và che bạt đầy đủ, nếu có nước từ hố chôn lấp tro xỉ cũng được đưa vào hệ thống xử lý).
- Giảm thiểu mùi hôi: Với công nghệ Lò đốt thì mùi hôi phát sinh chủ yếu tại khu vực tập kết rác thải và được xử lý bằng cách phun xịt chế phẩm EM (vi sinh vật hữu hiệu). Khu tập kết rác, được để trong nhà kho có diện tích trên 1.200m2 được che chắn, mùi hôi được quạt hút đưa vào lò đốt cùng với rác.
- Không phát sinh khí độc hại: Khí thải của lò đốt được xử lý bằng các giải pháp trao đổi nhiệt, xyclon thu bụi và hấp thụ bằng nước vôi để xử lý các thành phần hóa học, sau đó qua hấp thụ than hoạt tính đảm bảo xử lý triệt để đáp ứng quy chuẩn môi trường của Việt Nam QCVN 61-MT: 2016/BTNMT
5. Quy trình thu gom nước mưa được thực hiện như thế nào?
Khi có mưa, nước mưa chảy tràn khu vực dự án được thu gom bằng hệ thống mương riêng biệt, không lẫn với nước mưa từ hố chôn lấp tro xỉ và nước thải sinh hoạt trong khu vực dự án, sau đó lắng lọc, xử lý bằng các hố gas, thoát ra khe Cạn (phía Tây Bắc khu vực dự án)
6. Vị trí đó có ngập lụt không?
Cao độ nền hiện nay của khu vực Dự án từ 30m đến 62m;
Cao độ ngập lụt khu vực đó từ năm 2005 – 2018 là từ  10,3m đến 16,5m (năm 2010)
Cao độ san nền phần mặt bằng khu xử lý khống chế từ 41,0m - 41,2m. Hướng dốc từ Nam xuống Bắc.
Việc cao độ thiết kế san nền cao hơn nhiều so với cao độ ngập lụt sẽ đảm bảo dự án không bị ngập trong mùa mưa bão.
Do Dự án xử lý rác bằng công nghệ đốt được đặt trong nhà và kho cha rác có diện tích 1200m2 nên lượng nước rỉ rác hầu như không có phát sinh, tuy nhiên để đảm bảo triệt để không cho nước rỉ rác phát sinh ra ngoài môi trường thì Dự án cũng đã đầu tư Hệ thống thu gom nước rỉ rác gồm tuyến ống dẫn nước rỉ rác từ nhà chứa lò đốt và kho đựng rác về hồ xử lý nước thải và sau khi xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn cho phép theo quy định thì sử dụng bơm chân không bơm tưới cho cây xanh trong khu vực dự án. Thu gom nước thải sử dụng ống BTLT D300, tổng chiều dài L=18m.
Sẽ tiến hành chôn lấp các loại rác là chất vô cơ như: gạch, đá, cát, sỏi, bêtông, cùng với tro xỉ thải ra từ Lò đốt sẽ được xe đẩy vận chuyển đi chôn lấp theo đúng quy định.
Các ô chôn lấp được thiết kế theo TCXDVN 261: 2001 đảm bảo áp dụng cho bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Các ô chôn lấp theo hồ sơ thiết kế; tường xây bằng đá học M75, đáy lu lèn đạt K90 và có màng chống thấm bằng lớp màng HDPE dày 2mm. Giải pháp chống thấm được sử dụng màng HDPE dày 2mm, lớp màng này có độ bền trên 50 năm, hố chôn lấp được che đậy bằng bạt tiêu chuẩn đảm bảo không để nước mưa tràn vào. Đồng thời, cũng thiết kế hệ thống thu nước mưa trong trường hợp khi chôn lấp tro xỉ có mưa phát sinh nếu có nước sẽ có hệ thống thu nước về khu xử lý.
Quá trình chôn lấp tro xỉ được tiến hành như sau: Tro xỉ được đổ từng lớp vào hố và được đầm chặt để tiết kiệm thể tích chôn lấp (hệ số đầm nén là 0,7 - 0,8) và được chôn thành từng lớp. Hố chôn lấp khi được lấp đầy tro, xỉ thì được rải một lớp đất dày 30 cm đầm chặt và phủ một lớp bạt theo tiêu chuẩn nhằm ngăn không cho nước mưa tràn vào hố.
- Khi dự án đi vào hoạt động thì mùi phát sinh chủ yếu tại khâu thu gom, tập kết rác thải và được xử lý bằng cách phun xịt chế phẩm EM nên không phát sinh ảnh hưởng ra ngoài khu vực không cho phép.
- Khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của lò đốt được xử lý thông qua hệ thống xử lý khí thải của lò đốt SANKYO GF 1500.
+ Nhiệt độ của khí thải đi qua hệ thống được hạ nhiệt nhanh để tránh sự tái sinh của dioxin và furan.
+ Bụi và tro được tách bằng phương pháp ẩm.
+ Các chất Cl, SO2, CO2, NO2 …, được hấp thụ bằng dung dịch sữa vôi.
+ Thiết bị hấp phụ các khí độc còn sót lại bằng than hoạt tính.
Khí thải xả ra ngoài theo ống khói đáp ứng tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 61-MT:2016/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Vì sao chậm tiến độ ?
Dự án Khu xử lý chất thải rắn tập trung của huyện được UBND tỉnh thống nhất cho phép điều chỉnh từ vùng Khe Nác, xã Gia Phố sang Khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy từ tháng 3/2018 ; hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công
Tuy nhiên, theo đề xuất của một số hộ dân ở xóm 6, xóm 7, xã Gia Phố và xóm 1, xã Hương Thủy, một địa điểm đặt lò đốt khác được xem xét tại vùng Trọ Khướu-Trào Tráo, thuộc khoảnh 5, tiểu khu 208. Đề xuất này của người dân đã được tiếp thu và chỉ đạo thực hiện để xem xét tính khách quan của 2 vị trí.
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TNMT tiến hành hợp đồng với Viện Công nghệ môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để trực tiếp khảo sát, đánh giá khách quan giữa 02 vị trí nêu trên
Sau hơn 3 tháng thực hiện các công việc trên thực địa và phân tích các kết quả khảo sát, đã có kết quả đánh giá: việc đầu tư Dự án Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê bằng công nghệ Lò đốt tại vị trí số thuộc Khoảnh 6, Tiểu khu 208, xã Hương Thủy là phù hợp, đảm bảo tất cả các yếu tố về môi trường và kinh tế, xã hội hơn so với vị trí tại khoảnh 5, tiểu khu 208 do người dân đề xuất
- Xa khu dân cư hơn,
- Về môi trường đảm bảo hơn,
- Về kinh phí đầu tư Dự án thấp hơn
- Điều hiện kỹ thuật thi công thuận lợi hơn.
Sau khi có kết quả của Viện Công nghệ môi trường, hiện nay đã đầy đủ căn cứ để tiếp tục triển khai dự án.
11. Bao giờ triển khai thực hiện dự án?
Ngày 29/10/2019 cuộc đối thoại giữa người dân và chính quyền về việc thực hiện dự án khu xử lý rác thải rắn sinh hoạt tập trung ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất triển khai trong tháng 11/2019.


Không có nhận xét nào: